Diện tích đất theo cấp độ phì nhiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện naxaithong, thủ đô viêng chăn, lào (Trang 56 - 58)

Đơn vị tính: ha

Kí hiệu Phân cấp Mã số Diện tích Cơ cấu (%)

Cao Độ phì cao N1 1.838,40 5,30

Trung Bình Độ phì trung bình N2 2.273,67 6,55

Thấp Độ phì thấp N3 30.598,23 88,15

Tổng 34.710,30 100

Như vậy, có thể thấy hầu hết đất của huyện Naxaithong có độ phì nhiêu thấp (88,15%). chỉ có 6,55 % đất có độ phì trung bình và 5,3 % có độ phì cao. Để thu được năng suất cây trồng cao rất cần có những giải pháp nâng cao độ phì nhiêu đất.

Diện tích đất có độ phì nhiêu khác nhau phân theo đơn vị hành chính huyện Naxaithong được thể hiện trong bảng 4.11

Bảng 4.11. Diện tích đất có độ phì nhiêu khác nhau ở các bản của huyện Naxaithong Đơn vị tính: ha Phân cấp số Diện tích Ilai Nakha Nam kieng Naxai thong NBCA Phon thong Sikert Cao N1 1838,40 1288,08 550,31 TB N2 2273,67 465,24 1217,62 522,11 68,71 Thấp N3 30598,23 7651,77 1207,35 1955,00 177,32 8578,69 7569,10 3458,99 Tổng 34710,3 8117,01 3713,05 3027,42 246,03 8578,69 7569,1 3458,99

Có thể nhận thấy đất đai huyện Naxaithong có độ phì nhiêu thấp chiếm đa số với diện tích 30.598,23 ha và chiếm 88,15 %, tập trung chủ yếu ở các bản Ilai, NBCA, Phonthong,...

Đất có độ phì nhiêu trung bình tập trung ở các bản Nakha, Namkieng, Ilai... với tổng diện tích 2273,67 ha chiếm 6,55 % tổng diện tích điều tra.

Đất có độ phì nhiêu cao tập trung ở các bản Nakha, Namkieng với tổng diện tích 1838,40 ha chiếm 5,30 % tổng diện tích điều tra.

Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì tương đối thấp, để có thể phát triển mô hình nông nghiệp tập trung, cần chú ý tới các phương pháp cải tạo đất cũng như mô hình luân canh cây trồng.

4.3.2.4. Bản đồ thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho cây trồng phát triển bộ rễ, có liên quan đến mức độ thoáng khí, tốc độ thấm và tiêu thoát nước và là cơ sở để phân biệt xem đất sử dụng tốt đối với 2 nhóm cây chính là lúa nước và cây trồng cạn.

Thành phần cơ giới có mối liên quan chặt chẽ tới các yêu cầu sinh lý, sinh hóa cây trồng, ảnh hưởng tới việc áp dụng các công thức luân canh khác nhau. Đồng thời, thành phần cơ giới cũng ảnh hưởng đến tính thấm nước, độ xốp, lượng khí trong đất và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm đất. Thành phần cơ giới của đất ở huyện Naxaithong dựa theo bảng phân cấp thành phần cơ giới 12 cấp của FAO, trong nghiên cứu này được phân gồm 3 cấp: TPCG nặng, TPCG trung bình và TPCG nhẹ; cụ thể như sau:

Đất có thành phần cơ giới nhẹ gồm: Ðất cát, đất cát pha thịt, đất thịt thô, đất Limon thô

Đất có thành phần cơ giới trung bình: Ðất thịt, đất thịt pha cát, đất thịt pha cát và sét, sét pha cát

Đất có thành phần cơ giới nặng: Đất sét, đất sét pha limon, đất thịt pha sét, đất thịt pha sét và limon

Sơ đồ đất phân theo thành phần ơ giới được thể hiện trong hình 4.5. Kết quả phân cấp, mô tả, thống kê diện tích và phân bố theo đơn vị hành chính được thể hiện trong bảng 4.12 và 4.13.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện naxaithong, thủ đô viêng chăn, lào (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)