Chính sách chuyển giao công nghệ y tế giữa các bệnh viên công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ trong lĩnh vực y tế giữa các bệnh viện công lập, (Trang 75 - 80)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Chính sách chuyển giao công nghệ y tế giữa các bệnh viên công lập

3.1.1. Triết lý của chính sách chuyển giao và tiếp nhận công nghệ y tế

Như đã phân tích trong chương 2, một trong những điểm hạn chế tác động tới việc thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ giữa các bệnh viện công lập đó là:

Chính sách tài chính để kích thích sự chuyển giao công nghệ giữa các bệnh viện chưa phù hợp:

- Một là, việc giao quyền tự chủ cho các bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập, trong khuôn khổ luận văn học viên chỉ bàn đến những điểm bất cập trong chính sách tài chính của việc giao quyền tự chủ. Như đã phân tích ở trên, các bệnh viện không được quyền đưa ra các định mức cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho mình mà phải chịu áp giá do Bộ chủ quản quy định. Cơ cấu giá viện phí lại chưa được tính đúng, tính đủ những chi phí duy tu bảo dưỡng trang thiết bị hoặc mức chi lại thấp hơn so với nhu cầu nên tài sản đầu tư xuống cấp, hiệu quả sử dụng không cao. Chi xây dựng cơ bản được coi là “Hàng miễn phí” vì vậy bệnh viện nào cũng muốn vận động hành lang để có được mức chi xây dựng cơ bản cao nhưng lại không có động cơ duy tu, bảo dưỡng và tận dụng có hiệu quả trang thiết bị hiện có. Điều này là không công bằng và không tạo được sự cạnh tranh giữa các bệnh viện trong cùng hệ thống.

- Hai là, chính sách đầu tư giàn trải hiện nay, việc đầu tư theo diện rộng đối với các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh, có thể đáp ứng việc khám chữa các bệnh nhẹ, đáp ứng yêu cầu y tế dự phòng. Nhưng đầu tư theo diện rộng có yếu điểm là không thể đủ kinh phí để đầu tư trang thiết bị y tế hiện

- Ba là, chính sách phân bổ kinh phí hàng năm cho các bệnh viện theo số giường giao trong chỉ tiêu kế hoạch (số giường của mỗi bệnh viện cũng được bộ Y tế xét hàng năm và căn cứ vào đó để giao kế hoạch), điều này đã tạo nên sự trông chờ, ỷ lại và tiêu cực trong việc phân bổ ngân sách, nếu bệnh viện nào làm tốt công tác vận động cơ quan quản lý cấp trên thì dễ dàng chạy được số giường kế hoạch.

- Bốn là, các bệnh viện không có nguồn vốn để đầu tư vào việc tiếp nhận các công nghệ, kỹ thuật y tế hiện đại. Bệnh viện phải trông chờ vào số kinh phí tiết kiệm được từ các nguồn thu dịch vụ y tế và nguồn phân bổ hạn chế từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, những bất cập trong cơ chế quản lý tài chính là những rào cản cho quá trình thúc đẩy chuyển giao và tiếp nhận công nghệ giữa các bệnh viện công lập đã thấy rõ. Bởi vậy, triết lý của chính sách chuyển giao công nghệ

giữa các bệnh viện công lập phải xuất phát từ việc phải thay đổi chính sách tài chính đối với các bệnh viện công lập.

Trong phạm vi đề tài, học viên tập trung đề xuất chính sách tài chính nhằm tạo động lực và gỡ bỏ các rào cản của quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ giữa các bệnh viện công lập. Luận văn đề xuất: “triết lý của chính sách là chuyển việc phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm cho các bệnh viện theo số giường bệnh sang phân bổ kinh phí theo hiệu quả khám chữa bệnh và số lượt bệnh nhân để tăng năng lực cạnh tranh giữa các bệnh viện trong việc khám chữa bệnh. Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ giữa các bệnh viện công lập”

3.1.2. Kịch bản của chính sách chuyển giao công nghệ y tế

a) Mục tiêu của chính sách:

Việc chuyển phương thức phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm theo số giường bệnh sang phân bổ theo hiệu quả khám chữa bệnh và số lượt bệnh nhân để tăng năng lực cạnh tranh giữa các bệnh viện nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ y tế.

