STT Loại sử dụng đất Các kiểu sử dụng Đơn vị đất đai
1 Lúa 1 vụ lúa nước 10, 11, 16, 17-22
2 Đất lúa màu 1 vụ lúa nước -1 vụ cây CNNN
10, 11, 16, 17, 18, 20
3 Đất chuyên màu cây hàng năm khác 2 vụ rau màu Chuyên trồng ngô Chuyên trồng dứa Chuyên trồng bông Chuyên trồng mía 1, 2, 12-14, 16, 17, 18, 20
4 Đất trồng cây ăn quả cây ăn quả có múi cây ăn quả khác
3-5
5 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
cây lấy sợi cây lấy mủ
4.4.2. Các giải pháp nâng cao độ phì nhiêu đất
+ Đất xám feralit: trên đất này hiện đang trồng các cây rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm. Đây là loại đất có phản ứng chua, phân bố trên địa hình dốc, có thành phần thành phần cơ giới trung bình đến thịt nhẹ, độ phì nhiêu thấp. Chính vì vậy để nâng cao độ phì nhiêu cần phải tăng cường bón phân hữu cơ, bổ sung phân bón vô cơ cho cây, bón vôi với các loại rau màu ưa môi trường trung tính và áp dụng các biện pháp chống xói mòn cho đất.
+ Ðất đen glây: trên đất này hiện đang trồng các cây rau màu, lúa nước một vụ. Đây là loại đất bị glay nông, có phản ứng chua nhẹ, có hàm lượng mùn cao, phân bố trên địa hình thung lũng, có thành phần thành phần cơ giới trung bình, độ phì nhiêu trung bình. Để trồng các cây màu cần đánh luống cao, đào các rãnh thoát nước tốt, bón thêm phân lân.
+ Ðất xám bạc màu: Nhìn chung, tầng đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, dễ bị chặt, bí, thường bị khô hạn, đất có phản ứng chua ít đến rất chua. Các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu rất thấp, hàm lượng mùn trong đất thấp. Nhược điểm chính của đất xám bạc màu là chua, nghèo chất dinh dưỡng, thường xuyên khô hạn. Hiện nay đang sử dụng: trồng các loại cây chịu hạn như ngô, khoai, sắn, lúa cạn, cao su, các cây họ đậu. Để cải tạo loại đất này, ta cần sử dụng những phương pháp sau: Cải thiện hệ thống thủy lợi để đảm bảo cung cấp nước tưới vào mùa khô; bón vôi cải tạo cho đất; cày sâu, bón tăng phân hữu cơ, bón phân hóa học hợp lý.
+ Đất mới biến đổi trung tính ít chua: Đất này hiện chủ yếu trồng các cây ngắn ngày, cần bón phân cân đối, tăng cường trả lại tàn dư thực vật cho đất.
+ Đất phù sa glây: Đất cũng được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa, nhưng phân bố ở địa hình thấp, khó thoát nước. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao, chặt, bí, trong đất các quá trình khử xảy ra mãnh liệt, hình thái phẫu diện thường có màu xanh ánh thép nguội, dính dẻo, glây trong toàn phẫu diện, màu xám xanh có xen lẫn những vệt vàng. Đất có phản ứng chua vừa (pHKCl dao động từ 4,4 - 4,8), mùn ở tầng mặt khá cao (2 - 3%), đạm, lân tổng số và cation trao đổi đều thuộc loại khá. Đất rất thích hợp trồng lúa, có khả năng cho năng suất cao, tuy vậy cần bón vôi khử chua cho đất và tìm cách giảm quá trình khử để hạn chế quá trình glây làm xấu tính chất của đất.
loại hoa màu, lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
Những vùng đã được xây dựng hệ thống thủy lợi tốt, chủ động đảm bảo tưới tiêu và thâm canh cho năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất cũng rất cao. Tuy nhiên khi sử dụng đất phù sa chua cần lưu ý nâng cao hàm lượng hữu cơ và giảm dần mức độ chua của đất, cần sử dụng cân đối dinh dưỡng cho cây trồng. Những nơi đất canh tác chuyên màu hoặc lúa - màu cần áp dụng các công thức luân canh với các loại cây họ đậu để cải thiện độ phì đất.
