Tình hình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và các ứng dụng trong sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện naxaithong, thủ đô viêng chăn, lào (Trang 27)

DỤNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƯỚC CHDCND LÀO

Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), việc nghiên cứu về đất cũng đã có từ lâu nhưng chỉ dừng lại ở những nghiên cứu đơn giản và nhằm vào các mục đích riêng rẽ, phục vụ cho từng ngành, từng cơ quan, chưa có hệ thống. Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về đất cho vùng sản xuất lúa nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết, các công

trình nghiên cứu ở Lào chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài đảm nhiệm. Trong những năm đầu thế kỷ XX một số ít về đất được tiến hành bởi một vài nhà nghiên cứư người Pháp (Henry, 1931; Gourou, 1940; Saurin, 1937...).

Năm 1970, dưới sự giúp đỡ của ông Ceruse và các chuyên gia thuộc Uỷ ban sông Mêkông đã tiến hành điều tra vùng hạ lưu sông Mekong (bao gồm Lào, Campuchia và Việt Nam) và xây dựng được bản đồ đất - địa mạo tỷ lệ 1/1.000.000 cho toàn quốc Lào.

- Năm 1975 - 1983, phương pháp phân hạng đất của vùng sản xuất đã bắt đầu được nghiên cứu và được củng cố với sự ứng dụng phương pháp phân hạng của Pháp.

- Năm 1983 - 1989, Trung tâm điều tra và phân hạng đất nông nghiệp đã có sự hợp tác với chuyên gia Việt Nam điều tra và xây dựng bản đồ đất vùng đồng bằng Viêng Chăn; huyện Nhommalat, tỉnh Khammuan và huyện Khamkerd và huyện Viengthong, tỉnh Bolikhamxay tỷ lệ 1/50.000, theo phương pháp của Việt Nam.

- Năm 1987-1989, được sự giúp đỡ và hỗ trợ của Liên Xô cũ, điều tra, đánh giá phân hạng đất theo trường phái của Docutraep ở huyện Khanthabouly, tỉnh Savannakhet và huyện Paksong, tỉnh Champasack ở tỷ lệ bản đồ 1/50.000.

Ở Lào, phương pháp đánh giá đất của FAO mới được chú ý quan tâm đến trong vòng hơn 20 năm trở lại đây và cho đến nay đã có những nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào thực tiễn và đạt được những thành tựu nhất định. Đặc biệt là công tác nghiên cứu về nguồn tài nguyên đất đã có những đóng góp thiết thực trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên này.

- Đánh giá phân hạng đất cấp tỉnh trong toàn quốc, ứng dụng phương pháp phân loại đất của FAO/UNESCO, 1988 và đánh giá thích hợp đất đai theo FAO, 1976 thực hiện từ năm 1990 ở tỷ lệ bản đồ 1/250.000, cho đến năm 1998 đã hoàn thiện về phân hạng đất và đánh giá thích hợp đất đai của các tỉnh trong toàn quốc. Dựa trên cơ sở đã nêu trên thu nhỏ lại thành bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 (1999-2000). Kết quả điều tra, đánh giá và phân hạng đất toàn quốc cho thấy rằng: toàn quốc có 6 nhóm đất chính (major groups), 12 nhóm đất (soil groups) và 38 đơn vị đất (soil units).

- Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Quốc gia Lào (2006) đã tiến hành điều tra, đánh giá và quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đai huyện Viengphoukha

tỉnh Luangnamtha đến năm 2015, tỷ lệ 1/50.000.

- Năm 2000-2006, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa cùng với Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Quốc gia Lào (NAFRI) đã tiến hành điều tra xây dựng bản đồ đất cho các huyện Sanxay (tỉnh Attapeu); Vapi, Lakhonpheng, Toumlan, Taoy (tỉnh Saravane); Namtha, Sing (tỉnh Luangnamtha); Nambak (tỉnh Luang Prabang) tỷ lệ 1/25.000 (Hồ Quang Đức và cộng tác viên, 2005); Quy hoạch sử dụng đất đai và xây dựng các loại bản đồ ở tỷ lệ 1/100.000 cho tỉnh Sayaboury (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2006).

