Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện naxaithong, thủ đô viêng chăn, lào (Trang 32)

Phân nhóm các đối tượng điều tra có cùng chỉ tiêu, xác định giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.

- Dùng phần mềm Excel để tổng hợp, thống kê các số liệu.

- Dùng ArcGIS để xử lý các số liệu thuộc tính, phân tích, thống kê và mô tả các đơn vị đất đai.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Naxaithong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Đông Nam của thủ đô Viêng Chăn, diện tích tự nhiên là 88.387,79ha . Naxaithong tiếp giáp với các huyện như:

­Phía Bắc giáp huyện Phonhong, tỉnh Viêng Chăn.

­Phía Đông Nam giáp huyện Saythany, thủ đô Viêng Chăn và huyện Thulakhom, tỉnh Vieng Chăn.

­Phía Tây giáp huyện Sangthong tỉnh Viêng Chăn.

­Phía Nam giáp huyện Sikhotabong và huyện Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn.

Huyện Naxaithong gồm 54 bản. Naxaithong có thuận lợi cơ bản là về địa hình có diện tích đất đa số là đồng bằng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Naxaithong có địa hình tương đối phức tạp. Vùng ngoài bãi có địa hình bán lòng chảo dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

4.1.1.3. Địa chất

Theo Bản đồ Địa chất Việt Nam - Lào - Campuchia tỷ lệ 1:1.000.000, huyện Naxaithong có các đặc điểm địa chất bao gồm:

* Hệ Trias (T)

+ Phân bố: phía Tây Nam của huyện.

+ Thành phần: vật liệu phù sa, sét vôi, phiến sét, rhyolite, tuffs (Siltstone, marl, shale).

* Hệ Cacbon ©

+ Phân bố: thành các dải nhỏ nằm về phía Tây Nam của huyện, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.

+ Thành phần: phiến sét chứa than, phiến sillic, vật liệu phù sa, đá vôi (Carboniferous shale, chert, siltstone, limestone).

* Hệ Jura (J1-2)

+ Phân bố: thành 2 dải lớn nằm ở phía Đông và Phía Tây, chạy song song với nhau theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và đều kéo dài từ Đông Bắc xuống giáp huyện Hongsa.

+ Thành phần: cuội kết màu đỏ, cát kết, vật liệu phù sa (Red conglomerate, Sandstone, siltstone).

* Hệ Jura thượng-Kreta (J3-K)

+ Phân bố: thành dải lớn, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, kéo dài từ phía Đông Bắc của huyện xuống giáp huyện Hongsa.

+ Thành phần: cát kết, vật liệu phù sa, quartzite, andezite, rhyolite, tuffs (Sandstone, siltstone).

* Hệ Kreta (K)

+ Phân bố: lộ ra dưới dạng khối lớn nằm ở trung tâm huyện.

+ Thành phần: phần trên là cuội kết màu đỏ, cát kết, sét kết, vật liệu phù sa (Red conglomerate, sandstone, claystone, siltstone). Phần dưới là rhyolite, dacite, tuffs, cát kết màu đỏ (Red sandstone), cuội kết (Conglomerate).

* Trầm tích hiện đại (N, Q)

+ Phân bố: chủ yếu là các điểm nhỏ hẹp xung quanh vùng trung tâm huyện. + Thành phần: cuội kết, sỏi kết, cát kết hạt thô, bột kết, đá sét, và các trầm tích sông hồ, lũ tích...

4.1.1.4. Đặc điểm thủy văn, sông ngòi

Nguồn nước mặt: huyện Naxaithong có 1 sông lớn chảy qua là Sông NamNnguem là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất của huyện, tổng chiều dài trên phần lãnh thổ huyện Naxaithong là 17 km, trữ lượng nước rất dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cả năm.. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện. Tuy nhiên, hệ thống sông này cũng là nguy cơ đe doạ lũ lụt hàng năm vào mùa mưa bão đối với huyện.

Ngoài ra, toàn huyện còn có rất nhiều ao, hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ.

- Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở vào khoảng 18 m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

4.1.1.5. Đặc điểm khí hậu

Naxaithong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng mưa vào mùa khô. Muà mưa bắt đâu từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 của năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,2 độ C. Nhiệt độ cao nhất là 31,8 độ C và thấp nhất là 14 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.848 mm/năm, nhưng năm cao nhất đạt tới 1900 mm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất là các tháng 9 và thnág 10, do mưa nhiều, cường độ mưa lớn, nên hay gây ngập úng, ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất vụ mùa. Tháng 11, tháng 12 thường có rét đậm, đôi khi có sương muối, gây khó khăn cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ khô.

4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê của phòng tài nguyên, môi trường huyện Naxaithong thì tính đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 90.800 ha

gồm 10 loại đất chính (Bảng 4.6)

b. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản chính của Naxaithong chỉ có nguồn cát ven sông NamNnguem và một số đất sét sản xuất gạch ngói có thể phát triển khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng. Theo các tài liệu thăm dò địa chất, tại vùng đồng bằng sông Mekong trong đó có Naxaithong tồn tại trong lòng đất một mỏ than nâu rất lớn nằm trong lớp trầm tích Nioxen với trữ lượng dự báo hàng trăm tỷ tấn, nhưng ở độ sâu 300 - 1.700m

4.1.1.7. Dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Tổng dân số của huyện năm 2017 là 69.727 người, tăng 1,66 % so với năm 2016 và 3,53 % so với năm 2015 (Bảng 4.1). Tỷ lệ nhân khẩu nông nghiệp liên tục tăng và số nhân khẩu phi nông nghiệp đang có chiều hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao là 73,85 % trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2017.

Năm 2017, toàn huyện có 14.061 hộ, trong đó 87,23 % là hộ nông nghiệp. Trong 3 năm tỷ lệ hộ nông nghiệp tăng 0,44%.

Cùng với sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng lực lượng lao động, lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (73,92 % năm 2017). Số lao động của huyện giảm trong 3 năm (từ 2015-2017) 3.593 lao động. Tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm chậm, tang tỷ lệ lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Cũng qua bảng 4.1 cho thấy, số lao động/hộ cũng có xu hướng giảm rõ rệt, từ 3,46 lao động/ hộ của năm 2015 xuống còn 3,10 lao động/ hộ ở năm 2017. Lý giải cho sự giảm xuống này là vài năm trở lại đây, nhiều lao động trên địa bàn huyện đã di cư đến các thành phố lớn, xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Bảng 4.1. Tình hình dân số, lao động của huyện Naxaithong qua 03 năm (2015 – 2017)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 16/14

I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 67.352 100,00 68.589 100.00 69.727 100,00 101,84 101,66 103,53

1. Khẩu NN Khẩu 50.654 75,21 50.726 73.96 51.493 73,85 100,14 101,51 101,66

2. Khẩu phi NN Khẩu 16.698 32,96 17.863 35.21 18.234 35,41 106,98 102,07 109,20 II. Tổng số hộ Hộ 13.562 100,00 13.891 100.00 14.061 100,00 102,43 101,22 103,68

1. Hộ NN Hộ 11.770 86,79 12.001 86.39 12.265 87,23 101,96 102,20 104,21

2. Hộ phi NN Hộ 1.792 15,23 1.890 15.75 1.796 14,64 105,47 95,03 100,22 III. Tổng số lao động Lao động 47.147 100,00 45.248 100.00 43.554 100,00 95,97 96,26 92,38

1. Lao động NN Lao động 35.002 74,24 33.256 73.50 32.195 73,92 95,01 96,81 91,98

2. Lao động phi NN Lao động 12.145 34,70 11.992 36.06 11.359 35,28 98,74 94,72 93,53

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,97 4,94 4,96 99,42 100,43 99,85

