2.1.1. Âm mưu của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
Để đối phó với phong trào Đồng khởi của nhân dân ta ở miền Nam, ngay từ tháng 3 năm 1960 dưới sự chỉ đạo của Durbrow, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn và Mác-ga, trưởng phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ ở Nam Việt Nam, một kế hoạch chống nổi loạn, đã được vạch ra trong đó tăng cường quân chính quy ngụy từ 15 vạn tên lên 17 vạn tên, chấn chỉnh lại tổ chức lực lượng bảo an, dân vệ. Nhưng khi Ken-nơ-đi lên làm tổng thống(1-1961), kế hoạch đó mới được chuẩn y với chi phí 41 triệu đô la ngoài ngân sách dự trù. Tuy vậy kế hoạch đó vẫn không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của tình hình [41, tr.97]
Tới ngày 11 tháng 5 năm 1961, Ken-nơ-đi mới quyết định chuyển hướng chiến lược ở Nam Việt Nam sang chiến lược “chiến tranh đặc biêt”, một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một kiểu chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới, để ngăn chặn không cho cộng sản thống trị Nam Việt Nam. Chúng chủ trương: tăng cường cố vấn và viện trợ, mở rộng quyền hạn của phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự, bao gồm cả quyền cố vấn và chi viện cho lực lượng bảo an, dân vệ. Đưa quân chính quy ngụy lên 20 vạn, trong đó thành lập thêm 2 sư đoàn bộ binh, phát triển thêm lực lượng không quân và hải quân ngụy nhằm đủ sức bình định nội địa, kiểm soát biên giới, giới tuyến, vùng miền. Đẩy mạnh chiến tranh chống đối miền Bắc. Đưa 400 lính Mỹ thuộc lực lượng đặc biệt vào Nha Trang và dự kiến triển khai thêm 2 cụm chiến đấu và 1 tiểu đoàn công binh Mỹ đến Tây Nguyên.
Thực hiện quyết định trên, Ken-nơ-đi cử phái đoàn Johnson, phó tổng thống sang Nam Việt Nam(từ ngày 11 đến ngày 13-5-1961) trao đổi 1 hiệp định tay đôi giữa Mỹ và Diệm, thăm dò việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào Nam Việt Nam.
Ngày 19 tháng 6 năm 1961, Sta-lây tiến sỹ thuộc viện nghiên cứu Stan- pho, cầm đầu 1 phái đoàn 6 người sang Sài Gòn để vạch một chương trình chống chiến tranh du kích
“Kế hoạch của Sta-lây chủ trương bình định miền Nam theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: giai đoạn cơ bản nhất của kế hoạch, nhằm bình định Nam Việt Nam trong 18 tháng bằng nhiều biện pháp, chủ yếu nhất là biện pháp gom dân lập”ấp chiến lược”hòng”tát nước bắt cá”, đánh phá cơ sở cách mạng của ta ở nông thôn. Tăng cường lực lượng ngụy quân và lực lượng yểm trợ Mỹ nhằm tiêu diệt lực lương vũ trang còn non trẻ của ta. Lập hệ thống cứ điểm dọc biên giới, giới tuyến, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào. Tăng cường hoạt động tình báo gián điệp, biệt kích.
Giai đoạn 2: phục hồi kinh tế, tăng cường quân ngụy và tiếp tục phá hoại miền Bắc.
Giai đoạn 3: phát triển kinh tế”
Thompson, chuyên gia của quân đội Anh về chống chiến tranh du kích,được Mỹ mời sang nam Việt Nam làm cố vấn để thực hiện kế hoạch trên (17-9-1961).
Ngày 14 tháng 11 năm 1961, Ken-nơ-đi chuẩn y kế hoạch của Sta-lây và kiến nghị của Tay-lo. Tuy chưa chấp nhận việc đưa ngay 6000 đến 8000 lực lượng đặc nhiệm vào Nam Việt Nam và ném bom miền Bắc nhưng đã nhấn mạnh việc Mỹ sẽ có những bước can thiệp mạnh mẽ hơn nữa kể cả hành động của lục quân và không quân Mỹ”[41, tr 101]
Mỹ hy vọng đánh bại cao trào đồng khởi của ta bằng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà nội dung chủ yếu là kế hoạch của Sta-lây kết hợp với kiến
nghị của Tay-lo với quy mô được nâng dần từng bước. Thực hiện kế hoạch của Sta-lây và Tay-lo là một bước can thiệp sâu hơn của Mỹ vào Nam Việt Nam với ý đồ đánh nhanh, giải quyết nhanh, bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng (6-1961 đến 12-1962). Chúng chủ quan cho rằng, với kế hoạch đó sẽ rút dần quân Mỹ về nước vào cuối năm 1962 và chiến tranh chống nổi dậy của chúng sẽ kết thúc thắng lợi vào cuối năm 1965.
