2.2 Quá trình xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam 1961-1965
2.2.5 Xây dựng lực lượng an ninh miền
Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng cũng như chủ động điều tra tấn công địch, tháng 7/1960 Bí thư Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị số 01 thành lập Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy và Ban An ninh các cấp. Chỉ thị nêu rõ: Trước đây Đảng dựa vào quần chúng làm nền tảng để đấu tranh bảo vệ Đảng, điều đó rất đúng, cần phải tiếp tục nhưng đã đến lúc cần phải có một tổ chức chuyên trách đi sâu điều tra nghiên cứu, giúp Đảng nắm chắc tình hình để tổ chức tiến công địch bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng. Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy được thành lập với phiên hiệu C39B do đồng chí Phạm Thái Bường, Xứ ủy viên phụ trách, Cao Đăng Chiếm là Phó Ban, sau bổ sung Huỳnh Việt Thắng vào lãnh đạo Ban.
Với sự ra đời của Ban Bảo vệ An ninh, lực lượng an ninh miền Nam được hình thành gồm lực lượng an ninh nhân dân và an ninh vũ trang. Lực lượng an ninh nhân dân hoạt động trong vùng địch kiểm soát, vùng tranh chấp và vùng giải phòng, làm nhiệm vụ điều tra, nắm tình hình địch, xây dựng cơ sở cách mạng, tấn công làm vô hiệu hóa các hoạt động điều tra, thu thập tin tình báo của địch, hoạt động của các đảng phái phản động; bảo vệ nội bộ Đảng, chính quyền, các hoạt động cách mạng trong vùng giải phóng. Lực lượng an ninh vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, chống địch càn quét, lấn chiếm, trừ gian, diệt ác trong vùng địch chiếm đóng.
Nhiệm vụ trước mắt của Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy là tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo công tác bảo vệ căn cứ, chống do thám gián điệp, bảo vệ vùng giải phóng, tự quản ấp xã. Theo nhiệm vụ được giao. Lực lược bảo vệ căn cứ trước đây là tiểu đoàn công an vũ trang, lúc này do ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy trực tiếp chỉ đạo. Thực hiện đường lối cách mạng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III và Chỉ thị của Bộ Chính trị, Xứ ủy Nam Bộ ra chỉ thị “về đấu tranh chống gián điệp và xây dựng tổ chức an ninh bảo vệ của ta”. Chỉ thị chỉ
rõ một số hạn chế là: Phát triển các tổ chức chính trị, võ trang và sử dụng người không chặt chẽ, có nơi cố kiếm người cho được việc trước mắt, chỉ căn cứ vào một vài thành tích cũ, vài hành động mới mà không điều tra lý lịch, như không điều tra phân biệt cán bộ ở tù ra, sử dụng bừa bãi số đầu hàng đầu thú, thậm chí đưa cả do thám, dân vệ, tề cũ vào tổ chức đến khi bọn này phản lại mới hay Quá trình xem xét, tuyển chọn, phát triển lực lượng của Ban Bảo vệ Xứ ủy đều căn cứ vào sự lãnh đạo của Xứ ủy. Nhờ vậy, phong trào cách mạng miền Nam ngày càng phát triển.
Đầu tháng 10/1961, Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Cục miền Nam được triệu tập tại chiến khu Đ. Trung ương Cục miền Nam là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, căn cứ vào Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam ngay trong hội nghị thành lập, Thường vụ Trung ương Cục quyết định đổi tên Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy thành Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, đồng chí Phan Văn Đáng là Trưởng ban, đồng chí Cao Đăng Chiếm là Phó ban; Huỳnh Việt Thắng là ủy viên. Cũng trong thời gian này, Trung ương Cục chủ trương giao toàn bộ công tác tình báo chiến lược của Ban Địch tỉnh khu Sài Gòn-Gia Định cho Tham mưu Quân giải phóng Miền. Bộ phận còn lại của Ban Địch tỉnh Xứ ủy chuyển về Ban Bảo vệ An ninh Trung ương Cục miền Nam.
Đầu năm 1961, sau khi nhận chức Tổng thống, để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Kennedy thông qua kế hoạch Xtaley-Taylor, lấy việc thực hiện quốc sách “ấp chiến lược” làm xương sống. Với sự tài trợ và chỉ đạo của CIA, tháng 6/1961 Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh số 103/TT thành lập “Liên đoàn quan sát”, “Lực lượng đặc nhiệm” xây dựng và bố trí các vành đai đồng bào thiên chúa giáo bị cưỡng ép di cư, tập trung trên các địa bàn chiến lược, đặc biệt tăng cường mạng lưới tình báo, cảnh sát nhằm thực hiện “Tình báo hóa” trong các tổ chức hành chính, quân đội, các tôn giáo, đảng phái, hội đoàn.
