2.2 Quá trình xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam 1961-1965
2.2.3 Xây dựng lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích
Ở các khu, tỉnh, trên cơ sở lực lượng vũ trang đã có, Ban Quân sự Miền chỉ đạo củng cố các đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội làm đơn vị tập trung của cấp mình, đồng thời phát triển mạnh lực lượng du kích tập trung và không thoát ly ở cơ sở. Trên cơ sở đó, lực lượng du kích, bộ đội địa phương cũng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Trong phong trào Đồng khởi, do lực lượng vũ trang còn hạn chế, riêng lực lượng dân quân, du kích trên toàn miền Nam, “năm 1959 mới chỉ có khoảng 4000, đến năm 1960 lên tới 10.000
người; thực hiện phương châm kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, quân và dân miền Nam đã đẩy mạnh chiến tranh du kích, phá thế kìm kẹp của Mỹ - ngụy; tiêu hao, tiêu diệt và giải tán các lực lượng phản động, phá hệ thống chính quyền cơ sở của chúng, lập chính quyền cách mạng ở cơ sở. Đến cuối năm 1961, bộ đội địa phương các tỉnh, huyện trên toàn miền Nam có khoảng 24.500 người. Mỗi huyện tổ chức được 1 trung đội hoặc 1 đại đội, tỉnh có từ 1-2 đại đội bộ binh hoặc đặc công. Du kích, tự vệ có khoảng 100.000 người, trong đó 70.000 ở Nam Bộ, 30.000 ở khu V” [45, tr.54].
Trong đó, tại Khu 7 có lực lực bộ đội địa phương và dân quân du kích mạnh nhất, hầu hết các tỉnh đều có 1 đến 2 đại đội tập trung. Hầu hết các xã vùng ven đều có tiểu đội du lích tập trung làm chủ 167 thôn, tạo bàn đạp cho lực lượng cách mạng nội thị đứng chân. Hệ thống trinh sát quân báo cơ động và địa phương được xây dựng từu quân khu và địa phương nội, ngoại đô.
Tháng 10 năm 1962, hội nghị đầu tiên của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam về công tác đảng, công tác chính trị toàn Miền diễn ra ở chiến khu miền Đông Nam Bộ. Tháng 11 năm 1962, hội nghị tổng kết chiến tranh du kích toàn miền Nam lần thứ nhất được triệu tập tại Chiến khu Dương Minh Châu. Miền Đông Nam Bộ có 5 xã được báo cáo điển hình về chiến tranh nhân dân; tỉnh Tây Ninh được báo cáo kinh nghiệm xây dựng xã, ấp chiến đấu liên hoàn. Hội nghị xác định lực lượng vũ trang là đòn bẩy đặc biệt quan trọng, kết hợp với lực lượng chính trị quần chúng (là lực lượng cơ bản trong phá ấp chiến lược). Sau năm 1963, lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích phát triển hết sức mạnh mẽ.
Các đơn vị nữ địa phương quân đã ra đời chính trong giai đoạn này.
Tháng 10-1963, trung đội nữ vũ trang đầu tiên thuộc tỉnh ra đời. Đó là trung
đội nữ của tỉnh Bến Tre gồm 43 chị, do các chị Thu Hà, Mười Thành, Năm
Hoa chỉ huy .
Tây Nam Bộ, đã thành lập đội nữ địa phương quân, như đội nữ pháo binh huyện Tri Tôn (An Giang), các trung đội nữ địa phương quân ở các huyện Ô Môn, Phụng Hiệp, Long Phú, Châu Thành (Cần Thơ); Vũng Liêm, Càng Long, Cầu Kè (Trà Vinh).
Quy mô các đội nữ địa phương quân thường ở cấp trung đôi, quân số từ 30 đến 40 người. Nhiệm vụ của các trung đội nữ là vũ trang tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng ở các vùng sâu, vùng yếu; cải trang vào thị xã, thị trấn nắm tình hình địch phục vụ các trận đánh lớn.
Bên cạnh các trung đội chỉ có riêng nữ, ở các tỉnh, huyện còn trung đội bộ đội địa phương mà nữ chiếm đa số. Riêng tỉnh Cần Thơ tng đội, mà trong đó có đến 80% quân số là nữ
“Trong lực lượng dân quân du kích ở miền Nam nói chung, số nữ du kích chiếm 2/3 quân số. Chị em dân quân du kích hăng hái tập quân sự, rào làng chiến đấu, bố trí hầm chông, hố chông, lựu đạn, gài mìn tự tạo… Chưa có súng thật, chị em dùng súng gỗ, súng bập dưa, tập nhồi “mút nhét” và tập sử dụng “súng ngựa trời” [45, tr.102]. Để giữ thế hợp pháp đêm đến các chị tham gia đánh địch, ban ngày các chị cùng nhân dân đấu tranh chính trị. Phong trào ba mũi giáp công tại chỗ kết hợp đánh du kích, đấu tranh chính trị và binh vận phát triển rộng rãi. Chị em là lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích ở miền Nam. Chỉ từ năm 1961 đến 1965 đã có 520.359 phụ nữ tham gia xây dựng làng chiến đấu.