Tái sinh cổ tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp huyền thoại trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 53 - 74)

5. Cấu trúc luận văn

2.3 Tái sinh cổ tích

Như chúng ra đã biết truyện cổ tích thoát thai từ huyền thoại. Nhìn bề ngoài, huyền thoại và truyện cổ tích có những điểm tương đồng nhau nhưng giữa chúng vẫn có những tiêu chí riêng để phân biệt thể loại. Sang đến thời kì hiện đại, tư duy huyền thoại và tư duy truyện cổ tích dần dần xâm nhập vào văn học, tạo ra những hình thức thể loại mới với cốt truyện mang màu sắc giả huyền thoại, giả cổ tích. Khảo sát những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy kiểu cốt truyện

mang màu sắc huyền thoại, giả cổ tích xuất hiện khá nhiều. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không chỉ kế thừa những tinh hoa văn hóa dân gian mà ông còn sáng tạo lại dân gian, tạo thêm những huyền thoại mới từ những huyền thoại đã có với cái nhìn “lạ hóa” của con người hiện đại, ẩn chứa những “nghịch lí phản cổ tích”. Theo đó, đây không phải là truyện cổ đúng nghĩa mà nó là thứ truyện cổ của thời hiện đại, mang hơi thở của cuộc sống hôm nay. Ẩn đằng sau những tự sự hiện đại, dưới vỏ bọc của lối giả cổ tích, các vấn đề của cuộc sống hiện đại hôm nay được phơi bày trước mắt chúng ta một cách trần trụi nhất. Ở đó, ranh giới giữa thực và ảo, giữa cuộc sống đời thường và cổ tích, giữa quá khứ và hiện tại dường như bị xóa nhòa.

Lối viết giả huyền thoại, giả cổ tích được thể hiện rõ nhất trong chùm mười câu chuyện Những ngọn gió Hua Tát. Không gian huyền thoại của chùm truyện được mở ra với vẻ đẹp mê người của bạt ngàn “hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt”, với vẻ đẹp huyền bí, hùng vĩ của thung lũng Hua Tát “ba bề bốn bên là núi cao bao bọc” hay những hồ nước nhỏ “nước gần như không bao giờ cạn”. Không gian huyễn ảo của núi rừng Hua Tát còn tiếp tục được mở ra với những màn sương mù lung bung, bàng bạc nên “nhìn người và vật chỉ thấy những nét nhòa nhòa đại thể”. Trên nền vẻ đẹp mê người của không gian huyền thoại ấy, Nguyễn Huy Thiệp dẫn dắt người đọc đến với những câu chuyện cổ giống “như những bông hoa dại, màu vàng nhạt, bé như khuy áo, điểm đâu đó quanh rào trong các ngõ nhỏ. Đàn ông ngậm hoa này trong miệng uống rượu không bao giờ say”, hay những “viên đá cuội trắng, có gân đỏ, mảnh như sợi chỉ nằm kín đáo nơi lòng suối” có thể dùng làm thứ bùa phép cho những người chồng không bao giờ dám mơ tưởng đến người phụ nữ khác. Như vậy, mở đầu chùm truyện, Nguyễn Huy Thiệp đã dẫn dắt người đọc đến với không gian huyền thoại đậm chất kì ảo của núi rừng Hua Tát. Đây được coi là một không gian lý tưởng, một không gian “nền” cho nhà văn xây dựng nên những câu chuyện cổ tích nửa hư nửa thực về những con người và sự kiện đặc biệt đã tồn tại bao đời trong tâm thức những người dân bản với một niềm ngưỡng vọng tuyệt đối, mà như tác giả khẳng định ở phần đầu truyện “Những người sống trong chuyện cổ bây giờ đều không còn nữa…họ đã biến thành đất bụi và tro than cả. Tuy vậy,

linh hồn của họ vẫn bay thấp thoáng trên các khau cút nhà sàn” [62, tr. 480]. Chính sự xuất hiện của một chuỗi sự kiện bất bình thường và những con người đặc biệt ấy đã tạo nên sự phát triển của hệ số cảm xúc, làm nền cho mạch phát triển của cốt truyện. Qua đó những truyền thuyết có trong lịch sử của dân bản Hua Tát càng trở nên đậm màu sắc kì ảo, huyền thoại hơn bao giờ hết.

