Thực trạng chuyển giao và tiếp nhận công nghệ y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ trong lĩnh vực y tế giữa các bệnh viện công lập, (Trang 43)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Thực trạng chuyển giao và tiếp nhận công nghệ y tế

2.2.1. Chủ thể chuyển giao công nghệ

Chủ thể chuyển giao công nghệ y tế là các bệnh viện tuyến trung ương, đây là nơi là nơi tập trung các chuyên gia y tế loại giỏi, đầu ngành đã làm chủ nhiều công nghệ y tế hiện đại, trong số này cần phải kể đến các bệnh viện tại Hà Nội, đó là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện K. Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, 2 bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất.

Mặc dù các bệnh viện tuyến trung ương làm chủ nhiều công nghệ hiện đại, nhưng lại không có trách nhiệm chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tuyến dưới, hay nói cách khác, trong nhiều năm ngành y tế chưa xây dựng được chính sách chuyển giao công nghệ giữa các bệnh viện công lập.

Luận văn xin khảo sát trường hợp Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện Bạch Mai có quy mô 1400 giường bệnh với tổng số CBCC là 2000 (bao gồm 1800 thuộc biên chế và hợp đồng của Bệnh viện và 200 CBCC Trường Đại học Y Hà Nội thường xuyên công tác tại Bệnh viện).

bệnh và nhân dân cả nước. Hàng năm số lượng bệnh nhân đến khám là 350.000 đến 450.000 người. Số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình từ 50.000 đến 60.000 người. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh lúc nào cũng quá tải (trên 100%). Ngày điều trị trung bình đạt từ 10 - 12 ngày. Số xét nghiệm và các công nghệ thăm dò chức năng tăng cao (2.000.000 – 2.500.000 lượt XN). Tỷ lệ tử vong hạ thấp so với những năm trước đây 2- 3% (trước 1995), nay chỉ còn 0 ,82 %.

Năm 2004 và đầu năm 2005 Bệnh viện lại điều trị và khống chế thành công bệnh viêm phổi do virus cúm type A. Góp phần dập tắt dịch: “Cúm gà” - H5N1 ở Việt Nam.

Nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại được ứng dụng có hiệu quả trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh như công nghệ sử dụng máy X- Quang tăng sáng truyền hình, chụp mạch 2 bình diện, chụp cắt lớp vi tính CT Scanner, siêu âm Doppler màu… sử dụng công nghệ nong mạch vành có giá đỡ, nong van tim, mổ tim hở, điều trị ung thư gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, bằng phương pháp nút mạch, công nghệ hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán mô tế bào học, công nghệ lọc máu… 83 công nghệ cao đã được áp dụng trong những năm qua đã góp phần chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, cứu sống nhiều bệnh nhân hiểm nghèo, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong 2 năm 2012, 2013 đã tiến hành chuyển giao 162 công nghệ cho các bệnh viện tuyến dưới.

Bệnh viện là cơ sở nghiên cứu khoa học y học của ngành. Các Viện, Trung tâm, Khoa, Phòng trong toàn bệnh viện hàng năm đã thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở, trung bình mỗi năm đã hoàn thành trên dưới 100 đề tài có giá trị ứng dụng thực tế vào công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực. Nhiều đề tài đã nghiệm thu xuất sắc, nhiều GS đã được nhận những giải thưởng cao quý về nghiên cứu khoa học của Nhà nước, nhiều bằng Lao động sáng tạo, bằng khen cuả Bộ Khoa học công nghệ, Bộ y tế, Tổng liên

đoàn Lao động Việt Nam đã được trao cho các tập thể và cá nhân, đánh giá cao những thành quả nghiên cứu khoa học của bệnh viện.

Bệnh viện đã có nhiều sáng kiến cải tiến trong công tác quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý bệnh viện:

- Tổ chức khoán quản cho một số khoa (Thận nhân tạo, Chẩn đoán hình ảnh và Hóa sinh). Thành lập một số khoa mới, nâng cấp một số đơn vị thành Trung tâm, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, quản lý hồ sơ bệnh án, chuyển bệnh nhân, nâng cao chất lượng người bệnh;

- Hợp đồng với các công ty chuyên trách về công tác vệ sinh, bảo vệ, dịch vụ ăn uống, siêu thị … đã giải quyết được tình trạng thiếu biên chế, nâng cao chất lượng công tác lên nhiều lần, thực hiện được khẩu hiệu “ Sạch như Bệnh viện, đẹp như công viên”, công tác trật tự trị an được bảo đảm, phục vụ tốt bệnh nhân và CBCC tạo điều kiện cho bệnh nhân an tâm điều trị, CBCC an tâm công tác.

