Biện pháp tiến hành truyền thông dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở huyện thường tín, hà nội (Trang 92 - 173)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

3.3.4. Biện pháp tiến hành truyền thông dựa vào cộng đồng

3.3.4.1. Nâng cao năng lực truyền thông tại chỗ và truyền thông hiện có

Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị truyền thông đối với hệ thống truyền thanh xã, truyền thanh thôn, xóm đảm bảo mọi người dân đều có thể tiếp nhận được thông tin chung.

Tăng cường chất lượng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của cộng đồng, yêu cầu thông tin không cần nhiều, dàn trải mà ngắn gọn, có chọn lọc, trực tiếp thông báo các rủi ro về tai nạn thương tích, thực trạng về tai nạn thương tích tại cộng đồng trong những năm qua để người dân thức tỉnh và hành động.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ truyền thông của cộng đồng thông qua việc tạo điều kiện để họ tham gia các lớp tập huấn kĩ năng, phương pháp truyền thông, kĩ năng xử lý các tình huống và những kiến thức chuyên môn về phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em…

Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, đổi mới các truyền thông hiện có, tuyên truyền những mô hình hay đã được cộng đồng áp dụng thành công như việc xây dựng thành công đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên dân

số, khuyến khích mọi đối tượng trong cộng đồng tham gia đào tạo để tuyên truyền rộng rãi hơn.

Tiến hành truyền thông liên tục đối với các thôn, xóm, cụm dân cư trong việc ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ có thể dẫn tới tai nạn thương tích như rào chắn các khu vực ao, hồ, sông ngòi; phân luồng giao thông; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu vực chợ…

Thông qua các sự kiện quan trọng, tiến hành củng cố các hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng, chú trọng phát triển các nhóm nòng cốt từ các tiểu hệ thống, xây dựng các phong trào nêu gương sáng, mẫu mực từ các chi bộ thôn, chi đoàn, hội đoàn thể, dòng họ… trong việc tham gia phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em.

3.3.4.2. Truyền thông qua đầu mối liên kết nguồn lực các tiểu hệ thống

Các tiểu hệ thống trong cộng đồng đó là chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội của xã, thôn, các câu lạc bộ, doanh nghiệp, tôn giáo và 3 trường học cũng như toàn thể người dân đều tham gia vào quá trình truyền thông dựa vào cộng đồng. Chính quyền địa phương là nguồn lực kết nối các hệ thống còn lại bằng các văn bản, chính sách, ra thông báo kêu gọi. Xuất phát từ đánh giá của cộng đồng về vai trò của người làm đầu mối liên kết, thì chính quyền địa phương được cộng đồng đánh giá cao nhất chiếm tới 82,5% (Nguồn: khảo sát bảng hỏi)

Chính quyền địa phương hỗ trợ về kinh phí, chính sách, liên kết mọi người (Đỗ Thị T, nữ, 45 tuổi, tiểu thủ công nghiệp)

Đại diện chính quyền địa phương với vai trò là người lãnh đạo cao nhất của cộng đồng sẽ lên phát biểu về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng và tính thiết thực của buổi truyền thông hôm nay. Từ đó kêu gọi và phát động toàn thể người dân nhiệt liệt hưởng ứng tham gia và ủng hộ. Điều quan trọng cần phải chỉ ra được những lợi ích sát sườn mà người dân được hưởng khi tham

gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng. Đây là động lực chính để mọi người dân hăng hái tham gia và tuyên truyền.

Thông qua việc chính quyền địa phương kêu gọi, phát động các tiểu hệ thống tham gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng, các tiểu hệ thống sẽ phát động đến các hội viên của mình về các nhiệm vụ cần thực hiện.

Hội phụ nữ: lựa chọn chị Phó chủ tịch Hội phụ nữ tham gia khâu tuyên truyền về sự cần thiết phải nâng cao nhận thức cho người dân về tai nạn thương tích trẻ em và các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích. Nhóm cộng tác viên phụ nữ tham gia khâu tổ chức sự kiện, tuyên truyền cho người dân biết và đến tham dự, lắng nghe, phát tài liệu, tranh, ảnh... về tai nạn thương tích trẻ em.

Đoàn thanh niên xã kết hợp với khối nhà trường dàn dựng các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội, tiết mục diễn kịch, một số trò chơi dân gian gắn với các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em.

Cán bộ y tế xã đóng vai trò truyền thông về các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em, hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu đối với tai nạn thương tích trẻ em thông qua tranh, ảnh, đĩa ghi hình và diễn tập thực tế để người dân nhận thức rõ hơn. Cán bộ y tế mời một số bà con nhân dân lên đóng vai với từng loại hình tai nạn thương tích thường gặp, chủ động hướng dẫn bà con về từng cách thức xử lý khắc phục ra sao và để người dân luân phiên thực hiện.

Cán bộ truyền thanh phát một số tranh ảnh, tài liệu mang thông điệp về tai nạn thương tích và cách phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em cho người dân, giải đáp những thắc mắc của người dân, tiếp tục kêu gọi người dân tham gia vào truyền thông dựa vào cộng đồng.