Để tiện cho việc theo dõi, bảng thống kê dưới đây ghi lại những sự kiện không bình thường làm thay đổi mạch diễn biến của cốt truyện và cách kết thúc truyện trong chùm mười truyện Những ngọn gió Hua Tát:

S TT Tên tác phẩm Biến cố chính Kết thúc 1 1

Trái tim hổ “Năm ấy, Hua Tát sống trong mùa đông khủng khiếp. Trời trở chứng, cây cối khô héo vì sương muối, nước đóng thành băng. Mùa đông ấy, trong rừng Hua Tát xuất hiện một con hổ dữ”…Người ta đồn con hổ có trái tim khác thường, trái tim ấy là thứ thuốc quý, có thể chữa lành mọi loại bệnh.

Chàng trai mồ côi Khó giết được con hổ dữ nhưng trái tim nó đã bị đánh cắp. Pùa và Khó chết dần sau câu chuyện đó.

2 2

Con thú

lớn nhất

“Cuối năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt, không có dấu chân một con thú nào trong rừng”. Người ta đồn Then đã bắt đầu trừng phạt.

Sự trừng phạt của Then với vợ chồng lão thợ săn bằng cái chết thảm thương.

3 3

Nàng Bua Năm ấy, không hiểu sao rừng Hua Tát củ mài nhiều vô kể”.

Nàng Bua chết khi trở dạ đẻ đứa con thứ mười trong đống

Nàng Bua và lũ con đào được một cái hũ sành sứt mẻ trong có chứa những thoi vàng, thoi bạc lấp lánh. Nàng Bua trở nên giàu có, được mọi người kính trọng. mền chăn ấm áp. 4 4 Tiệc xòe vui nhất Cuộc thi kén rể để kén chồng cho người đẹp Hà Thị E, tìm ra người có đức tính quý nhất mà khó kiếm nhất. Chàng Hặc mồ côi chứng minh được lòng trung thực của mình, cưới được con gái trưởng bản làm vợ. Cả bản Hua Tát xòe suốt một tuần trăng để ăn mừng.

5 5

Sói trả thù Người thợ săn giết được con sói cái tinh khôn và mang một con sói con đẹp nhất đàn sói về nuôi để làm bạn cùng đứa con trai duy nhất của mình.

Con chó sói điên dại cắn chết đứa con trai duy nhất của ông Hoàng Văn Nhân.

6 6

Đất quên Cuộc gặp gỡ giữa ông Lò Văn Pành và cô gái tên Muôn xinh đẹp. Ông già tám mươi tuổi đem lòng yêu say đắm cô gái Muôn trẻ trung và muốn cưới cô về làm vợ.

Ông già Lò Văn Pành không vượt qua nổi thử thách của bố Muôn. Ông chết vì bị vỡ tim.

7

Chiếc tù và bị bỏ quên

Sự xuất hiện của loài sâu đen kì lạ trong rừng Hua Tát mà dân bản gọi là “thần trùng” làm trụi sạch hết lá cây trong rừng: “Năm ấy, bỗng dưng trong rừng Hua Tát xuất hiện

Nạn dịch sâu đen được tiêu diệt. Cả bản Hua Tát mở hội ăn mừng, chiếc tù và được đặt trang trọng trên ngai thờ.

một loại sâu đen kì lạ”. 8

8

Sạ Sự xuất hiện của nhân vật

cùng tên tác phẩm Sạ - một kẻ điên rồ, liều lĩnh, khát khao lập nên những sự tích phi thường.