Chính sách sẽ tác động trực tiếp vào việc thay đổi mục tiêu phát triển của các bệnh viên, nếu như trước đây các bệnh viện tập trung ưu tiên vào việc phát triển nhằm tăng số giường bệnh thì với chính sách mới, điều này không còn phù hợp nữa, mục tiêu phát triển bệnh viện cũng vì thế phải thay đổi theo. Các bệnh viện phải tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm thu hút bệnh nhân. Như vậy việc tác động của Chính sách là gián tiếp đối với việc chuyển giao và tiếp nhận công nghệ, bởi lẽ đối với các bệnh viện muốn tăng khả năng cạnh tranh để thu hút bệnh nhân thì cách hiệu quả nhất là phải có công nghệ và kỹ thuật y tế hiện đại.

b) Chính sách sử dụng phương tiện:

- Phương tiện của chính sách là sự phân chia lợi nhuận giữa bên chuyển giao và bên tiếp nhận chuyển giao theo tỷ lệ 30/70/bệnh nhân điều trị. Có nghĩa là bệnh viện chuyển giao sẽ được nhận 30% kinh phí/mỗi bệnh nhân điều trị khi sử dụng công nghệ y tế do được chuyển giao, bên nhận chuyển giao được hưởng 70% kinh phí điều trị/bệnh nhân. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận này sẽ được trích hưởng trong thời gian là 5 năm kể từ sau khi hợp đồng chuyển giap được ký kết việc chuyển giao thực hiện thành công.

- Đẩy mạnh thị trường mua bán công nghệ y tế bằng cách khuyến khích các bệnh viện huy động vốn đầu cho việc phát triển công nghệ, kỹ thuật y tế.

c) Nội dung của chính sách:

Thay đổi phân bổ kinh phí hoạt động hàng năm bằng nguồn ngân sách nhà nước cho các bệnh viện từ việc cấp ngân sách thông qua số giường bệnh bằng việc phân bổ thông qua hiệu quả khám chữa bệnh và số bệnh nhân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện. Việc phân bổ ngân sách theo hiệu quả công việc hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội cũng như quy luật kinh tế. Với chính sách này giúp cho các bệnh viện phải thay đổi chiến lược và mục tiêu phát triển bệnh viện: thay vì tăng số giường

nhân thì kinh phí được cấp càng nhiều, ở đây trách nhiệm và quyền lợi đã được gắn kết với nhau, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh và huyện. Để thu hút được nhiều bệnh nhân điều tất yếu phải có được nhiều công nghệ và kỹ thuật y tế hiện đại. Tại các bệnh viện công nghệ y tế sẽ có bằng hai con đường: một là nhận chuyển giao từ bệnh viện khác, hai là phát triển việc nghiên cứu khoa học ngay trong bệnh viện để tìm ra các phương pháp, các kỹ thuật và công nghệ y tế, khi đó việc phát triển công nghệ y tế trở thành mục tiêu sống còn của các bệnh viện.

d) Đối tượng tác động của Chính sách:

- Đối tượng của Chính sách tác động trực tiếp tới cơ chế quản lý, điều hành tài chính của Bộ Y tế và các bệnh viện công lập.

- Các ưu đãi và hạn chế của chính sách:

+ Ưu đãi của chính sách đối với tất cả các bệnh viện trong hệ thống về cách thức phân bổ ngân sách hoạt động hàng năm, tạo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, đơn vị nào chăm sóc được nhiều bệnh nhân sẽ được hưởng kinh phí nhiều hơn. Ưu đãi cho các bệnh viện được tăng nguồn thu: các bệnh viện được quyền thu các dịch vụ y tế chất lượng cao phù hợp với khả năng của từng bệnh viện sẽ thúc đẩy việc tìm tòi, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật y tế hiện đại nhằm thu hút bệnh nhân. Ưu đãi cho nhóm đối tượng có khả năng về tài chính được sử dụng đồng tiền của mình vào mục đích cứu người. Ưu đãi cho người dân được hưởng các dịch vụ y tế cao ngay tại địa phương.

