Đánh giá bất cập trong chuyển giao công nghệ qua ý kiến chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ trong lĩnh vực y tế giữa các bệnh viện công lập, (Trang 61 - 75)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Đánh giá nguyên nhân chuyển giao công nghệ

2.4.5. Đánh giá bất cập trong chuyển giao công nghệ qua ý kiến chuyên gia

Để khảo sát những bất cập dẫn đến khó khăn trong chuyển giao công nghệ y tế giữa các bệnh viện công lập, tác giả Luận văn đã tiến hành lấy ý kiến chuyên gia.

Câu hỏi: Xin Ông cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ y tế giữa các bệnh viện công lập.

Trả lời:

Về thuận lợi:

- Bộ Y tế có nhiều văn bản chỉ đạo rất quyết liệt về việc yêu cầu các bệnh viện tuyến trên phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chuyển giao công nghệ, công nghệ tiên tiến trong điều trị, chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến dưới. Đây là thuận lợi quan trọng, tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành của Bộ về nội dung này (Ví dụ: Đề án 1816 về tăng cường Bác sĩ tuyến trên cho tuyến dưới; đề án bệnh viện Vệ tinh)

- Một số bệnh viện tuyến trên sẵn sàng chuyển giao y tế nếu có yêu cầu của Bệnh viện tuyến dưới.

chuyển giao (chủ yếu việc chuyển giao phải lấy kinh phí từ nguồn thu của cả hai bệnh viện chuyển giao và nhận chuyển giao). Từ trước tới nay việc chuyển giao công nghệ giữa các bệnh viện chủ yếu được thực hiện khi có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu của Bộ Y tế, các bệnh viện chưa có riêng sân chơi của mình trong hoạt động này, họ không được quyền tự quyết có giao hay không giao, nhận hay không nhận, chủ yếu vẫn phải do Bộ Y tế chỉ đạo họ mới làm. Có lẽ việc làm này không gắn với quyền lợi của các bệnh viện nên họ không thiết tha.

- Bệnh viện tiếp nhận: sau khi nhận chuyển giao cũng khó phát triển được vì thiếu cán bộ công nghệ trình độ cao để duy trì hoạt động của công nghệ được chuyển giao.

Câu hỏi: cần chính sách gì để thực hiện thành công việc chuyển giao công nghệ y tế giữa các bệnh viện công lập?

Trả lời:

- Thứ nhất, nên có chính sách khuyến khích các bệnh viện tuyến trên chuyển giao công nghệ Y tế cho các bệnh viện tuyến dưới. Ví dụ: Chính sách khuyến khích bằng nguồn Tài chính cấp hàng năm cho các bệnh viện chuyển giao và nhận chuyển giao; Chính sách giao chỉ tiêu chuyển giao cho các bệnh viện và coi đó là tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm cho các bệnh viện…

- Thứ hai, bộ Y tế cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc chuyển giao Công nghệ và công nghệ y hiện đại, tổng kết và rút kinh nghiệm.

- Thứ ba, các bệnh viện tuyến dưới cũng cần có kế hoạch chủ động, nâng cao trình đô cho đội ngũ cán bộ công nghệ , không nên có thái độ trông chờ và ỷ lại các bệnh viện tuyến trên.

(Người trả lời: Nam số 02, 52 tuổi, QLYT tuyến TW)

Như vậy, theo ý kiến chuyên gia những khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ y tế giữa các bệnh viện công lập xuất phát từ yếu tố nhân lực nhận chuyển giao và tài chính cho việc chuyển giao. Việc chuyển giao công

nghệ giữa các bệnh viện mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, hô hào chung chung, không có động lực thúc đẩy các bệnh viện thực hiện chuyển giao công nghệ. Các bệnh viện không được tự quyết trong việc chuyển giao hay tiếp nhận công nghệ, bệnh viện chuyển giao thì bị ép buộc bởi mệnh lệnh hành chính, bệnh viện nhận chuyển giao buộc phải nhận khi Bộ Y tế chỉ đạo.