+ Đất lầy: Ðất lầy thường rất giàu hữu cơ và mùn (OM% thường đạt 3- 4%), tuy nhiên đây chủ yếu là dạng mùn thô do các xác sinh vật thủy sinh tích đọng và phân hủy và do quá trình khoáng hóa diễn ra rất chậm ở đây. Ðất có phản ứng rất chua (pHKCl < 4,4). Trong đất có chứa nhiều các chất khử như Fe2+, H2S...đất nghèo đến rất nghèo lân và kali dễ tiêu.
Về sử dụng, hiện nay chủ yếu trồng lúa một vụ. Biện pháp cải tạo đối với đất lầy chủ yếu là tiêu nước, bón vôi, phân lân nung chảy, kali. Nên chuyển hướng kết hợp lúa - cá, hoặc chuyên nuôi trồng thủy sản.
+ Đất đen glây: Ðất có hàm lượng hữu cơ cao nhưng nước ngầm phân bố nông, dễ bị ngập vào mùa mưa do phân bố ở địa hình thung lũng thoát nước kém. Hiện đang được sử dụng trồng lúa một vụ. Để nâng cao độ phì nhiêu đất có thể sử dụng các biện pháp sau:
Dùng kênh tiêu để hạ thấp mực nước ngầm và thoát nước mặt vào mùa mưa. Một số diện tích đất sau khi đã thoát nước tốt có thể trồng thêm một vụ rau màu. Bón vôi khử chua và lân là những yếu tố hạn chế của đất bên cạnh việc cung cấp cân đối với đạm và kali.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN
1. Naxaithong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Đông nam của Thủ đô Viêng Chăn, Trên địa bàn huyện nhiều tuyến giao thông đường bộ huyết mạch của tỉnh chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế, chính trị và thu hút đầu tư.
2. Naxaithong có tổng diện tích tự nhiên 88.387,79 ha. Cơ cấu sử dụng đất theo hiện trạng của huyện được thể hiện cụ thể như sau: đất nông nghiệp chiếm 25,45 %, đất lâm nghiệp chiếm 64,92%, đất phi nông nghiệp 13,126 ha, chiếm 15,50%, đất chưa sử dung chiếm 36,91% tổng diện tích đất tự nhiên.
3. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Naxaithong tỷ lệ 1/25.000 được xây dựng trên cơ sơ 4 chỉ tiêu phân cấp bao gồm: Loại đất, độ phì, độ dốc, thành phần cơ giới. Kết quả thu được với diện tích khảo sát là 34.710,30 ha của huyện huyện Naxaithong là: Huyện có 22 đơn vị đất đai với 59 khoanh đất. Đơn vị đất đai số 13 có diện tích lớn nhất là 7.109,87 ha chiếm 20,48% diện tích khảo sát. Đơn vị đất đai nhỏ nhất là đơn vị số 6 với diện tích 1,06ha
4. Hiện tại huyện Naxaithong có 5 loại sử dụng đất chính là: đất chuyên lúa, đất chuyên lúa - rau màu, đất chuyên rau màu, đất cây ăn quả và đất cây công nghiệp lâu năm. Để nâng cao độ phì nhiêu của đất cần chú trọng các giải pháp sau: bón thêm phân hữu cơ (trừ đất đen và đất lầy); bón phân khoáng hợp lý; bón vôi với các loại đất xám, đất phù sa chua, đất gley; Với các loại đất lầy, đất xám gley, đất phù sa gley cần cải thiện hệ thống thoát nước mặt, tiêu nước ngầm; Cải thiện hệ thống tưới cho đất xám, xám bạc màu và phù sa trung tính ít chua.
5.2. KIẾN NGHỊ
- Việc ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ GIS trong việc xây dựng bản đồ đơn vị đất ở địa phương để phúc vụ cho đánh giá đất ở mức độ chi tiết.
- Mở rộng ứng dụng của GIS trong xây dựng và quản lý thông tin bản đồ, hỗ trợ cho các công tác nghiên cứu nông nghiệp ở các phạm vi và cấp độ khác
- Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của đề tài có thể áp dụng cho xây dựng quy hoạch kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đây là một trong những cơ sơ để đánh giá mức độ thích hợp đất đai trên địa bàn huyện Naxaithong với từng loại cây trồng để từ đó đưa ra các biện pháp cải tạo thích hợp nhằm sử dụng đất đai một cách triệt để, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà vẫn bền vững cho sự phát triển trong tương lai
TÀI LIỆU THAM KHAO I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Bùi Quang Toản (1986). Một số kết quả phân hạng đánh giá đất, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr.13-15.
2. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1999). Giáo trình đánh giá đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đào Châu Thu (2007). Đánh giá đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và định hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
5. Đỗ Nguyên Hải (2001). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
6. Đỗ Nguyên Hải và Hoàng Văn Mùa (2007). Giáo trình Phân loại đất và xây dựng bản đồ đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Đoàn Công Quỳ (2000). Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp huyện Đại từ - tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, Hà Nội.
8. Hồ Huy Thành, Đào Châu Thu và Trần Quốc Vinh (2016). Xây đựng bản đồ đơn vị đất đai và đánh giá thích hợp đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố Hà Tĩnh. Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 14 (3). tr. 409-421. 9. Lê Thị Giang và Nguyễn Khắc Thời (2010). Ứng dụng GIS đánh giá thích hợp đất
đai phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Tạp chí khoa học và phát triển. 8 (5). tr. 823-831.
10. Lê Thị Giang (2011). Tích hợp GIS và đánh giá đa chỉ tiêu (MCA) trong đánh giá thích hợp trồng vải thiều huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Proceeding Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2011.
11. Lê Ngọc Văn (2014). Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội.
Nam Định. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, Hà Nội.
13. Nguyễn Đình Bồng (1995) Đánh giá tiềm năng sản xuất nông nghiệp vùng đất trống đồi núi trọc của tỉnh Tuyên Quang. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp
14. Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995). Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam. Hội thảo quốc gia về Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Nhân (1996). Đặc điểm đất và đánh giá khả năng sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Luận án PTS khoa học nông nghiệp. Viện KHKTNN Việt Nam.
16. Nguyễn Công Pho (1995). Báo cáo tóm tắt đánh giá đất vùng đồng bằng sông Hồng. Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn ích Tân (2000). Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại Học nông Nghiệp I, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Thu Trang (2015). Đẩy mạnh hoạt động điều tra đánh giá đất đai trong chiến lược phát triển bền vững ứng phó biến đổi khí hậu. Truy cập ngày 15/08/2018 tại: http://www.gdla.gov.vn/index.php/vi/news/Hoat-dong-trong-nganh/Day-manh- hoat-dong-dieu-tra-danh-gia-dat-dai-trong-chien-luoc-phat-trien-1120.html
19. Phạm Quang Khánh và Trần An Phong (1994). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất vùng Đông nam bộ trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Đề tài KT, Hà Nội. 20. Phan Thị Thanh Huyền (2004). Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS
phục vụ cho đánh giá đất nông nghiệp huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Quốc hội (2013). Luật Đất đai năm 2013. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Trần Thị Băng Tâm (2006). Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Trần Quốc Vinh (2003). Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
24. Vũ Thị Bình (1995) Đánh giá đất đai phục vụ định hướng quy hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lâm vùng đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp trường Đại học Nông nghiệp I
25. Vũ Khắc Hoà (1996). Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - Tỉnh Hà Bắc. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
26. Vũ Thị Thanh Tâm (2007). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Kiến Thuỵ - thành phố Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, trường ĐHNNI.
II. Tài liệu tiếng Anh:
27. FAO (1976). A Framework for Land Evaluation, Rome. 28. FAO (1983). Land Evaluation for Rainfed Agriculture, Rome. 29. FAO (1985). Land Evaluation for Irrigated Agriculture, Rome. 30. FAO (1988). Land Evaluation for Rural Development, Rome. 31. FAO (1989). Land Evaluation for Extensive Grazing, Rome.
32. FAO (1994). Land Evaluation and Farming Systems Analysis for Land Use Planning, Working document, Rome.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số đặc tính đánh giá độ phì nhiêu
Đặc tính Đánh giá Phân cấp Điểm
Độ chua của đất (pHKCL)
Trung tính ≥ 6,0-7,0 3
Chua, ít chua 4,0-5,0 và > 5,0-6 2 Rất chua, kiềm < 4,0 và > 7,0 1
Chất hữu cơ tổng số (OM %)
Giầu ≥ 2,0 3
Trung bình 1,0-2,0 2
Nghèo < 1 1
Dung tích hấp thu CEC (lđl/100g đất)
Cao ≥ 25 3
Trung bình ≥ 10-25 2
Thấp < 10 1
Nguồn: Hồ Huy Thành và cs. (2016)
Phụ lục 2. Thang điểm đánh giá
Điểm Phân cấp
8-9 Cao
6-7 Trung bình