Trong khi đó khó khăn lớn nhất của An ninh miền Nam là thiếu cán bộ để hình thành khung an ninh các cấp, để có cơ sở cho việc tuyển chọn cán bộ an ninh, ngày 4/8/1961, Xứ ủy Nam Bộ ra chỉ thị nhấn mạnh những điều kiện chung cho cán bộ của ban an ninh bảo vệ là: Cơ quan an ninh bảo vệ các cấp hiện nay và sau này sẽ là công cụ chuyên chính của giai cấp, nó có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, trấn áp bọn phản cách mạng. Vì vậy, các cấp phải hết sức thận trọng trong việc chọn lựa cán bộ. Xứ ủy xác định phải chọn lựa cán bộ thật đảm bảo để chuẩn bị cho bộ máy chuyên môn về sau theo các tiêu chuẩn sau: Tuyệt đối trung thành với Đảng, chiến đấu dũng cảm và liên tục; Lý lịch trong sạch; Thành phần cơ bản, nếu là thành phần khác (trung nông, tiểu tư sản) thì cũng phải trải qua đấu tranh cải tạo, đã được thử thách; Không tham ô, hủ hóa (mê gái, tham tiền có hệ thống)
Ngoài công tác tuyển chọn cán bộ an ninh tại chỗ, việc chi viện cán bộ công an cho chiến trường miền Nam trở thành yêu cầu cấp bách để đáp ứng với yêu cầu của cách mạng miền Nam. Ngày 9-10-1961, Ban an ninh Trung ương cục có điện số 235/NB gửi Bộ Công an đề nghị chi viện cán bộ giúp An ninh miền Nam nhanh chóng có đủ lực lượng để hình thành bộ máy an ninh các cấp.
Đảng đoàn và lãnh đạo Bộ công an xác định chi viện cho An ninh miền Nam là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của lực lượng công an nhân dân. Do vậy, ngay từ tháng 6-1961, Bộ chủ động “lựa chọn gần 300 cán bộ quê ở miền Nam và một số ở miền Bắc đang giữ chức vụ Phó Cục trưởng, Phó Trưởng ty, Trưởng Phó phòng, Trưởng Phó huyện, thị xã và cán bộ trung cấp tập trung về Trường Công an Trung ương để bồi dưỡng thêm về đường lối, phương châm, nguyên tắc, chính sách đấu tranh chống phản cách mạng của Đảng, tình hình cách mạng miền Nam, kinh nghiệm chiến đấu, giữ vững khí tiết cách mạng và bồi dưỡng thể lực” [67, tr.47]. Tháng 2-1962, 260 cán bộ lên đường chi viện cho An ninh miền Nam. Tháng 4-1962, đoàn cán bộ cao
cấp do Huỳnh Anh (Chín Huỳnh), Phó Cục trưởng cục phái khiển, mang theo “quà” của Bộ là bộ điện đài thu phát hai chiều gửi Ban An ninh Trung ương Cục, các tài liệu về đường lối, phương châm, nguyên tắc, chính sách đấu tranh chống phản cách mạng của Đảng và các biện pháp nghiệp vụ công an. Số cán bộ chi viện của hai đợt được bổ sung cho Trị Thiên Huế 11 người, Liên khu V 89 người, Ban An ninh Trung ương Cục 160 người (bao gồm cả Nam Bộ, Khu IV, Khu X và Khu VI).
Được sự chi viện của Bộ, tháng 8-1962, Ban Bảo vệ An ninh Trung ương Cục đã kiện toàn về tổ chức. Thường vụ Trung ương Cục cử đồng chí Phan Văn Đáng, Phó Bí thư Trung ương Cục làm Trưởng ban, đồng chí Cao Đăng Chiếm làm Phó ban, các ủy viên gồm: đồng chí Lê Văn Còn (Mười Thạch), Huỳnh Việt Thắng (Tư Thắng), Huỳnh Anh (Chín Huỳnh), Thái Doãn Mẫn (Tám Nam). Bộ máy tổ chức An ninh Trung ương Cục có các tiểu ban: Văn phòng (B1), tiểu ban Bảo vệ chính trị (B2), tiểu ban Điệp báo (B3), trung đội bảo vệ vũ trang và bộ phận sản xuất, các tổ điện đài cơ yếu.
Sự ra đời của Trung ương Cục miền Nam cùng với Ban an ninh Trung ương Cục miền Nam có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cuộc đấu tranh chống phản cách mạng ở miền Nam. Từ đây, ở miền Nam đã có một tổ chức chuyên trách, chỉ đạo công tác trừ gian diệt ác, đấu tranh chống các hoạt động tình báo, gián điệp, chiến tranh tâm lý của địch, vận động quần chúng phòng gian bảo mật, phục vụ cho cấp ủy đảng nắm tình hình để tổ chức tấn công địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lượng cách mạng, góp phần tích cực giữ vững và đẩy mạnh phong trào cách mạng, từng bước tiến lên vững chắc và làm cho địch thất bại ngày càng nặng nề hơn.