- Đánh giá đất đai phục vụ bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý cho huyện Phaoudom, tỉnh Bokeo, CHDCND Lào (Anolath Chanthavongsa, 2007).

- Hồ Quang Đức và cs. (2007) đã nghiên cứu đặc điểm đất đai và khả năng sử dụng đất huyện Thongmixay, tỉnh Sayaboury.

- “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất,làm cơ sơ để sản xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện Ngeun, tỉnh Sayaboury, CHDCNC Lào. Kết quả cho thấy trên toàn bộ diện tích đang canh tác nông nghiệp và đất có khả năng khai thác vào mục đích nông nghiệp huyện Naxaithong đã xác định được 80 ĐVĐĐ. Trong đó ĐVĐĐ số 63 có diện tích lớn nhất (4.644 ha); ĐVĐĐ số 67 có diện tích nhỏ nhất (13,63 ha).

- Năm 2008-2010, các nhà khoa học đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Việt Nam cùng với Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Quốc gia Lào (NAFRI) tiến hành điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất và phân hạng thích hợp đất đai tỷ lệ 1/100.000, phục vụ đự án phân vùng phát triển cây công nghiệp (cao su, điều) cho tỉnh Savannakhet và 4 tỉnh Nam Lào.

- Năm 2006-2013, Trung tâm Điều tra và Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã thực hiện việc điều tra, đánh giá và phân vùng sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2020 cấp huyện trong toàn quốc tỷ lệ 1/50.000.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các loại đất nông nghiệp trừ đất ao, hồ, sông, ngòi…

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong địa bàn huyện Naxaithong có khu bảo tồn quốc gia với diện tích 56.089,7 ha nên trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ khảo sát diện tích đất có khả năng canh tác nông nghiệp còn lại của huyện là 34.710,3 ha (nằm ngoài khu bảo tồn).

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Naxaithong, thủ đô Viêng Chăn thủ đô Viêng Chăn

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Xác định vị trí địa lý, địa hình, địa mạo của vùng nghiên cứu, xem xét các điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn cũng như các đặc điểm về địa chất công trình, địa chất thủy văn, thảm thực vật, tài nguyên đất của huyện Naxaithong, thủ đô Viêngchăn

3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Tìm hiểu đánh giá tình hình dân số, lao động, mức sống của người dân, các ngành nghề lao động chủ yếu cũng như cơ cấu ngành nghề trong vùng nghiên cứu, thực trạng phát triển các ngành kinh tế.

3.3.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Naxaithong, thủ đô Viêngchăn

Điều tra, thu thập số liệu, phân tích về hiện trạng sử dụng đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước, hệ thống các công trình công cộng.

3.3.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Naxaithong

+ Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đất đai + Xây dựng các lớp bản đồ đơn tính

+ Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Naxaithong ở tỷ lệ 1/25.000 + Mô tả tính chất các đơn vị đất đai

3.3.3.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đất đai

Lựa chọn các chỉ tiêu có liên quan đến việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dự trên các tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên (đất đai, địa hình, tưới tiêu, khí hậu,...) và những nguồn dữ liệu có khả năng khai thác, kế thừa được về huyện Naxaithong Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu nghiên cứu, cân nhắc các chỉ tiêu có thể lựa chọn cho việc xác định các đơn vị đất đai cho huyện Naxaithong.

Tiến hành phân cấp các chỉ tiêu theo hướng dẫn của FAO.

3.3.3.2. Xây dựng các lớp bản đồ đơn tính

Xây dựng các lớp dữ liệu bản đồ đơn tính theo các chỉ tiêu đã phân cấp bằng phần mềm ArcGIS.