2. Lao động/hộ LĐ/hộ 3,48 3,26 3,10 93,70 95,09 89,10

3. Nhân khẩu/lao động Khẩu/LĐ 1,43 1,52 1,60 106,11 105,61 112,07

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Naxaithong (2017)

4.1.1.8. Kết cấu hạ tầng

Một số thông số về cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện Naxaithong năm 2017 được thể hiện trong bảng 4.2

Bảng 4.2. Một số cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện Naxaithong

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1. Hệ thống giao thông

1.1 Đường quốc lộ Km 15,3

1.2 Đường tỉnh lộ Km 53,3

1.3 Đường huyện lộ Km 41,2

1.4 Đường liên bản Km 75,6

2. Công trình thủy lợi

2.1 Trạm bơm tưới, tiêu Trạm 4

2.2 Kênh mương Km 117

3. Công trình công cộng khác

3.1 Trường học

- Trường THPT Trường 5

- Trường THCS Trường 26

- Trường Tiểu học Trường 27

3.2 Y tế

- Bệnh viện đa khoa huyện Cái 1

- Trạm Y tế Trạm 4

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Naxaithong (2017)

a. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông vận tải tiếp tục phát triển, chất lượng được nâng lên, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông

hàng hóa. Việc duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường huyện quản lý và tỉnh uỷ thác; việc cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn của một số bản, thị trấn theo Đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh và một số công trình giao thông thực hiện cơ bản đảm bảo đúng kế hoạch và tiến độ. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được quan tâm hơn.

Huyện Naxaithong có 964,5 km đường bộ, trong đó 53,3 km đường tỉnh lộ; 19,3 km đường quốc lộ; 34,9 km đường huyện lộ và 857 km đường liên bản. Đa số bản có đường rải bằng vật liệu cứng đảm bảo ô tô đi vào trung tâm xã là điều kiện thuận lợi để lưu thông trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Nhìn chung, hệ thống giao thông huyện Naxaithong tương đối hoàn chỉnh, hệ thống đường trên địa bàn huyện đã cơ bản cứng hóa đến 70%.

b. Hệ thống thủy lợi

Thủy lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Tuy nhiều năm qua huyện Naxaithong đã ưu tiên đầu tư làm mới và nâng cấp các công trình thủy lợi, kết quả mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như: cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích đất hai vụ tăng dần, hệ số sử dụng đất tăng.

Hệ thống thủy lợi của huyện Naithong và Bản Nongsa được đầu tư 2 công trình nước sạch cơ bản đã hoàn thành đi vào hoạt động phục vụ 10.000 dân. Trên 90% dân số trong huyện dùng nguồn nước sạch từ giếng khoan.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Cùng với xu thế đổi mới chung của cả nước, những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2015 đến nay, kinh tế của thủ đô Viêng Chăn nói chung và của huyện Naxaithong nói riêng đã đạt được những kết quả phát triển vượt bậc.

Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Huyện uỷ,trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, xã hội của huyện tiếp tục có bước phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc. Các đề án thuộc chương trình phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Sản xuất CN – TTCN có phát triển cao về giá trị và cơ cấu, việc tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn cho kết quả tốt.

Bảng 4.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Naxaithong giai đoạn 2015 – 2017 Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

Giá trị (Tr.kíp) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.kíp) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 2016/ 2014 Tổng giá trị sản xuất 832,36 100 926,13 100 1028,32 100 111,27 111,03 111,15

I. Ngành nông. lâm nghiệp 225,45 27,09 260,47 28,12 298,98 29,07 115,53 114,78 115,16

1. Trồng trọt 122,56 14,72 127 13,71 129,43 12,59 103,62 101,91 102,768 2. Chăn nuôi - thủy sản 97,56 11,72 128,1 13,83 162,6 15,81 131,30 126,93 129,118