Trong quá trình truyền thông có thể kết hợp một số loại hình khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của bà con nhân dân trên diện rộng, hình thức đa dạng.

Cán bộ truyền thông xây dựng và hình thành nhóm nòng cốt, hạt nhân là cộng tác viên của dân số, y tế và truyền thanh, kết hợp với các đoàn thể phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, và những thành viên có uy tín trong cộng đồng: cán bộ, đảng viên, trưởng họ, chi, trưởng thôn, hưu trí... Mỗi nhóm nòng cốt xây dựng từ 3-5 thành viên, hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia, đã được tập huấn sơ bộ về tai nạn thương tích từ y tế cơ sở. Mỗi nhóm này sẽ bầu ra một trưởng nhóm tham gia phụ trách mảng giải đáp những thắc mắc của bà con đã tham gia truyền thông tập huấn nhưng vẫn còn băn khoăn, chưa rõ, hoặc chưa hiểu sâu. Loại hình này sẽ giúp cán bộ truyền thông và người dân có thời gian trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, nghe đánh giá trực tiếp từ phía người dân để có những thay đổi phù hợp với nhu cầu của người dân hơn.

Sau mỗi đợt truyền thông tại các sự kiện lớn trên, cán bộ truyền thông cần tiếp tục duy trì các loại hình này, có thể lồng ghép trong các hội nghị, các buổi giao lưu văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ cộng đồng...

Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, các đảng viên sẽ là nguồn lực quan trọng, có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền tới gia đình và những người hàng xóm xung quanh về các sự kiện sẽ tiến hành truyền thông, kêu gọi, vận động mọi người tham gia.

Bằng vào sự liên kết nguồn lực giữa các tiểu hệ thống, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng hệ thống sẽ tạo nên một đội hình đông đảo các thành phần, giới tính, trình độ…, có sự bổ sung, kết hợp, chia sẻ lẫn nhau tạo ra nguồn lực tổng hợp phục vụ cho mỗi sự kiện truyền thông dựa cào cộng đồng.

Tiểu kết chƣơng

Xây dựng mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng là một hoạt động cần thiết trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em khỏi các rủi ro về tai nạn thương tích. Nghiên cứu thực tế cho thấy, cần thiết phải xây dựng các biện pháp truyền thông dựa vào cộng đòng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em. Bên cạnh đó, cộng đồng xã Ninh Sở có nhiều nguồn lực từ phía các tiểu hệ thống trong cộng đồng như nguồn lực từ phía chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể; Trạm y tế xã, từ phía các nhà trường, các chủ doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo và chính bản thân mỗi người dân. Tuy nhiên các tiểu hệ thống này còn tồn tại rời rạc, chưa có sự kiên kết chặt chẽ do vậy mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng đóng vai trò thúc đẩy sự hình thành liên kết các tiểu hệ thống thông qua chính quyền địa phương là đầu mối liên kết các hệ thống.

Mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em được tiến hành thông qua các bước: xác định đối tượng truyền thông, xâu dựng tình huống truyền thông, thiết kế thông điệp truyền thông và biện pháp để truyền thông là nâng cao năng lực truyền thông hiện có và dựa vào đầu mối liên kết để tiến hành truyền thông.

KẾT LUẬN

Công tác xã hội là một khoa học mang tính liên ngành, nghiên cứu các vấn đề xã hội ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh tiếp cận khác nhau do đó khái quát và nổi bật được các vấn đề một cách sâu sắc. Trong luận văn Truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã Ninh Sở- huyện Thường Tín- thành phố Hà Nội, ứng dụng phương pháp công tác xã hội để có được góc nhìn tổng quan và khách quan nhất trong nhìn nhận và đánh giá thực trạng vấn đề, đưa ra những kiến giải phù hợp và xây dựng nên một phương pháp truyền thông hiệu quả nhất.

Kết luận chính của đề tài luận văn dựa trên thông tin thực tế thu thập được qua khảo sát bằng bảng hỏi được chọn ngẫu nhiên từ tất cả 200 người dân và qua phỏng vấn sâu 16 người bao gồm chính quyền, các đoàn thể xã hội, người dân, tôn giáo, doanh nghiệp, thành phần trí thức khác .... Luận văn đã đánh giá được tình hình tai nạn thương tích trẻ em tại địa phương. Hiện nay địa phương đã thực hiện được một số các biện pháp truyền thông phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em tuy nhiên những biện pháp truyền thông đó chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn bằng chứng là vẫn tồn tại tình trạng nhiều trẻ em bị tai nạn thương tích. Người dân xã nhận thức được rằng hiện nay tại địa phương có những biện pháp truyền thông phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em và họ có ý thức xây dựng các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tuy nhiên các biện pháp đó mang tính rời rạc và chưa thực sự mang lại hiệu quả tối đa.