Từ năm 2011 đến 2013, bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện chuyển giao được 86 kỹ thuật y tế cho bệnh viện tuyến dưới, riêng bệnh viện đa khoa Phú Thọ đã nhận chuyển giao các công nghệ dưới đây.

- Công nghệ đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới phòng ngừa thuyên tắc phổi. - Công nghệ đo dự trữ lưu lượng động mạch vành.

- Điều trị tiêu sợi huyết đường động mạch (can thiệp nội mạch) cho bệnh nhân nhồi máu não do tắc các động mạch lớn nội so.

Tuy nhiên bệnh viện đã tiến hành chuyển giao một số công nghệ y tế sau nhưng chuyển giao không thành công:

- Điều trị bệnh tim bằng công nghệ can thiệp qua da: đóng thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, nong van động mạch phổi, van hai lá bị hẹp.

2.2.2. Chủ thể nhận chuyển giao công nghệ:

Các bệnh viện tuyến dưới, bao gồm tuyến huyện và tuyến tỉnh là nơi phục vụ việc khám chữa bệnh cho phần lớn bệnh nhân, nhưng do năng lực công nghệ hạn chế (năng lực công nghệ được hiểu là bao gồm cả nhân lực y tế và trang thiết bị y tế), dẫn đến năng lực khám, chữa bệnh cũng hạn chế, kéo theo hậu quả bệnh nhân dồn hết lên tuyến trên gây nên tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Để có thể nâng cao năng lực công nghệ y tế cho các bệnh viện tuyến dưới, nhu cầu được nhận chuyển giao công nghệ y tế của các bệnh viện tuyến dưới là có thật, rất cần. Nhưng do chưa có chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa các bệnh viện công lập, do đó công nghệ y tế hiện đại vẫn chưa thể đến với các bệnh viện này.

Luận văn xin khảo sát trường hợp chủ thể cần nhận công nghệ y tế ở tuyến tỉnh, đó là Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là Bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Phú Thọ, được xếp loại Bệnh viện hạng I và với biên chế giường bệnh 1300 giường trong đó 800 giường kế hoạnh và 500 giường bệnh xã hội hoá, tổng số nhân lực viên chức bệnh viện 960 người, trong đó có 300 bác sĩ.

Bệnh viện có 43 khoa, phòng (35 Khoa, 7 Phòng chức năng và 1 Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao 11 tầng). Hàng ngày Bệnh viện tiếp đón trung bình từ 900 - 1000 lượt người đến khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình 1000 - 1200 người, do đặc điểm vị trí địa lý số bệnh nhân của các tỉnh lân cận chiếm khoảng 36%. Báo cáo thống kê của Bệnh viện cho thấy tình hình mắc các bệnh tim mạch, ung bướu ngày một tăng. Năm 2012, số bệnh nhân tim mạch tại Bệnh viện là 2953 người, năm 2011 là 3259 người, năm 2012 (tính đến tháng 9) là 3124 người. Số người đến khám và điều trị bệnh ung bướu tăng từ 2313 người năm 2012 lên 5008 người năm 2013. Nhiều bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên do thiếu trang thiết bị, công nghệ hiện

đại trong chẩn đoán, thiếu bác sĩ chuyên ngành, gây quá tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Chuyên ngành tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là một trong 5 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai với các gói công nghệ chuyên ngành sẽ được đào tạo chuyển giao như: chẩn đoán và điều trị đồng bộ về nội khoa và các bệnh lý trong lĩnh vực tim mạch; can thiệp chụp động mạch não, động mạch vành, động mạch chi, nong và đặt Stent mạch vành, mạch ngoại vi; nút động mạch gan, nút động mạch tử cung…

Chuyên ngành Ung bướu, Bệnh viện đa khoa tỉnh là một trong 6 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện K với các nội dung cơ bản là thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh chuyên ngành Ung bướu, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng trang thiết bị, đào tạo chuyển giao các công nghệ chuyên ngành như: chẩn đoán ung thư; hóa trị liệu trong ung thư; phẫu thuật điều trị ung thư; điều trị chống đau, chăm sóc giảm nhẹ; điều trị xạ trị trong ung thư bằng máy gia tốc; chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán ung thư; nội soi chẩn đoán ung thư; giải phẫu bệnh, tế bào học chẩn đoán ung thư và y học hạt nhân chẩn đoán, điều trị ung thư.