3. Lâm nghiệp 4,05 0,49 2,04 0,22 1,05 0,10 50,37 51,47 50,9205

4. Dịch vụ nông nghiệp 1,28 0,15 3,33 0,36 5,9 0,57 260,16 177,18 218,667

II. Ngành CN - TTCN – XDCB 385,71 46,34 418,34 45,17 462,26 44,95 108,46 110,50 109,48

1. Công nghiệp 286,55 34,43 314,19 33,93 347,56 33,80 109,65 110,62 110,133 2. Tiểu thủ công nghiệp 29,32 3,52 31,73 3,43 35,03 3,41 108,22 110,40 109,31 3. Xây dựng cơ bản 69,84 8,39 72,41 7,82 79,67 7,75 103,68 110,03 106,853

III. Ngành thương mại. dịch vụ 221,2 26,58 247,32 26,70 267,08 25,97 111,81 107,98965 109,9

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. GTSX/Nhân khẩu 0,012 0,013 0,014

2. GTSXNN/Nhân khẩu NN 0,016 0,017 0,019

3. GTSX/LĐ 0,017 0,020 0,022

4. GTSX NN/LĐNN 0,007 0,007 0,008

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Naxaithong (2017)

Qua bảng 4.3 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2017 là 978,32 tỷ kíp, bình quân 3 năm tăng 10,62 %. Có được sự tăng trưởng vượt bậc này là do GTSX của hầu hết các ngành đều tăng. GTSX ngành nông nghiệp, ngành chiếm trên 25% GTSX, bình quân qua 3 năm tăng 3,57 %. Tuy nhiên, trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, GTSX ngành trồng trọt có xu hướng tăng chậm nhất qua các năm mặc dù huyện xác định sản xuất trồng trọt theo hướng hàng hóa là thế mạnh của địa phương, bình quân qua 3 năm tăng 1,91%, đến năm 2016 thì ngành trồng trọt chỉ chiếm 51,98 % GTSX toàn ngành nông nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do diện tích trồng cây lâu năm đặc biệt là cao su trong hoàn cảnh mất giá như một vài năm gần đây không còn cho giá trị kinh tế cao như trước nữa.

Ngành chăn nuôi và NTTS có xu hướng tăng qua 3 năm, bình quân tăng 4,17%. Có được kết quả này do chăn nuôi gia súc, gia cầm được đẩy mạnh bằng việc đưa các tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống của bà con nông dân đã góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi và làm tăng GTSX ngành chăn nuôi. Mặt khác, trong 3 năm trở lại đây, do công tác phòng dịch được cơ quan chức năng và hộ dân thực hiện tốt nên không để dịch bệnh lớn xảy ra.

Ngành lâm nghiệp có xu hướng giảm rõ rệt về giá trị sản xuất, bình quân qua 3 năm giảm 49,53 %.

Ngành dịch vụ nông nghiệp là ngành có tiềm lực và cho giá trị cao, do được đầu tư đúng mức nên tốc độ tăng GTSX tăng rất mạnh, bình quân qua 3 năm tăng trên 77%, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp của huyện và một số vùng lân cận.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển giáo dục và y tế

a. Giáo dục - đào tạo

Năm 2015 trên địa bàn huyện Naxaithong có 5 trường trung học phổ thông, 26 trường trung học cơ sở và 27 trường tiểu học với tổng số 843 phòng học. Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; chất lượng đại trà ổn định, chất lượng mũi nhọn được giữ vững; công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được duy trì và phát triển. Đến nay, trên địa bàn huyện có 29 trường đạt chuẩn quốc gia.

của UBND tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh chăm sóc toàn diện cho nhân dân, tổng số lần khám là 109.791 lượt người, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 14.298 người. Công tác dự phòng được triển khai đồng bộ, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi đầy đủ, kịp thời, đến nay đã có 21 xã chuẩn quốc gia về y tế.

Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho các xã, triển khai đăng ký thôn không có người sinh con thứ ba trở lên gắn với việc vay vốn phát triển xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh công tác xã hội hoá công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.

4.1.2. Một số đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Naxaithong Naxaithong

4.1.2.1. Thuận lợi

- Địa hình bằng phẳng, kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện naxaithong, thủ đô viêng chăn, lào (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)