Để tìm hiểu tiếp những nguyên nhân gây khó khăn cho việc chuyển giao công nghệ y tế giữa các bệnh viện công lập, tác giả Luận văn tiếp tục xin ý kiến chuyên gia quản lý y tế ở tuyến dưới.

Câu hỏi: Xin Ông cho biết những khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ y tế giữa các bệnh viện công lập.

Trả lời:

Những khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ y tế giữa các bệnh viện công lập được thể hiện trên các mặt:

- Việc chuyển giao công nghệ giữa các bệnh viện công lập nhiều khi không được lãnh đạo các bệnh viện quan tâm, họ ít hào hứng với việc này, thậm chí còn thấy nhiều phiền toái và khó khăn. Ví dụ: nếu tiếp nhận Công nghệ mới thì cần phải có cán bộ kỹ thuât, cần cử Bác sĩ đi học để duy trì công nghệ hoặc công nghệ mới, điều này khiến các bệnh viện (hầu hết là đang thiếu nhân lực, thiếu Bác sĩ);

- Nếu tiếp nhận công nghệ họ phải tuyển thêm cán bộ công nghệ (điều này là khó vì bị ràng buộc bởi số lượng biên chế có hạn). Nếu cử Bác sĩ đi học để tiếp nhận công nghệ sẽ khó khăn vì các bệnh viện đang cần bác sĩ để tham gia vào công tác điều trị.

- Mặt khác, việc tiếp nhận công nghệ hay công nghệ y tế mới thì thu nhập của cán bộ y tế vẫn thế, không có gì thay đổi, giả sử bệnh nhân có nhiều lên thì họ lại phải chịu áp lực chuyển tuyến để tránh quá tải bệnh viện.

Hai nữa là, nhận hay không nhận, chuyển giao hay không chuyển giao thì không ảnh hưởng gì đến ngân sách hàng năm do Bộ y tế cấp, không ảnh hưởng gì đến phong trào thi đua, khen thưởng nên họ không thiết tha.

(Người trả lời: Nam, số 18, 56 tuổi, QLYT tuyến tỉnh)

Như vậy, theo ý kiến chuyên gia những khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ y tế giữa các bệnh viện công lập xuất phát từ yếu tố tổ chức hệ thống bệnh viện, nhân lực nhận chuyển giao, quản lý việc cấp ngân sách tài chính cho hoạt động của bệnh viện tuyến dưới: bên nhận chuyển giao công nghệ y tế.

Việc chuyển giao Công nghệ giữa các bệnh viện công lập khó thực hiện vì công nghệ và công nghệ hiện đại là tài sản riêng của các bệnh viện lớn, là thứ để thu hút bệnh nhân (bệnh viện càng nhiều bệnh nhân, càng tốt) do vậy họ không dễ gì chuyển giao cho bệnh viện tuyến dưới nếu không có lợi. Với lại chuyển giao đi rồi bệnh viện lớn cũng chẳng có lợi lộc gì, chả có hợp đồng chuyển giao nào giàng buộc trách nhiệm của hai bên.

Bệnh viện tuyến dưới tiếp nhận Công nghệ cũng khó có điều kiện để duy trì vì gặp phải vô số khó khăn về con người, về tài chính.

(Người trả lời: Nam số 02, 45 tuổi, bác sĩ bên chuyển giao)

Ý kiến này cho thấy công nghệ và công nghệ hiện đại là tài sản riêng của các bệnh viện lớn, là thứ để thu hút bệnh nhân (bệnh viện càng nhiều bệnh nhân, càng tốt). Như vậy, xét trên khía cạnh lợi ích và độc quyền thì không dễ gì các bệnh viện tuyến trên chuyển giao công nghệ cho bệnh viện tuyến dưới khi không có quyền lợi phát sinh cho việc chuyển giao.