Sạ chết trong niềm tiếc thương vô hạn của dân bản Hua Tát. Người ta cử hành đám tang cho Sạ trang trọng như đám tang một vị vương hầu.

9 9

Nạn dịch Sự xuất hiện của nạn dịch tả ở bản Hua Tát vào một ngày thời tiết kì lạ: “vừa nắng chang chang, vừa mưa như trút”

Nạn dịch tả cướp đi sinh mạng của nhiều người trong đó có đôi vợ chồng Lù và Hếnh. Dân bản Hua Tát gọi ngôi mộ chôn hai người là mộ tình chung thủy.

1 10

Nàng Sinh Hòn đá ở miếu thờ chàng Khó không ai nhấc được, duy chỉ có nàng Sinh bé nhỏ, mồ côi nhấc được nó lên. Sinh bóp nhẹ hòn đá ấy, trong phút chốc hòn đá bỗng tan thành nước trước mặt mọi người.

Nàng Sinh được vị hoàng đế cải trang vi hành sắm váy, áo mới, trở nên xinh đẹp lạ thường. Về sau, nàng sống sung sướng, hạnh phúc bên phu quân.

Trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng lối kết cấu đơn giản, đó là kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính. Theo đó, các sự kiện được phân bố, sắp xếp với nhau theo một trình tự nhất định: sự kiện nào xảy ra trước, kể trước, sự kiện nào xảy ra sau, kể sau. Sự kiện xảy ra trước làm tiền đề cho sự kiện xảy ra sau, ngược lại sự kiện xảy ra sau lại bổ sung thêm ý nghĩa cho những sự kiện xảy ra trước. Các sự kiện nối tiếp nhau, vận động theo quy luật nhân quả. Trong tất cả mười câu chuyện của chùm truyện, Nguyễn Huy Thiệp đều lựa chọn cách thức mở đầu đơn giản, giới thiệu ngắn gọn về nguồn gốc, lai lịch xuất

thân của nhân vật. Đó chính là công thức mở đầu quen thuộc trong truyện cổ tích. Mở đầu câu chuyện Trái tim hổ, nhà văn miêu tả khái quát về vẻ đẹp của cô gái tên Pùa: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên Pùa. Sắc đẹp của nàng khắp các mường không ai bì kịp, da trắng như trứng gà boc, tóc mượt và dài, môi như son đỏ” [62, tr. 480]. Tương tự như vậy, trong truyện Con thú lớn nhất, Nguyễn Huy Thiệp cũng mở đầu một cách đơn giản: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường nào chuyển đến. Họ dựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gẫn rừng ma. Nhà ấy chỉ có hai vợ chồng đều luống tuổi” [62, tr. 484]. Hay trong Nàng Bua, câu chuyện mở đầu thật ngắn gọn: “Ở Hua Tát có một người đàn bà đặc biệt là Lò Thị Bua…Bua là một thiếu phụ duyên dáng. Người nàng cao lớn, đôi hông to khỏe, thân hình lẳn chắc, bộ ngực nở nang mềm mại. Nàng lúc nào cũng tươi cười, tràn trề thứ ánh sáng cuốn hút lòng người” [62, tr. 488]. Ngoài ra, chúng ta cũng bắt gặp cách mở đầu đơn giản này trong những truyện ngắn còn lại trong chùm truyện: Tiệc xòe vui nhất, Sói trả thù, Đất quên, Chiếc tù và bị bỏ quên, Sạ, Nạn dịch, Nàng Sinh. Không chỉ lựa chọn cách thức mở đầu đơn giản, ngắn gọn, trong tất cả câu chuyện trong chùm truyện, bóng dáng của truyện cổ tích còn hiện lên qua chuỗi các sự kiện bất bình thường, làm thay đổi mạch diễn biến của cốt truyện: Sự xuất hiện của con hổ dữ vào một mùa đông khắc nghiệt chưa từng có: “Trời trở chứng, cây cối khô héo vì sương muối, nước đóng thành băng”…(Trái tim hổ) [62, tr. 481]; Vợ chồng lão thợ săn bị trừng phạt vào thời điểm cuối năm “Cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt, không có dấu chân một con thú nào trong rừng…” (Con thú lớn nhất) [62, tr. 486]; Bua và các con tìm được kho báu khi “Năm ấy, không hiểu sao rừng Hua Tát củ mài nhiều vô kể” (Nàng Bua) [62, tr. 490]; Cuộc thi kén rể cho người đẹp Hà Thị E diễn ra lúc trời đại hạn “Tất cả các mó nước đều đã cạn khô” (Tiệc xòe vui nhất) [62, tr. 496]; Ông lão Pành gặp tình yêu cuối đời mình giữa một cơn dông dữ dội kèm theo mưa như trút (Đất quên); Dịch tả ập xuống bản Hua Tát “vào một ngày thời tiết kỳ lạ: vừa nắng chang chang, vừa mưa như trút” (Nạn dịch) [62, tr. 514]; Bản Hua Tát trở nên tiêu điều bời sự xuất hiện của một loài sâu đen: “Năm ấy, bỗng dưng trong rừng Hua Tát xuất hiện một loại sâu đen kỳ lạ” (Chiếc tù