Tại địa phương, có sự thiếu hụt trong các biện pháp truyền thông như người truyền thông, đội ngũ tuyên truyền viên có chuyên môn, kiến thức, kinh phí cho các hoạt động, thiếu hụt về thông điệp truyền thông, thiếu hụt sự liên kết tham gia của cả cộng đồng; mặt khác cộng đồng có nhu cầu cao được tham gia truyền thông dựa vào cộng đồng, có nguồn lực mạnh mẽ về truyền thông như các ngày lễ lớn, đội ngũ cộng tác viên, kinh phí và phương tiện hỗ trợ từ các doanh nghiệp, sự đồng lòng nhất trí của chính quyền, các đoàn thể

chính trị xã hội và nhân dân. Như vậy cần thiết phải xây dựng một kiểu hình truyền thông mới phù hợp hơn nhằm khắc phục và phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em. Căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, chúng tôi đề xuất và áp dụng phương pháp truyền thông dựa vào cộng đồng nhân các sự kiện lớn của cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã Ninh Sở- huyện Thường Tín- thành phố Hà Nội là nhóm biện pháp hữu hiệu nhất.

Mặt khác, cộng đồng xã Ninh Sở có nhu cầu và những nguồn lực trong việc truyền thông nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em như người truyền thông, các sự kiện lớn để tiến hành truyền thông, sự đồng thuận từ chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức... và cộng đồng dân cư. Thông qua việc đánh giá nhu cầu và khảo sát thực tiễn cộng đồng, tiến hành lựa chọn thực hiện mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em cho người dân.

Truyền thông dựa vào cộng đồng có thể coi là một mô hình hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong mục tiêu bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro của tai nạn thương tích, xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn nhất cho sự phát triển của trẻ em- những chủ nhân tương lai của đất nước

KHUYẾN NGHỊ

Tiếp tục chủ trương duy trì hình thức truyền thông dựa vào cộng đồng trên theo rộng, sử dụng kết hợp với các truyền thông chuyên biệt (như tuyên truyền đến tận hộ gia đình hoặc mở các lớp tập huấn về phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em cho đối tượng cán bộ, giáo viên và cả người dân địa phương, thích hợp từng đối tượng) nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trog cộng đồng.

Với mỗi gia đình cần là người tuyên truyền, hướng dẫn trẻ em những kiến thức phòng và ngừa liên quan đến tai nạn thương tích. Trong môi trường gia đình, cần có sự bố trí hợp lý, an toàn các thiết bị có nguy cơ gây thương tích cho trẻ em, hướng tới xây dựng mô hình “ngôi nhà an toàn” cho trẻ em.

Dưới sự tác động của việc xây dựng mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng, người dân đã có những kiến thức cơ bản trong việc bảo vệ con em mình khỏi các rủi ro từ tai nạn thương tích. Họ đều nhận thức được rằng, truyền thông dựa vào cộng đồng là một hoạt động cần thiết cần được duy trì và phát triển nhân rộng trong cộng đồng.

Để phát huy quyền trẻ em, tức là phải phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và nguồn lực của các tiểu hệ thống trong cộng đồng nhằm xây dựng cho trẻ em một môi trường sống an toàn nhất để trẻ em phát triển lành mạnh.

Đây là một nghiên cứu xây dựng kế hoạch và biện pháp can thiệp liên kết trên lý thuyết, hướng đến sự tiếp nhận và thay đổi hành động cho cộng đồng, có thể trong quá trình thực hiện sẽ tồn tại những hạn chế nhất, thiếu sót, song trong một phạm vi nhất định, người dân xã Ninh Sở sẽ đạt được mục tiêu taọ sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của người dân đối với việc phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh và Phạm Việt Cường, Tạp chí y tế công cộng, (2004), Chấn thương: một số kết quả sơ bộ từ cuộc điều tra chấn thương quốc gia đầu tiên tại Việt Nam

2. Lê Vũ Anh, Tạp chí y tế công cộng (2004), Đuối nước ở trẻ em

3. Vũ Ngọc Bình (1995), Quyền trẻ em trong pháp Luật quốc gia và quốc tế,

(tuyển chọn), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4. Vũ Ngọc Bình (1997), Những điều cần biết về Quyền trẻ em, NXB.CTQG Hà Nội

5. Trịnh Hoà Bình – Thân Trung Dũng (2006), Nhận thức của Trẻ em về Quyền trẻ em, Tạp chí Gia đình và Trẻ em (kỳ I)

6. Trịnh Hoà Bình, Đặng Nam và cộng sự, (2001) Nhận thức và dư luận xã hội qua 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em,

7. Bộ Y tế và Unicef (2004), Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em

8. Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, Bộ Y tế (2007), Thống kê tử vong do tai nạn thương tích 2005-2006

9. Chính phủ (2004) “Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em 2004”, chương 1, điều 1

10. Thân Trung Dũng (2005), Lạm dụng trẻ em ở Việt Nam – Vấn đề đặt ra trong xã hội hiện đại, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, (kỳ I tháng 8) Chuyên luận, Trung tâm truyền thông – vận động - xã hội, Hà Nội

11. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động

12. Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

14. Liên Hiệp Quốc (1997), Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

15. Liên Hợp Quốc (2008), Báo cáo của chuyên gia nghiên cứu Liên hợp quốc độc lập về bạo lực đối với trẻ em

16. Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia, 1996.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em tại địa bàn xã ninh sở huyện thường tín, hà nội (Trang 92 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)