Tại Sài Gòn, Gia Định, trước sự phát triển nhanh chóng của tình hình, để đáp ứng yêu cầu bức thiết, cần có lực lượng an ninh tham mưu cho Đảng trong đấu tranh chống các âm mưu, thủ đoạn tình báo gián điệp Mỹ và tay sai, làm nòng cốt cho các cuộc đấu tranh của quần chúng, ngày 19-3-1961 Khu ủy
quyết định thành lập Ban Bảo vệ An ninh khu Sài Gòn-Gia Định (T4) do đồng chí Huỳnh Văn Bách (Năm Tấn) làm Trưởng ban, có các bộ phận: văn phòng (do đồng chú Huỳnh Văn Em làm chánh văn phòng), bộ phân nông thôn do Huỳnh Văn Bách kiêm nhiệm. Đồng chí Nguyễn Văn Thông (Tám Thông) và Tư Hùng phụ trách xây dựng và bảo vệ căn cứ. Tám Lừng phụ trách trại giam. Bộ phận đô thị do Sáu Lộc phụ trách. Ban còn các lãnh đạo khu ủy, số cán bộ trong đội được bổ sung đều là con em cán bộ, công tác tuyển chọn các bộ làm rất kỹ [8, tr.26].
Ở Khu V, được Bộ Công an chi viện, cùng một số các bộ tại chỗ, đầu năm 1962, Thường vụ Khu ủy ra chỉ thị thành lập Ban Bảo vệ an ninh các cấp ở Khu V. Từ tháng 2/1962, ban Bảo vệ An ninh Khu V và các tỉnh, huyện được lần lượt thành lập. Một số các bộ trong các ban của Đảng được chuyển sang làm công tác an ninh của khu và các tỉnh. Cấp uy Đảng đều cử cấp ủy viên sáng phụ trách an ninh. Ban anh ninh Khu V được thành lập (Ký hiệu A.H 230) do đồng chí Nguyễn Xuân Nhỉ (tức Tâm) Thường vụ Khu ủy phụ trách. Đồng chí Lê Văn Đại (tức Hùng) làm Phó ban. Đồng chí Nguyễn Cân (Trường Sơn), Ba Vy là ủy biên ban và một số các bộ nghiệp vụ. Tổ chức của Ban An ninh Khu V lúc mới thành lập gồm có 3 bộ phận: Văn phòng, tổ điện đài, tổ cơ yếu [33, tr 76].
Cuối năm 1961 đầu năm 1962, Ban Bảo vệ An ninh khu IX (khu Tây Nam Bộ - T3) chính thức thành lập. Đồng chí Lâm Văn Thế, Ủy viên Thường vụ khu ủy làm Trưởng ban, Ngô Quang Hớn là Phó ban thường trực. Nguyễn Văn Cúc, Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Văn Minh làm ủy viên. Nhiệm vụ của Ban Bảo vệ An ninh khu được xác định là: tham mưu cho khu ủy về công tác an ninh, chỉ đạo an ninh các tỉnh; bảo vệ cơ quan khu ủy và vùng căn cứ cách mạng. Khu ủy đã bố trí một số tiểu bạn trực thuộc gồm: Văn phòng, điệp báo, bảo vệ chinh trị, cơ quan, bộ phận huấn luyện, trường. Sau khi an ninh Khu IX thành lập, hệ thống an ninh khu đến các tỉnh, huyện, xã trong khu từng bước được cây dựng củng cố và ngày càng hoàn thiện.
Quý I/1962, Ban Bảo vệ An ninh khu VIII Trung Nam Bộ (T2) thành lập. Ban lãnh đạo gồm: đồng chí Huỳnh Việt Thắng, Khu ủy viên làm Trưởng ban phụ trách chung, Nguyễn Văn Y (Nam Trà) làm Phó ban thường trực; Nguyễn Công Bình làm Ủy viên phụ trách công tác bảo vệ căn cứ.
Để giúp lãnh đạo Bộ nắm tình hình địch ở Miền Nam, tháng 2/1962, Bộ Công an thành lập Tổ theo dõi điện đài ở Miền Nam (tổ 15) trực thuộc Bộ trưởng, gồm một số các bộ am hiểu tình hình Miền Nam và một số các bộ cơ yếu do đồng chí Phạm Tấn Kiềm phụ trách. Nhiệm vụ của tổ 15 là nắm tình hình địch, tổng hợp, nghiên cứu báo cáo Bộ trưởng để chỉ đạo công tác chi viện an ninh miền Nam, kịp thời thông tin cho an ninh các khu, tỉnh về hoạt động của địch để giúp các địa phương có kế hoạch đối phó kịp thời.