Chuyên ngành ngoại chấn thương, Bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức với những công nghệ chuyên ngành được đào tạo chuyển giao như: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật tim mạch lồng ngực, phẫu thuật tiêu hóa, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật cột sống, chẩn đoán hình ảnh…

Trong giai đoạn là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức từ 2005- 2009, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã đạt được các kết quả khám chữa bệnh tích cực, được đánh giá là một điển hình thành công của Đề án Bệnh viện vệ tinh mà Bộ Y tế thí điểm triển khai. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có đội ngũ phẫu thuật viên làm chủ được những công nghệ ngoại khoa thông thường và bắt

sống, thần kinh, lồng ngực, gan, mật… Kể cả những bệnh nhân nặng như chấn thương sọ não, vỡ gan, đa chấn thương….cũng được phẫu thuật tại Bệnh viện. Trước khi chưa triển khai đề án Bệnh viện vệ tinh, mỗi năm có đến 22% bệnh nhân ngoại khoa đến khám, cấp cứu được bệnh viện đa khoa Phú Thọ chuyển lên bệnh viện Việt Đức. Nhưng đến nay tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến chỉ còn 2,4%. Nhờ trở thành vệ tinh của bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện đã có 5 khoa ngoại, được trang bị thêm 3 phòng mổ đồng bộ và hiện đại, 6 bộ dụng cụ chuyên khoa, 2 máy thở…

2.3. Khảo sát trƣờng hợp chuyển giao công nghệ không thành công

2.3.1. Chuyển giao công nghệ điều trị bệnh tim bằng công nghệ can thiệp qua da (công nghệ stent) qua da (công nghệ stent)

- Mô tả công nghệ

Can thiệp mạch vành qua da là một công nghệ dùng một loại ống thông nhỏ (catheter) để đưa một bóng nhỏ vào lòng động mạch vành bị tắc rồi nong và đặt Stent (giá đỡ) để làm tái thông dòng máu. Trái với phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành cần mở lồng ngực, can thiệp động mạch vành có thể thực hiện chỉ bằng cách mở một lỗ nhỏ trên da để đưa catheter vào động mạch ở đùi hay cổ tay. Người bệnh sẽ được gây tê tại vùng chọc nên nhìn chung, thủ thuật này không gây đau hơn một lần lấy máu làm xét nghiệm. Bệnh nhân vẫn luôn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Khi chụp mạch vành, bác sĩ của bạn sẽ chỉ cho bạn động mạch vành bị hẹp/tắc, vị trí tắc nghẽn và mức độ tổn thương có cần được can thiệp nong và đặt stent hay không. Quá trình thực hiện thủ thuật thường được tiến hành trong vòng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân có thể về nhà sau 1 – 2 ngày tính từ khi kết thúc thủ thuật.

Chụp và can thiệp nong, đặt stent động mạch vành qua da giải quyết tình trạng hẹp tắc trong động mạch vành, giúp tưới máu cho cơ tim tốt hơn trong mọi điều kiện hoạt động gắng sức của bệnh nhân và do đó, cho phép bệnh nhân có thể hoạt động trở lại mà không xuất hiện cơn đau thắt ngực. Trong trường hợp nhồi máu cơ tim, cùng với việc điều trị bằng thuốc

tối ưu, thủ thuật này là một biện pháp giúp tái tưới máu động mạch vành để hạn chế bớt vùng cơ tim tổn thương do thiếu máu, đồng thời cũng giúp phòng tắc hẹp tái phát, hạn chế cơn đau thắt ngực trở lại.

