Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của các tổ chức chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới tại huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 80 - 83)

2.2.2 .Vai trò của chính quyền địa phương

2.3.2. Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của các tổ chức chính quyền

cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên HĐND xã, UBND xã nên ban hành các văn bản chỉ đạo được cụ thể hóa, xúc tích, ngắn gọn, dễ hiểu để nhân dân dễ hiểu và nắm bắt được một cách đúng đắn, rõ ràng về Chương trình Mục tiêu quốc gia về NTM. Huyện Sa Pa là huyện đa sắc tộc, đa văn hóa, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, triển khai xây dựng NTM trên toàn huyện là bước đi quan trọng có thể làm thay đổi đời sống nhân dân theo chiều hướng tích cực. HĐND xã và UBND xã cần tiến hành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM; cử những cán bộ là người đồng bào, tiến hành vận động các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong làng. Đồng thời, nội dung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cũng được viết ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng phù hợp với trình độ dân trí tại địa phương. Chính quyền cấp huyện cần sát sao trong công tác giám sát quá trình xây dựng NTM, cắt cử cán bộ thường xuyên tham gia các cuộc họp hàng tháng, hàng quý tại các xã; cùng với cán bộ xã đến thăm, vận động,

động viên những hộ gia đình còn khó khăn, biểu dương những gia đình có đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng NTM,…. Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiết với nhân dân, vận động nhân dân tích cực tham gia vào quá trình xây dựng NTM, góp phần thực hiện thành công quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Xây dựng NTM thành công sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế tại vùng sâu, vùng xa, những vùng còn nhiều khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tại đây. Tuy nhiên, huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách còn gặp nhiều khó khăn. Vận động người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức đồng thời vận động đóng góp từ các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động tại địa phương; kịp thời đề xuất, kiến nghị xin hỗ trợ từ ngân sách huyện, tỉnh và Nhà nước trong quá trình xây dựng NTM tại địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng nợ đọng diễn ra sau quá trình xây dựng NTM - một vấn đề mà địa phương nào cũng đang gặp phải. HĐND xã và UBND xã cần phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể các cấp nhằm thực hiện hiệu quả quá trình huy động vốn đầu tư xây dựng NTM cho địa phương một cách hiệu quả thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động.

Nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng và triển khai các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là vấn đề mà bất kỳ một cấp chính quyền nào của Việt Nam cũng quan tâm. Chính quyền địa phương cần thực hiện cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ cơ sở trong công tác quản lý với tinh thần chủ động, sáng tạo đề cao trách nhiệm cá nhân. Các quy hoạch, các công tác chỉ đạo, quản lý, phương hướng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân cần được chính quyền địa phương quan tâm đặc biệt và có các phương án triển khai phù hợp. Trong quá trình giải quyết các thủ tục, các khiếu nại tố cáo của người dân thì cần thực hiện công minh, tránh rườm rà gây sách nhiễu, khó khăn trong giải quyết khó khăn cho nhân dân. Chính bởi vậy, công tác đào tạo, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên; tiến hành các phong trào thi đua theo tinh thần Chỉ thị số 03 về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là điều cấp thiết. Đồng thời, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên cần tự trau dồi kiến thức cũng như đạo đức của mình trong

quá trình làm việc.

Hiện tượng đại biểu HĐND cấp xã, UBND cấp xã làm việc thiếu tích cực, chống đối, quá trình làm việc kém hiệu quả vẫn là một hiện tượng phổ biến. Việc tổ chức giám sát, thanh lọc những đại biểu hoạt động kém hiệu quả; lựa chọn, bổ sung các đại biểu không là đảng viên trong quần chúng nhân dân, điều này vừa tạo được sự tin tưởng của nhân dân vào hàng ngũ của Đảng lại tạo sự khách quan trong công tác xây dựng và quản lý tại địa phương. Thêm vào đó, hình thức hoạt động của HĐND cấp xã chủ yếu là thông qua các kỳ họp theo luật định. Các kỳ họp bất thường cũng có được tổ chức khi xã xuất hiện vấn đề bức xúc nảy sinh trong đời sống nhân dân, tuy nhiên, chất lượng của các cuộc họp này chủ yếu là báo cáo thống kê của UBND cấp xã trong quá trình thực hiện các chỉ thị, nghị quyết cấp trên; trong khi đó, vấn đề an sinh xã hội, khúc mắc đang diễn ra tại địa phương lại chưa được quan tâm đúng mức khi mà vấn đề này mang tính quyết định thì HĐND cấp xã lại chưa lưu tâm tới. Tuy nhiên, chính vấn đề này lại ảnh hưởng trực tiếp tới vai trò của HTCT CCS trong xây dựng NTM. Để nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo triển khai các nghị quyết, chính sách thì việc tăng cường sự phối hợp giữa Chính quyền địa phương với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội khác góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời khắc phục tình trạng hoạt động hình thức của HĐND cấp xã, xứng đáng là cơ quan đại diện cho ý chí của dân.

Đối với UBND cấp xã, để tránh hiện tượng quan liêu đồng thời giảm bớt ách tắc trong khâu quản lý, giải quyết công việc của Nhà nước cần có sự phân công rành mạch các chức năng giữa các thành phần cán bộ, tiến tới chuyên môn hóa các chức danh trong UBND cấp xã. Trong công tác triển khai các nghị quyết, chính sách cần dựa trên thực tiễn của địa phương để xây dựng các kế hoạch thực hiện phù hợp; đồng thời nâng cao trách nhiệm cũng như năng lực của người đứng đầu UBND cấp xã, đảm bảo tính công bằng, dân chủ và hiệu quả hoạt động. Quá trình hoạt động của UBND cấp xã cần có sự phối kết hợp đặc biệt đối với MTTQ và các đoàn thể chính trị khác nhằm tạo sự đồng thuận, cũng như khuyến khích sự tham gia của toàn

thể nhân dân với chính quyền xã trong quá trình xây dựng NTM. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo cần thực hiện tốt, tránh để đơn thư tồn đọng, đơn khiếu nại vượt cấp diễn ra, gây mất lòng tin đối với nhân dân; tránh hiện tượng quan liêu, hách dịch đối với nhân dân; phát huy tích cực quyền làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Chính quyền địa phương được cấu thành từ hai bộ phận là HĐND xã và UBND xã. Mỗi bộ phận lại nắm giữ những vị trí quan trọng khác nhau đối với quá trình xây dựng NTM, do vậy, để quá trình xây dựng NTM đạt được hiệu quả, HĐND xã và UBND xã cần kết hợp chặt chẽ với nhau trong công tác triển khai, phối hợp thực hiện, giám sát để kịp thời xử lý những vấn đề khó khăn nảy sinh cũng như đẩy mạnh những yếu tố tích cực, thúc đẩy quá trình xây dựng NTM diễn ra với tốc độ nhanh và đạt hiệu quả.

Đối với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, tạo nên sự đồng bộ của các tổ chức của HTCT CCS là điều quan trọng. Trong đó, nội dung, phương thức hoạt động cần đảm bảo đúng nguyên tắc, mục đích, bảo vệ thiết thực quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các hội viên, đoàn viên nhằm nâng cao công tác vận động quần chúng góp sức xây dựng NTM. Để thực hiện tốt khâu tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng phong trào xây dựng NTM thì cán bộ cần nắm vững các chính sách, pháp luật, tuyên truyền vận động sâu rộng quá trình xây dựng NTM. Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và xây dựng mối quan hệ giữa các cơ cấu tổ chức của xã sẽ tạo điều kiện giúp cho quá trình chỉ đạo xây dựng NTM đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới tại huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)