2.5. Phân tích chính sách thúc đẩy chuyển giao và tiếp nhận công nghệ giữa các bệnh viện công lập hiện có:

Hiện nay Bộ Y tế đã ban hành một số Chính sách nhằm tăng cường sự chuyển giao công nghệ giữa các bệnh viện công lập, bao gồm:

a. Chính sách tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính: Hai văn bản chính sách quan trọng về vấn đề này là Nghị định 10/2002/NĐ-CP về việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu, đến năm 2006 được thay thế bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Những chính sách này được áp dụng cho tất cả lĩnh vực cung ứng dịch vụ công, trong đó có y tế và các bệnh viện. Cùng lúc, Chính phủ đã khuyến khích các bệnh viện thực hiện “xã hội hóa nguồn vốn” nhằm huy động nguồn đầu tư ngoài ngân sách từ các tổ chức tư nhân và các cá nhân, bao gồm cả cán bộ bệnh viện để triển khai các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có hình thức liên doanh, liên kết đầu tư trang thiết bị. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ- CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa, trong đó đã cho phép các bệnh viện công huy động vốn, góp vốn để thành lập đơn vị hạch toán độc lập thuộc bệnh viện công. Các đơn vị này có thể tự đặt ra mức phí cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng cao hơn.

Cơ chế liên doanh liên kết có thể thúc đẩy tính sáng tạo, tích cực, và chủ động trong sử dụng các nguồn lực về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn và nhân sự một cách có hiệu quả, đồng thời có thể mở rộng dịch vụ, huy động thêm nguồn vốn từ xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các bệnh viện được trao quyền tự chủ về tài chính, được chủ động sử dụng nguồn ngân sách chi thường xuyên và các nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Các bệnh viện cũng được phép xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, làm tăng tính hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính. Nếu bệnh viện hoạt động tốt, nguồn thu tăng thêm, chi phí tiết kiệm, có chênh lệch thu chi thì được sử dụng một phần để chi trả thu nhập tăng thêm (ngoài lương theo ngạch

một số quỹ như: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (để tái đầu tư, mở rộng cơ sở, mua sắm trang thiết bị); Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Qua việc thực hiện tự chủ bệnh viện, một số tiến bộ đã được ghi nhận như nhiều đơn vị đã huy động được các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, tổ chức các hoạt động dịch vụ làm tăng năng lực cung ứng dịch vụ cho người dân, nhiều kỹ thuật y tế mới được triển khai, chất lượng dịch vụ tăng lên, thu nhập của cán bộ tăng lên, từ đó tạo ra tâm lý ổn định và hài lòng đối với các cán bộ y tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm và các bằng chứng cho thấy việc thực hiện tự chủ bệnh viện cũng có một số kết quả không mong muốn do ảnh hưởng của việc phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ với mục đích tăng nguồn thu cho bệnh viện. Những kết quả không mong muốn này bao gồm tăng chi phí, lạm dụng dịch vụ.

Có thể phân tích chính sách giao quyền tự chủ cho các bệnh viện về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính qua bảng tổng hợp tóm tắt dưới đây:

Chuỗi tác động

Kết quả trực tiếp (output) Kết quả gián tiếp (outcome)

Tác động dương tính

Tạo điều kiện để các bệnh viện chủ động hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chuyên môn, phát huy được khả năng của các bệnh viện để cung cấp dịch vụ y tế đạt chất lượng; Huy động được các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, tổ chức các hoạt động dịch vụ làm tăng năng lực cung ứng dịch vụ cho người dân, nhiều kỹ thuật y

Tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động vì vậy có thể đã hạn chế việc cán bộ chuyển sang làm ở khu vực tư nhân; thúc đẩy tính sáng tạo, tích cực, và chủ động trong sử dụng các nguồn lực về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn, nâng cao

tế mới được triển khai; Từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước cho các bệnh viện.

hiệu quả khám chữa bệnh.

Tác động âm tính

Sự phát triển thiếu kiểm soát về sử dụng dịch vụ y tế; Lạm dụng việc sử dụng thuốc và các xét nghiệm chẩn đoán công nghệ cao không hợp lý làm tăng phí dịch vụ và tăng gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe đối với người dân và bảo hiểm xã hội.

Thiếu sự công bằng về thu nhập giữa dội ngũ y bác sĩ trong cùng một bệnh viện, giữa các bệnh viện tuyến trên và dưới, giữa các bệnh viện ở nông thôn và thành thị; Gia tăng tình trạng thiếu cán bộ ở các khu vực này cũng như các chuyên khoa ít mang lại lợi nhuận; hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao của người nghèo.