và bị bỏ quên) [62, tr. 506]. Như vậy, chúng ta thấy rằng kiểu sắp xếp các sự kiện, biến cố theo một trật tự tuyến tính trong chùm mười truyện Những ngọn gió Hua Tát rất giống với kiểu sắp xếp thời gian, sự kiện trong truyện cổ tích xưa.

Về mặt thời gian, khảo sát mười câu chuyện trong Những ngọn gió Hua Tát, chúng ta thấy phần lớn thời gian mang tính chất phiếm định, theo kiểu cổ tích dân gian. Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều trạng từ chỉ thời gian không xác định trong phần mở đầu các câu chuyện. Trái tim hổ, Con thú lớn nhất là những câu chuyện mở đầu với lối dẫn truyện bằng các trạng từ thời gian phiếm định: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên là Pùa…” (Trái tim hổ) [62, tr. 480]; “Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường nào chuyển đến…” (Con thú lớn nhất) [62, tr. 484]. Đôi khi, các trạng từ ấy lại xuất hiện giữa mạch truyện, gắn liền với những biến cố, sự kiện bất bình thường. Đất quên, Con thú lớn nhất, Nàng Bua,

Chiếc tù và bỏ quên, Sói trả thù là những câu chuyện điển hình cho lối dẫn truyện này. Theo đó, các trạng từ thời gian phiếm định luôn đi kèm với một sự kiện bất bình thường nào đó, làm cho mạch cốt truyện phát triển đi lên theo mối quan hệ nhân quả: “Năm ấy, Hua Tát sống trong một mùa đông khủng khiếp…” (Trái tim hổ) [62, tr. 481]; “Năm ấy, không hiểu sao rừng Hua Tát củ mài nhiều vô kể…” (Nàng Bua) [62, tr. 490]; “Năm ấy, bỗng dưng trong rừng Hua Tát xuất hiện một loại sâu đen kỳ lạ…” (Chiếc tù và bị bỏ quên) [62, tr. 506]; “Cuối năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt…” (Con thú lớn nhất) [62, tr. 486]; “Hôm ấy, ông Pành cưỡi ngựa tới gần Mường Lưm thì trời đã tối. Một cơn mưa đá dữ dội ập đến…” (Đất quên) [62, tr. 503]; “Hôm ấy, khi người nhà chuẩn bị động dao giết lợn thì xảy ra một việc kinh người…” (Sói trả thù) [62, tr. 501]. Bên cạnh đó, trong một số truyện ngắn, các trạng từ thời gian phiếm định lại đi kèm với kết thúc truyện: “Cuối năm ấy, Bua lấy một người thợ săn hiền lành, góa vợ và không con cái..” (Nàng Bua) [62, tr. 491]; “Từ đấy, ở bản Hua Tát, sáng sáng lại có một hồi tù và vang dội cất lên…” (Chiếc tù và cũ kỹ) [62, tr. 510]; “Còn nhớ chuyện ấy, bây giờ có lẽ chỉ rất ít người” (Trái tim hổ) [62, tr. 484]. Như vậy, với lối dẫn truyện theo kiểu thời gian quá khứ, mang tính chất phiếm định, nhà văn Nguyễn

