Vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX, sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đƣợc tiến hành trong hồn cảnh đất nƣớc có nhiều khó khăn, thách thức. Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống các nƣớc XHCN tan rã, phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế tạm thời lâm vào thối trào.
Cuộc cách mạng KH-CN trên thế giới phát triển mạnh mẽ, kinh tế tri thức trở thành hiện thực ở một số quốc gia và là xu thế phát triển của thế giới. KH-CN phát triển vũ bão, tạo tiền đề hình thành nền văn minh trí tuệ, KH-CN dần trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp; tri thức ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất lao động, trở thành tiêu chí quyền lực, tƣợng trƣng cho sức mạnh của KT-XH. Xu thế hội nhập, quốc tế hóa kinh tế và đời sống xã hội diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn tất cả các quốc gia,
dân tộc. Trƣớc thực tế đó, trí thức Việt Nam gặp khó khăn trong việc bắt nhịp với sự phát triển của thế giới và thể hiện vai trò, vị trí của mình.
...chúng ta đang sống trong một thời đại mà cùng với quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ hiện đại có tác động mạnh mẽ và toàn diện đời sống các dân tộc, đến quá trình phát triển kinh tế thế giới, đến bản thân của quá trình cách mạng cải biến xã hội [125, tr.17-18].
Trong xu thế phát triển của thời đại, trí tuệ ngày càng trở thành yếu tố quyết định để mỗi quốc gia có thể hồ nhịp vào tiến trình phát triển chung của nhân loại. Xây dựng ĐNTT có ý nghĩa quyết định việc cải biến, nâng cao năng lực của lực lƣợng sản xuất, là con đƣờng tốt nhất để "đi tắt, đón đầu", vƣơn lên rút ngắn khoảng cách với các nƣớc tiên tiến, đẩy lùi nguy cơ của các nguy cơ là tụt hậu xa hơn về kinh tế. Do vậy, xây dựng ĐNTT vững mạnh chính là điều kiện để bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và mở rộng hợp tác bình đẳng với các nƣớc.
ĐNTT có vai trị là lực lƣợng sáng tạo các giá trị văn hóa dân tộc và là lực lƣợng trung gian trong việc tiếp biến có hiệu quả những thành tựu của nhân loại làm giàu trí tuệ bản thân và góp phần nâng cao trình độ trí tuệ và nhân tài cho đất nƣớc; làm cầu nối trong quan hệ đối ngoại, góp phần đa dạng hóa quan hệ ngoại giao với các nƣớc, các dân tộc trên thế giới. Bởi vậy, xây dựng ĐNTT là phát triển nguồn nhân lực và nhân tố con ngƣời, phát huy và nâng cao tiềm lực trí tuệ và những nguồn lực nội sinh của đất nƣớc.
Công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc là một minh chứng cụ thể của việc phát huy hiệu quả vai trị của trí thức KH-CN. Cuộc cải cách ở Trung Quốc với bài học về chú trọng xây dựng ĐNTT và KH-CN. Đặng Tiểu Bình khẳng định: ―Khoa học kỹ thuật là lực lƣợng sản xuất thứ nhất‖, nhiệm vụ trọng tâm là ―Phát triển khoa học kỹ thuật cao, thực hiện công nghiệp hóa‖. Giang Trạch Dân cho rằng: ―Sáng tạo là linh hồn của một dân tộc tiến bộ, là động lực không bao giờ khô cạn của sự thịnh vƣợng, sự phát triển của một quốc gia‖. Chú trọng phát triển tiềm
lực trí tuệ là một trong những động lực quan trọng giúp Trung Quốc đạt những kết quả lớn trong công cuộc cải cách, mở cửa, phát triển KT-XH.
Nhƣ vậy, có thể thấy sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã mở ra khả năng chƣa từng có để phát huy mọi nguồn lực của đất nƣớc, tạo cơ hội để trí thức thể hiện tài năng trí tuệ, năng lực sáng tạo, đồng thời đặt ra những nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với ĐNTT. Để công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế thành công, yêu cầu Việt Nam phải xây dựng cho mình một ĐNTT lớn mạnh tồn diện, đồng bộ đáp ứng ngày càng tốt các đòi hỏi thực tiễn đặt ra. ĐNTT lớn mạnh, tiềm lực trí tuệ đất nƣớc đƣợc nâng cao là một trong những yếu tố quan trọng để nắm bắt thời cơ mà xu thế tồn cầu hóa, cuộc cách mạng KH-CN đem lại, CNH, HĐH đất nƣớc thành công.
Cùng với yêu cầu phát triển KH-KT, văn hoá, thực tiễn đổi mới đất nƣớc đặt ra nhiều vấn đề cấp bách và cơ bản đòi hỏi phải đƣợc làm sáng tỏ về lý luận, đặc biệt là về KHXH.