+ Hạn chế: việc phân bổ ngân sách hàng năm cho các bệnh viện theo số bệnh nhân được chăm sóc trong năm sẽ dẫn đến tình trạng, ngay lập tức các bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện ở các đô thị lớn vẫn chiếm ưu thế về ngân sách vì họ luôn đông bệnh nhân. Các bệnh viện tuyến dưới muốn thu hút bệnh nhân cần có lộ trình mới thực hiện được, điều này tạo nên thế giằng co, tranh dành bệnh nhân giữa bệnh viện lớn và bệnh viện nhỏ. Hai nữa, các nhà đầu tư tư nhân vẫn thích đầu tư vào các bệnh viện lớn thay vì đầu tư vào

các bệnh viện tuyến dưới, như vậy đòi hỏi các bệnh viện tuyến dưới cần tích cực vận động và quyết tâm mới thực hiện được.

e) Phân hóa xã hội của Chính sách:

+ Nhóm được hưởng lợi từ Chính sách: người dân là nhóm được hưởng lợi đầu tiên từ Chính sách, họ có thể được tiếp cận với các dịch vụ y tế cao ngay tại địa phương mà không phải đi xa, tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh. Nhóm thứ hai được hưởng lợi từ Chính sách đó là các nhân viên Y tế thuộc các bệnh viện, thu nhập của họ có thể được nâng lên từ việc thu hút đông khách hàng tới khám chữa bệnh. Nhóm được hưởng lợi thứ ba, là Nhà nước, từ sự thay đổi cơ chế quản lý tài chính, gỡ bỏ mọi rào cản cho các bệnh viện, tạo cho họ một cơ chế tài chính linh hoạt, Nhà nước tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư, huy động được nguồn vốn trong dân cho việc thúc đẩy chuyển giao và tiếp nhận Công nghệ, kỹ thuật Y tế hiện đại, khi đó dành được nhiều thời gian tập trung cho việc quản lý, giám sát chuyên môn.

+ Nhóm bị thiệt bởi Chính sách: Nếu Chính sách được thực thi, rất có thể có nhiều bệnh viện tuyến cuối, bệnh viện ở vùng sâu, vùng xa bị yếu thế và không có khả năng cạnh tranh do trang thiết bị được đầu tư ban đầu chưa nhiều, nhân lực y, bác sĩ thiếu, yếu. Thứ hai, sẽ có sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhân viên y tế trong hệ thống, giữa các nhân viên y tế trong cùng một bệnh viện. Nhân viên y tế ở bệnh viện tuyến trên sẽ có thu nhập cao hơn, nhân viên y tế ở những khoa có nhiều dịch vụ kỹ thuật hiện đại sẽ có mức thu nhập cao hơn. Thứ ba, nếu cơ quan chủ quản không làm tốt công tác quản lý, giám sát, kiểm tra thì dễ xảy ra việc báo cáo sai sự thật về số bệnh nhân để hưởng kinh phí ngân sách, lạm dụng các thiết bị y tế cao để thu tiền của bệnh nhân.

g) Xung đột xã hội của Chính sách:

Việc thay đổi phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm theo số giường bệnh bằng việc phân bổ theo hiệu quả khám chữa bệnh và số lượt

định Chính sách, của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế vì nó đã làm vai trò và quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước bị giảm đi khi can thiệp vào việc phân chia ngân sách, sẽ không còn việc được duyệt kế hoạch giường bệnh hay quyền tăng, giảm ngân sách vì lý do số giường bệnh.

h) Kiến tạo xã hội của Chính sách:

Việc áp dụng chính sách tài chính mới sẽ gián tiếp hình thành nên một nhóm Bác sĩ đặt mục đích lợi nhuận lên hàng đầu, khi đó vấn đề Y đức có thể bị ảnh hưởng, ý nghĩa cao đẹp của việc cứu người có thể bị lợi dụng vì mục đích thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ trong lĩnh vực y tế giữa các bệnh viện công lập, (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)