Trước yêu cầu của công tác chống do thám, gián điệp, bảo vệ vùng căn cứ, giữa năm 1961, Khu ủy Khu Đông Nam Bộ quyết định thành lập Ban Bảo vệ An ninh khu Đông Nam Bộ (T1) do đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Bí thư Khu ủy làm Trưởng ban, Mười Đen và Hồ Thảo làm Phó ban. Tổ chức Ban lúc đầu gồm một số cán bộ công an thời kỳ kháng chiến chống Pháp được Khu ủy điều từ các ngành về và 5 chiến sĩ tân binh làm nhiệm vụ sản xuất tự túc, canh gác trại giam. Khu được Ban bảo vệ An ninh Trung ương Cục tăng cường thêm 21 người, nguyên là cán bộ công an tập kết và cán bộ Bộ Công an các tỉnh phía Bắc chi viện làm nhiệm vụ xây dựng, hình thành và phát triển lực lượng an ninh tỉnh, huyện, xã. Kể từ đây, Ban bảo vệ An ninh khu Đông Nam Bộ giữ vai trò chỉ đạo và là cầu nối giữa an ninh các tỉnh với an ninh Trung ương Cục miền Nam.
Tại Khu VI (Nam Trung Bộ), Bộ Công an chi viện 53 người. Dựa vào số cán bộ chi viện, Khu ủy và các tỉnh ủy rút thêm một số cán bộ của Đảng và thành lập Ban Bảo vệ An ninh Khu Vi vào ngày 30/5/1962. Ban An ninh Khu do đồng chí Trần Lê, Bí thư Khu ủy làm Trưởng ban, đồng chí Trần Đức Hoài (Ba Mỹ) và Thái Xuân Đồng (Công) làm Phó ban và một số cán bộ nghiệp vụ
An ninh Khu là một bộ phận nằm trong Văn phòng Khu ủy đóng tại vùng B4 (thung lũng sông Krông-nô) và vùng núi Chư-Yang-Sin (Đăk-Lăk). Ban Bảo vệ An ninh Khu dần dần được xây dựng, củng cố, hình thành hệ thống tổ chức từ khu đến các tỉnh, huyện và xã. Nhờ vậy, lực lượng an ninh của khu thực hiện được chức năng làm tham mưu cho cấp ủy, hướng dẫn theo ngành dọc đấu tranh chống tình báo, gián điệp, bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự vùng giải phóng.
Ban An ninh Khu X (gồm Bình Long, Phước Long, Quảng Đức) thành lập cuối quý I năm 1962, do đồng chí Bùi Sang (tức Chính Liêm) làm Trưởng ban; đồng chí Nguyễn Thái Hằng (Tám Toàn) do Bộ Công an chi viện làm Phó ban.
Ban Bảo vệ An ninh các cấp ở miền Nam được thành lập, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phục vụ các cấp ủy Đảng trong công tác tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh chống do thám, gián điệp, bảo vệ cơ sở, phong trào cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, an ninh các cấp đã đẩy mạnh công tác đấu tranh chống phản cách mạng, khám phá, bóc gỡ hàng chục tổ chức gián điệp, bắt giữ hàng trăm tên, bảo vệ tốt an ninh trật tự.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác an ninh và củng cố bộ máy phản gián, ngày 16/1/1962, Trung ương Cục miền Nam ra Chỉ thị số 11/CTR nhấn mạnh:
Công tác phản gián là một bộ phận của ninh bảo vệ. Mỗi cấp cần có ít nhất hai cán bộ (không kể nhân viên) theo dõi hồ sơ và tổ chức cơ sở. Riêng huyện chỉ cần một cán bộ theo dõi nắm hồ sơ lý lịch vì huyện không có tổ chức cơ sở phản gián trong lòng địch. Công tác phản gián là công tác đặc biệt, khả năng bị địch đánh lại, nên cán bộ phải có lập trường tư tưởng vững, phải liêm chính, có trình độ chính trị, có khả năng giao thiệp, có trình độ đào tạo cơ sở về pahrn gián [9; tr. 200].
Thực hiện Chỉ thị và nhằm tăng cường công tác nắm tình hình địch, Ban Bảo vệ An ninh Trung ương Cục có Điện số 204/TW đề nghị Bộ Công
an tiếp tục chi viện cho các khu, tỉnh. Xác định khu Sài Gòn - Gia Định là địa bàn chiến lược trọng điểm, tháng 3/1962, Bộ Công an thành lập trung tâm tình báo tại đây. Trung tâm Sài Gòn gọi là tổ A1 do đồng chí Lê Phi Hùng