Huy Thiệp đã tạo nên một màu sắc cổ tích phảng phất trong chùm truyện Những ngọn gióHua Tát. Người đọc như được tác giả dẫn dắt vào mê cung của những câu chuyện cổ tích xa xưa, một thế giới của quá khứ hoang đường, thế giới mà như tác giả đã khẳng định ngay từ đầu, các nhân vật đã “hóa thành đất bụi và tro than cả”. Thế nhưng không để người đọc phiêu diêu quá lâu trong thế giới huyền thoại ấy, nhà văn đột ngột kéo họ trở về với thực tại bằng quan điểm, đánh giá đầy tính triết lý của con người hiện đại. Chẳng hạn: “Có hề gì, đằng nào thì sống ở đời gan ruột chẳng phải cào xé nhiều lần” (Nạn dịch) [62, tr. 514]; “Lớp trẻ bây giờ không thể suy nghĩ bằng nước lã được, đã đành…” (Tiệc xòe vui nhất) [62, tr. 492]; “Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao điều phù du” (Trái tim hổ) [62, tr. 482]…Có thể nói sự xuất hiện của những lời bình luận trữ tình ngoại đề đan cài với thời gian phiếm định theo kiểu cổ tích dân gian đã giúp Nguyễn Huy Thiệp xóa nhòa rằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, đời xưa và đời nay. Điều đó làm cho quá khứ đột ngột ngưng trệ ở hiện tại, tiếng ngày xưa trở thành tiếng nói của hôm nay. Sự đan cài giữa thời gian quá khứ và thời gian hiện tại đã nên những hiệu ứng nghệ thuật bất ngờ cho mười câu chuyện trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát, góp phần giúp nhà văn chuyển tải được những vấn đề của cuộc sống hiện tại.

Không chỉ vay mượn dân gian ở cốt truyện mang màu sắc huyền thoại, giả cổ tích với cách thức mở đầu ngắn gọn và lối dẫn truyện thời gian quá khứ mang tính chất phiếm định mà trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát, Nguyễn Huy Thiệp một lần nữa tái sinh cổ tích trong cách xây dựng những kết thúc mang đậm màu sắc dân gian. Nhờ đó, nhà văn tạo ra một sự mới mẻ cho những câu chuyện nửa hư nửa thực của mình. Trong truyện cổ dân gian, kết thúc câu chuyện các mâu thuẫn được giải quyết một cách triệt để, trọn vẹn. Theo đó, mọi câu chuyện cổ tích đều kết thúc theo hướng giải quyết tích cực: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Kết thúc có hậu ở mỗi câu chuyện cổ tích thể hiện ước mơ của nhân dân về công bằng, lẽ phải, người hiền lành tốt bụng cuối cùng sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Khác với truyện cổ tích, trong văn học hiện đại, cách kết thúc này được các nhà văn biến hóa cho phù hợp với dụng ý nghệ thuật của mình. Có những truyện khi kết thúc

mâu thuẫn đã được giải quyết một cách triệt để, nhân vật hiền lành tốt bụng được hưởng cuộc sống hạnh phúc, giàu sang, ngược lại có những câu chuyện có kết thúc bỏ ngỏ, mâu thuẫn xung đột chưa được giải quyết dứt điểm. Nhân vật chính dù tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp huyền thoại trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 53 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)