3.3.3.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Naxaithong ở tỷ lệ 1/25.000

- Chồng ghép các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo hướng dẫn của FAO.

- Thống kê và mô tả các đơn vị đất đai.

3.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên đất đai (đặc điểm khí hậu, thố nhưỡng, địa hình, tình hình sử dụng đất), điều kiện kinh tế xã hội (cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp), bản đồ đất...

- Các nguồn số liệu có liên quan đến thổ nhưỡng, địa hình, hiện trạng sử dụng đất, các đặc điểm kinh tế xã hội... được thu thập qua các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý, các cơ quan chuyên môn như: Phòng Thống kê, Phòng Quản lý đất đai của Sở Tài nguyên và môi trường, thủ đô Viêng chăn; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng tài nguyên và môi trường huyện Naxaithong.

3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa

Điều tra thực địa theo tuyến lát cắt địa hình từ đông sang tây. Mục đích: Khảo sát để lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

3.4.3. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Hoạch và thiết kế nông nghiệp làm năm 2015 theo phân loại đất của FAO-UNESCO) - Xây dựng các bản đồ đơn tính tỷ lệ 1/25.000 (bản đồ loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ phì)

- Sử dụng công nghệ GIS, chồng ghép các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

Phân nhóm các đối tượng điều tra có cùng chỉ tiêu, xác định giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.

- Dùng phần mềm Excel để tổng hợp, thống kê các số liệu.

- Dùng ArcGIS để xử lý các số liệu thuộc tính, phân tích, thống kê và mô tả các đơn vị đất đai.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Naxaithong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Đông Nam của thủ đô Viêng Chăn, diện tích tự nhiên là 88.387,79ha . Naxaithong tiếp giáp với các huyện như:

­Phía Bắc giáp huyện Phonhong, tỉnh Viêng Chăn.

­Phía Đông Nam giáp huyện Saythany, thủ đô Viêng Chăn và huyện Thulakhom, tỉnh Vieng Chăn.

­Phía Tây giáp huyện Sangthong tỉnh Viêng Chăn.

­Phía Nam giáp huyện Sikhotabong và huyện Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn.

Huyện Naxaithong gồm 54 bản. Naxaithong có thuận lợi cơ bản là về địa hình có diện tích đất đa số là đồng bằng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Naxaithong có địa hình tương đối phức tạp. Vùng ngoài bãi có địa hình bán lòng chảo dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

4.1.1.3. Địa chất

Theo Bản đồ Địa chất Việt Nam - Lào - Campuchia tỷ lệ 1:1.000.000, huyện Naxaithong có các đặc điểm địa chất bao gồm:

* Hệ Trias (T)

+ Phân bố: phía Tây Nam của huyện.

+ Thành phần: vật liệu phù sa, sét vôi, phiến sét, rhyolite, tuffs (Siltstone, marl, shale).

* Hệ Cacbon ©

+ Phân bố: thành các dải nhỏ nằm về phía Tây Nam của huyện, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.

+ Thành phần: phiến sét chứa than, phiến sillic, vật liệu phù sa, đá vôi (Carboniferous shale, chert, siltstone, limestone).

* Hệ Jura (J1-2)

+ Phân bố: thành 2 dải lớn nằm ở phía Đông và Phía Tây, chạy song song với nhau theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và đều kéo dài từ Đông Bắc xuống giáp huyện Hongsa.

+ Thành phần: cuội kết màu đỏ, cát kết, vật liệu phù sa (Red conglomerate, Sandstone, siltstone).

* Hệ Jura thượng-Kreta (J3-K)

+ Phân bố: thành dải lớn, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, kéo dài từ phía Đông Bắc của huyện xuống giáp huyện Hongsa.

+ Thành phần: cát kết, vật liệu phù sa, quartzite, andezite, rhyolite, tuffs (Sandstone, siltstone).

* Hệ Kreta (K)

+ Phân bố: lộ ra dưới dạng khối lớn nằm ở trung tâm huyện.