Tác động ngoại biên

Tác động ngoại biên dƣơng tính

Tác động ngoại biên âm tính

Các bệnh viện có nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ và bệnh nhân được quyền chọn bệnh viện, đẩy bệnh viện vào thế phải cạnh tranh, vì vậy trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của các bệnh viện.

Gây nên tình trạng gian lận trong khám chữa bệnh (VD: làm hồ bệnh án giả để thu tiền Bảo hiểm), vấn đề y đức bị xâm phạm do việc chạy theo lợi nhuận và thu nhập của một bộ phận cán bộ y tế.

b. Chính sách phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm cho các bệnh viện:

Như đã phân tích ở trên (mục 2.3.1) cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước hiện nay cho các bệnh viện công còn mang tính hành chính, phân bổ theo quy mô giường bệnh kế hoạch và hạng bệnh viện mà chưa dựa vào chỉ số hoạt động bệnh viện. Từ góc độ hiệu quả thì cả 2 hình thức phân bổ ngân sách theo số giường và theo dân số về cơ bản vẫn thuộc phương thức phân bổ ngân sách theo định hướng chi phí đầu vào và được đánh giá là khá lạc hậu.

Hiện nay, nguồn tài chính cho bệnh viện công từ 4 nguồn chính sau: Ngân sách Nhà nước, viện phí, Bảo hiểm Y tế và các nguồn khác. Ngân sách nhà nước cấp cho các bệnh viện trung ương được áp dụng theo quy mô dân số, ở cấp địa phương, ngân sách được phân bổ cho các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện theo số giường bệnh kế hoạch. Trên thực tế, số lượng giường bệnh chưa phải là chỉ số hợp lí về nhu cầu nguồn lực vì nó không phản ánh thực tế năng suất và hiệu quả hoạt động của các bệnh viện. Hơn nữa, cơ chế phân bổ ngân sách theo hướng này còn có thể làm sai lệch thực tế phân bố số giường nội trú giữa các địa phương và giữa các tuyến điều trị. Từ góc độ hiệu quả thì cả 2 hình thức phân bổ ngân sách theo số giường và theo dân số về cơ bản vẫn thuộc phương thức phân bổ ngân sách theo định hướng chi phí đầu vào và được đánh giá là khá lạc hậu, không khuyến khích năng suất và hiệu quả và nó sẽ được dần thay thế bằng hình thức hỗ trợ tài chính cho một số nhóm đối tượng và thanh toán qua cơ quan chi trả thứ ba.

Phân tích chính sách phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm cho các bệnh viện theo số giường bệnh và quy mô dân số:

Chuỗi tác động

Kết quả trực tiếp (output) Kết quả gián tiếp (outcome)

Tác động dương tính

Giúp cơ quan quản lý có căn cứ và dễ dàng tính được kinh phí phân bổ ngân sách hàng năm cho các bệnh viện mà không mất nhiều thời gian.

Các bệnh viện chủ động được kế hoạch ngân sách hàng năm để xây dựng kế hoạch chi tiêu của đơn vị. do vậy việc giải ngân sẽ thuận lợi.

Tác động âm tính

Không được khuyến khích nên các bệnh viện không có động lực phát triển chuyên môn do vẫn chủ yếu dựa vào các chỉ số mang tính hành chính như quy mô giường bệnh và hạng bệnh viện mà chưa dựa vào chỉ số hoạt động bệnh viện; Một bệnh viện hạng thấp như hạng III và IV sẽ khó có điều kiện để nâng hạng. Không tạo nên sự cạnh tranh giữa các bệnh viện. Cản trở tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các bệnh viện.

Tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác khám chữa bệnh giữa các bệnh viện trong cùng hệ thống công lập. Các bệnh viện chỉ tập trung tăng số giường bệnh mà ít quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Tác động ngoại biên Tác động ngoại biên dƣơng tính Tác động ngoại biên âm tính

Tạo cơ hội cho một số nhà lãnh đạo có thể quản lý nguồn tài chính cấp cho các bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ trong lĩnh vực y tế giữa các bệnh viện công lập, (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)