Trước khi chụp hay đặt stent động mạch vành, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn hoặc thân nhân của bạn tại sao cần thực hiện công nghệ này, dự kiến phương pháp tiến hành ra sao và những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Với những tiến bộ trong trang thiết bị, phương tiện hồi sức và thuốc hỗ trợ, chụp và can thiệp động mạch vành qua da đã an toàn hơn và nguy cơ của nó đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên nó vẫn là một thủ thuật xâm nhập gây chảy máu và có thể xảy ra những nguy cơ nhất định.

Những nguy cơ của thủ thuật này bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng với thuốc cản quang sử dụng trong khi chụp, nguy cơ tổn thương mạch máu, đột quỵ và suy thận. Ngoài ra, cũng có một tỷ lệ nhất định các stent đã đặt có thể đột ngột bị tắc lại gây ra nhồi máu cơ tim cần phải can thiệp lại hoặc làm cầu nối cấp cứu, thậm chí cả tử vong. Khả năng xảy ra tai biến hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo thống kê của các nghiên cứu lớn trên thế giới, nguy cơ tai biến cần can thiệp cấp cứu hay tử vong liên quan đến công nghệ chụp động mạch vành là khá thấp (chỉ 1 đến 2%).

Trước khi thực hiện chụp động mạch vành, bệnh nhân cần được dùng đầy đủ một số thuốc như aspirin, clopidogrel,… cũng như cần dừng một số loại thuốc khác bạn đang dùng như thuốc đái tháo đường nhóm metformin hay coumadin. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang có thể phải dùng một số thuốc chống dị ứng trước thủ thuật ít nhất 1 ngày để giảm nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng nặng nề.

Chụp và can thiệp động mạch vành có thể được tiến hành qua động mạch vùng bẹn, khuỷu hay cổ tay. Vùng làm thủ thuật sẽ được làm sạch và cạo lông, sát khuẩn sạch và phủ vải vô khuẩn xung quanh. Bác sĩ làm thủ

vào động mạch. Qua ống này, một catheter dẫn đường đặc biệt sẽ được đưa vào để lái theo động mạch đến động mạch vành. Sau đó, một dây dẫn rất nhỏ và mỏng được luồn qua ống thông trên để đưa đến vị trí tổn thương rồi xuyên qua chỗ tắc trong lòng động mạch vành. Tuỳ thuộc vào tổn thương của động mạch vành, bác sỹ có thể dùng một bóng nhỏ đặc biệt đưa vào nong chỗ hẹp tắc trong động mạch vành hay không. Quả bóng này giúp mở chỗ tắc bằng cách ép mạnh mảng xơ vữa vào thành mạch làm mở thông động mạch. Có thể cần nong một vài lần tiếp theo với những cỡ bóng to hơn hay với áp lực cao hơn để giảm mức độ tắc nghẽn. Thông thường, nong động mạch vành bằng bóng có thể làm mức độ hẹp giảm đi từ 20 – 30%. Cuối cùng, một hoặc một vài stent sẽ được đặt vào vị trí tổn thương để giảm tỷ lệ tái hẹp sau can thiệp.

Trong công nghệ đặt stent, một stent được đặt bên ngoài quả bóng nong gắn trên đầu một dây dẫn đặc biệt. Khi quả bóng nong được bơm căng sẽ làm mở stent và ép vào thành động mạch vành. Khi dây dẫn mang quả bóng được rút ra, stent sẽ nằm lại trong lòng mạch, có tác dụng như một giá đỡ làm cho lòng mạch không co hẹp lại.

Công nghệ stent phủ thuốc có tác dụng làm giảm nguy cơ mảng xơ vữa phát triển trở lại sau một thời gian. Thuốc được phủ lên các mắt lưới trên stent. Sau khi stent được đưa vào trong động mạch vành, thuốc dần dần được phóng thích vào thành mạch trong vài tuần hoặc vài tháng.

Khi động mạch vành bị tắc chỉ được điều trị với nong bằng bóng đơn thuần, nguy cơ của hẹp tái phát gây triệu chứng (đau ngực tái phát) là khoảng 30%. Nếu đặt stent, nguy cơ này giảm xuống khoảng 20% còn nếu đặt stent

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ trong lĩnh vực y tế giữa các bệnh viện công lập, (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)