+ Thành phần: phần trên là cuội kết màu đỏ, cát kết, sét kết, vật liệu phù sa (Red conglomerate, sandstone, claystone, siltstone). Phần dưới là rhyolite, dacite, tuffs, cát kết màu đỏ (Red sandstone), cuội kết (Conglomerate).

* Trầm tích hiện đại (N, Q)

+ Phân bố: chủ yếu là các điểm nhỏ hẹp xung quanh vùng trung tâm huyện. + Thành phần: cuội kết, sỏi kết, cát kết hạt thô, bột kết, đá sét, và các trầm tích sông hồ, lũ tích...

4.1.1.4. Đặc điểm thủy văn, sông ngòi

Nguồn nước mặt: huyện Naxaithong có 1 sông lớn chảy qua là Sông NamNnguem là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất của huyện, tổng chiều dài trên phần lãnh thổ huyện Naxaithong là 17 km, trữ lượng nước rất dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cả năm.. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện. Tuy nhiên, hệ thống sông này cũng là nguy cơ đe doạ lũ lụt hàng năm vào mùa mưa bão đối với huyện.

Ngoài ra, toàn huyện còn có rất nhiều ao, hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ.

- Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở vào khoảng 18 m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

4.1.1.5. Đặc điểm khí hậu

Naxaithong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng mưa vào mùa khô. Muà mưa bắt đâu từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 của năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,2 độ C. Nhiệt độ cao nhất là 31,8 độ C và thấp nhất là 14 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.848 mm/năm, nhưng năm cao nhất đạt tới 1900 mm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất là các tháng 9 và thnág 10, do mưa nhiều, cường độ mưa lớn, nên hay gây ngập úng, ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất vụ mùa. Tháng 11, tháng 12 thường có rét đậm, đôi khi có sương muối, gây khó khăn cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ khô.

4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê của phòng tài nguyên, môi trường huyện Naxaithong thì tính đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 90.800 ha

gồm 10 loại đất chính (Bảng 4.6)

b. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản chính của Naxaithong chỉ có nguồn cát ven sông NamNnguem và một số đất sét sản xuất gạch ngói có thể phát triển khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng. Theo các tài liệu thăm dò địa chất, tại vùng đồng bằng sông Mekong trong đó có Naxaithong tồn tại trong lòng đất một mỏ than nâu rất lớn nằm trong lớp trầm tích Nioxen với trữ lượng dự báo hàng trăm tỷ tấn, nhưng ở độ sâu 300 - 1.700m

4.1.1.7. Dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Tổng dân số của huyện năm 2017 là 69.727 người, tăng 1,66 % so với năm 2016 và 3,53 % so với năm 2015 (Bảng 4.1). Tỷ lệ nhân khẩu nông nghiệp liên tục tăng và số nhân khẩu phi nông nghiệp đang có chiều hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao là 73,85 % trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2017.

Năm 2017, toàn huyện có 14.061 hộ, trong đó 87,23 % là hộ nông nghiệp. Trong 3 năm tỷ lệ hộ nông nghiệp tăng 0,44%.

Cùng với sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng lực lượng lao động, lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (73,92 % năm 2017). Số lao động của huyện giảm trong 3 năm (từ 2015-2017) 3.593 lao động. Tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm chậm, tang tỷ lệ lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Cũng qua bảng 4.1 cho thấy, số lao động/hộ cũng có xu hướng giảm rõ rệt, từ 3,46 lao động/ hộ của năm 2015 xuống còn 3,10 lao động/ hộ ở năm 2017. Lý giải cho sự giảm xuống này là vài năm trở lại đây, nhiều lao động trên địa bàn huyện đã di cư đến các thành phố lớn, xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Bảng 4.1. Tình hình dân số, lao động của huyện Naxaithong qua 03 năm (2015 – 2017)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện naxaithong, thủ đô viêng chăn, lào (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)