Thực trạng quá trình thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới tại huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 57 - 58)

1.3.2 .Vai trò quản lý của chính quyền địa phương

2.2. Thực trạng quá trình thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở

Giai đoạn 2016 - 2018, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo cơ sở thực hiện, một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta là Chương trình MTQG về xây dựng NTM. Nhận thấy tiềm năng phát triển, huyện Sa Pa đã lựa chọn xã Nậm Cang là xã thí điểm cho chương trình xây dựng NTM. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và khó khăn đối với địa phương bởi xuất phát điểm của địa phương là khá thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trình độ dân trí chưa đồng đều, nguồn thu ngân sách của vùng còn hạn hẹp.

Khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM, địa phương gặp phải rất nhiều khó khắn, vướng mắc. Chương trình MTQG là vấn đề còn khá mới mẻ, người dân còn bỡ ngỡ, thêm vào đó là thái độ dửng dung, thờ ơ và thiếu niềm tin khiến cho chính quyền địa phương gặp rất nhiều khó khăn… Điều này bắt nguồn từ chính lối sống theo lề thói, kinh nghiệm cùng với trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn hạn chế. Đảng bộ, chính quyền địa phương, MTTQ và các tổ chức chính trị khác đã nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân tin vào các nghị quyết, chính sách của Đảng và

Nhà nước, góp phần chung tay xây dựng thành công Chương trình MTQG về NTM tại địa phương. Xác định xây dựng NTM là một chương trình lớn, là cơ hội quan trọng để đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nên ngay sau khi có các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và huyện về thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, lãnh đạo xã đã nhanh chóng xây dựng, triển khai rộng rãi các Nghị quyết chuyên đề, phân công công việc cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú như tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, qua các buổi họp ở thôn, bản, khẩu hiểu, panô, áp phích…; phát động hưởng ứng thi đua cùng nhau chung sức xây dựng NTM lồng ghép vào ngày hội đại đoàn kết ở các khu dân cư. Những việc làm này đã góp phần nâng cao nhận thức của chính cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân, chủ động phát huy nội lực, tham gia xây dựng NTM.

Chương trình xây dựng NTM của địa phương diễn ra từ năm 2011 tới năm 2018, là quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của các ban ngành, đoàn thể từ huyện tới xã, đặc biệt là cấp cơ sở và toàn thể nhân dân. HTCT CCS đã phát huy hiệu quả vai trò của mình trong xây dựng NTM tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới tại huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 57 - 58)