Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới tại huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 83 - 103)

2.2.2 .Vai trò của chính quyền địa phương

2.3.3. Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở

Huyện ủy Sa Pa đã xây dựng Đề án số 13 trên cơ sở ban hành Quyết định số 13-QĐ/HU ngày 25 tháng 08 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững vàng về tổ chức, mạnh về đội ngũ, nâng cao năng lực chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên giai đoạn 2016 - 2018”. Trong hơn hai năm, hoạt động của đội ngũ cán bộ cũng có những bước Huyện Sa Pa cần có sự thay đổi về phương thức bồi dưỡng, đổi mới trong công tác tập huấn cho các cán bộ

cấp cơ sở về xây dựng NTM để nâng cao chất lượng, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo tại địa phương. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các cán bộ cấp xã, cấp huyện đi thăm quan các vùng thực hiện hiệu quả quá xây dựng NTM, các mô hình sản xuất kinh tế, nuôi trồng,…. để tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm, học tập và ứng dụng linh hoạt các kinh nghiệm vào quá trình xây dựng NTM tại địa phương.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sa Pa lần thứ XXII; Đề án số 18-ĐA/TU, ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Tỉnh ủy Lào Cai về đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên (gọi tắt là đề án số 18 của Tỉnh ủy), Huyện ủy Sa pa đã xây dựng Đề án số 17-ĐA/HU, ngày 25 tháng 08 năm 2016 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Kiểm tra, giám sát, thanh tra và phòng chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2016- 2020. Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một đề án có quy mô lớn, mang tính lâu dài, còn nhiều khó khăn, nhiều vướng mắc đòi hỏi sự hoạt động linh hoạt, hiệu quả của cả HTCT CCS, do vậy, cần có đội ngũ cán bộ đầy đủ cả đức và tài để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong quá trình xây dựng NTM. Hiện nay, tình trạng quan liêu, tham nhũng đang diễn ra trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, giáo dục phẩm chất đạo đức, chống thoái hóa biến chất cho đội ngũ cán bộ cơ sở là vấn đề hàng đầu. Xây dựng NTM huy động vốn đầu tư lớn, đây sẽ là mục tiêu khai thác của một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất. Tình trạng tham nhũng diễn ra không chỉ gây thất thoát về tài sản quốc gia mà còn gây mất niềm tin trong nhân dân về toàn HTCT nói riêng, về Đảng và Nhà nước nói chung. Do vậy, bên cạnh việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ xã, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt, nâng cao trình độ cán bộ cơ sở; cần thực hiện song song việc phòng, chống tham nhũng diễn ra trong nội bộ Đảng và chính quyền cơ sở. Tuy trình độ chuyên môn của cán bộ đạt ở mức cao nhưng hiệu quả hoạt động còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên, mỗi đảng viên cần tự xây dựng lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tự rèn luyện về mọi mặt của bản thân nhất là năng lực lãnh đạo, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của mình và luôn tỉnh táo trước âm mưu chia rẽ của kẻ thù.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, đổi mới và thực hiện đồng bộ các quy định, quy chế về bố trí và luân chuyển cán bộ, tăng cường kinh phí cho đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng NTM là điều hết sức quan trọng đối với quá trình xây dựng NTM.

Tiểu kết Chƣơng 2

Phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của HTCT CCS là vấn đề quan trọng trong xây dựng NTM tại huyện Sa Pa. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của HTCT CCS cần thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, thực hiện phòng, chống quan liêu, tham nhũng của cán bộ, đảng viên, đấu tranh với các hành vi suy thoái về đạo đức lối sống trong nội bộ đảng. Các bộ phận trong HTCT CCS cần phối hợp chặt chẽ với nhau, tham gia tích cực vào phong trào xây dựng NTM đồng thời, phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong HTCT CCS để tránh tình trạng ỷ lại, thiếu tính trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để xây dựng thành công NTM cần kết hợp nguồn lực của toàn xã hội, khơi dậy sức dân, trí tuệ và sự chủ động, sáng tạo của người dân; lấy cán bộ, đảng viên làm nòng cốt, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể hành động,... Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta khi triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia, quá trình xây dựng NTM tại huyện Sa Pa chỉ thành công khi có sự chung tay xây dựng của toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang từng bước chuyển mình theo hướng CNH-HĐH, việc xây dựng các đề án mang tầm Quốc gia để thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước là điều tất yếu. Chương trình MTQG về xây dựng NTM được xem như một giải pháp khá toàn vẹn khi hướng tới thay đổi và kiện toàn về mọi mặt nông thôn Việt Nam. Những xã được chọn làm xã thí điểm và hoàn thành 19 chỉ tiêu xây dựng NTM đã cho thấy những kết quả khả quan, bộ mặt nông thôn được thay đổi về mọi mặt, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng tăng lên. Trước khi xây dựng NTM, huyện Sa Pa là một huyện ở vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế của người dân gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu nhờ vào nông nghiệp với phương thức canh tác lạc hậu, thô sơ, hiệu quả kinh tế chưa cao, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, trình độ dân trí còn thấp,; đời sống văn hóa tinh thần chưa được chú trọng; HTCT CCS chưa phát huy được hiệu quả, hoạt động mang tính hình thức trong khâu quản lý, chỉ đạo… Sau khi thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM trên toàn huyện đã có thay đổi về mọi mặt: Đời sống người dân ngày càng cao, nỗi nhọc nhằn, bấp bênh trong cuộc sống của cũng theo đó được cải thiện. Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh đón 2,5 triệu lượt khách du lịch, thì có hơn 70% trong số đó lựa chọn Sa Pa làm điểm đến để nghỉ dưỡng và tham quan các bản, làng. Trong thời gian tới, HTCT CCS cần phát huy hiệu quả vai trò của mình kết hợp với sức mạnh của nhân dân để tạo bước chuyển biến tích cực, đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Những kết quả đã đạt được của huyện Sa Pa là minh chứng cho sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong khâu chỉ đạo triển khai xây dựng Chương trình MTQG trên phạm vi cả nước. Xây dựng NTM là không chỉ là nhiệm vụ của riêng tổ chức hay cá nhân mà cần có sự cố gắng, nỗ lực của toàn xã hội trong đó HTCT CCS nắm vai trò là hạt nhân lạnh đạo ở cơ sở. HTCT CCS là lực lượng gần dân, trực tiếp thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, là bộ phận nắm bắt rõ về tình hình địa phương cũng như đánh giá được tính đúng đắn, phù hợp, tính hiệu quả của các văn bản được triển khai của địa phương mình, đồng thời là bộ phận trực tiếp xây dựng niềm tin của nhân dân, là cầu nối

giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước vững bước trên con đường hội nhập quốc tế, nhiệm vụ trước hết là xây dựng NTM với tốc độ nhanh chóng thông qua sự phát triển về HTCT CCS, thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và nhân dân; xây dựng tinh thần tự giác, tính chủ động của nhân dân trong thời kỳ phát triển kinh tế mới, đặc biệt là những vùng kinh tế khó khăn trên địa bàn huyện Sa Pa. Có thể nói, HTCT đặc biệt là HTCT CCS giữ vị trí trọng yếu, quyết định tới kết quả của quá trình xây dựng NTM ở từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, BCH Trung ương Đảng khoá IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn”, kiện toàn HTCT từ trên xuống là một vấn đề cần được quan tâm, chú trọng để phát huy hiệu quả tối đa của HTCT, đặc biệt là nâng cao vai trò của HTCT CCS trong xây dựng NTM ở nước ta hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Hoàng Chí Bảo (2004), “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”,

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT về

hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

3.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10/2009), Chiến lược phát triển nông

nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020.

4.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông

thôn mới, Nxb. Lao động.

5.Vũ Chất (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Trẻ.

6.Nguyễn Hữu Đại (2017), Sổ tay xây dựng nông thôn mới 2017 - Hướng dẫn thực

hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Nxb. Nông nghiệp.

7.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 17TQ/TƯ của Hội nghị lần thứ

năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,

NXb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb. Lao động - Xã hội.

12. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb. Lao động - Xã hội.

13. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.

14. Huyện ủy Sa Pa (2016), Báo cáo kết quả triển khai Chương trình mục tiêu

15. Huyện ủy Sa Pa (2016), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại huyện Sa Pa năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

16. Huyện ủy Sa Pa (2017), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu

quốc gia về xây dựng Nông thôn mới 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 tại huyện Sa Pa.

17. Huyện ủy Sa Pa (2018), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu

quốc gia về xây dựng nông thôn mới 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2018.

18. Http://bannoichinh.laocai.org.vn

19. Http://sapa.laocai.gov.vn

20. Http://www.laocai.gov.vn

21. Http://huyenuysapa.laocai.org.vn

22. Vũ Trọng Khải (2015), Phát triển nông nghiệp nông thôn việt Nam hiện nay:

Những trăn trở và suy ngẫm, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà Nội.

23. Nguyễn Thế Kỷ (2014), “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, Nxb. Nông

nghiệp.

24. Lê Hữu Nghĩa (2009), Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước

ta hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.

25. Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thị Bích

Hiệp (2004), Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn, Nxb. Nông nghiệp Hà

Nội.

26. Nguyễn Quốc Phẩm (2000), “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời

sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Phạm Ngọc Quang (1996), “Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị nhằm phát huy

hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động”, Tạp chí Triết học, số 3.

29. Đặng Đình Tân (2002), “Chính quyền cấp xã - những vấn đề đặt ra hiện nay”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Đặc san số 3.

30. Chu Văn Thành (2004), “Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải

pháp đổi mới”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đỗ Thị Thạch - Phạm Thành Nam (2006), Hệ thống chính trị cấp cơ sở với

việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hiện nay, Nxb. Lý luận chính trị Hà Nội.

32. Nguyễn Văn Thảo, Trần Xuân Sầm (1999), “Đổi mới và tăng cường hệ thống

chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Phú Trọng (2008), “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 “Về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn”.

35. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban

hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

36. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt

Chương trình Mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới.

37. Phan Kế Vân (2011), Quản lý Nhà nước về nông thôn, Nxb. Khoa học và kỹ

thuật Hà Nội.

38. Nguyễn Văn Vĩnh (2005), “Góp phần đẩy lùi nguy cơ, bảo đảm ổn định và

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01

BỘ TIÊU CHÍ VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Nhóm 1: Quy hoạch

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

1.1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới.

1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội

Tiêu chí 2: Giao thông

2.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ giao thông vận tải đạt 100%.

2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ giao thông vận tải đạt 70%.

2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%.

2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 65%).

Tiêu chí 3: Thủy lợi

3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. 3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 50%.

Tiêu chí 4:

4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn.

Tiêu chí 5:

Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia đạt ≥ 70%.

Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn Hóa - Thể Thao - Du Lịch tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của các Trung tâm văn hóa - thể thao xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới tại huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 83 - 103)