Sau gần 1 năm thăm dò, nghiên cứu, cuối năm 1961 chính quyền Ken- nơ-đi thực hiện kế hoạch Sta-lây- Tay-lo với những chủ trương và biện pháp sau đây:
Thành lập bộ tư lệnh Mỹ ở Nam Việt Nam, đưa một số đơn vị lực lượng đặc biệt và không quân Mỹ vào Nam Việt Nam.
Để trực tiếp điều hành cuộc chiến tranh, ngày 8 tháng 2 năm 1962, Mỹ chuyển cơ quan viện trợ(MAAG) thành bộ tư lệnh quân sự (MACV).Pôn Hác-kin ( Paul Harkins) thay Mac-ga làm tư lệnh. Từ tháng 5 năm 1962 trở đi, bộ tư lệnh MACV được tăng thêm quyền hạn như một Bộ tư lệnh tiền phương của Mỹ ở Đông Nam Châu Á(bao gồm cả chiến trường Thái Lan). Số lượng cố vấn và lực lượng yểm trợ Mỹ không ngừng được tăng cường theo đà phát triển của quân ngụy ngày càng đông và quy mô chiến tranh ngày càng lớn. Bộ máy chỉ huy chiến tranh của Mỹ hình thành hai bộ phận: bộ phận trực tiếp yểm trợ( hỏa lực, cơ động, hậu cần) và bộ phận cố vấn trực tiếp nắm các cơ quan trọng yếu đến các tiểu đoàn bộ binh và các đại đội binh quân chủng, cả địa phương quân và cảnh sát ngụy.
“Theo số liệu của địch, lực lượng yểm trợ và cố vấn của Mỹ được tăng cường qua các năm, 1960: 2000; 1961: 3900; 1962: 11300; 1963: 16300 (tăng 8 lần so với năm 1960)” [41, tr.64].
Mỹ trực tiếp hoặc thông qua các nước tay sai viện trợ nhiều trang bị binh khí kỹ thuật mới cho quân ngụy miền Nam. Nhiều đơn vị trực thăng nguyên vẹn và một số lớn thiết giáp nhẹ(M.113) được đưa sang chiến trường
Nam Việt Nam để thí nghiệm chiến thuật mới: “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Số lượng máy bay từ 210 chiếc các loại ( có 65 trực thăng) năm 1961 đã tăng lên tới 627 chiếc( có 359 trực thăng) năm 1963; số lượng xe cơ giới từ 268 chiếc (4 tiểu đoàn) năm 1961 đã lên 732(6 tiểu đoàn) năm 1963.
Viện trợ Mỹ cho Nam Việt Nam cũng được tăng lên gấp bội, từ 321,7 triệu đô la( có 80 triệu đô la vũ khí) cho tài khóa 1960-1961 đã lên tới 675 triệu đô la( có 150 triệu đo la cho vũ khí) cho tài khóa 1963-1964.
Mỹ lôi kéo một số nước như Nam triều Tiên, Niu Di-lân tham chiến với Mỹ ở Nam Việt Nam. Chúng tổ chức nhiều cuộc diễn tập của khối SEATO do Mỹ chỉ huy với giả thiết can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam để đe dọa và gây áp lực với ta.
Ra sức tăng cường lực lượng ngụy quân, cả quân chủ lực lẫn quân địa phương, tăng cường khả năng cơ động, nhằm đối phó với chiến tranh du kích đang phát triển ở miền Nam
Lực lượng nòng cốt để thực hiện “chiến tranh đặc biệt” là lực lượng ngụy quân được lực lượng yểm trợ của Mỹ chi viện.Vì vậy Mĩ Diệm tăng cường quân ngụy bằng nhiều kế hoạch nối tiếp nhau.Đi đôi với việc tăng cường quân chính quy,Mỹ ngụy chú trọng xây dựng những đơn vị biệt kích nhẹ ,những đội biệt động quân,những đơn vị bảo an, dân vệ địa phương dè đối phó với phong trào du kích chiens tranh của ta, ngăn chặn những cuộc nổi dậy của quần chúng.
Về lực lượng chủ lực chính quy
Chủ lực ngụy 152.300 người gồm 7 sư đoàn bộ binh, 1 lữ dù (5d), 1 lữ thủy quân lục chiến (3d), trong năm 1960 đã tăng lên 206.000 tên gồm 9 sư đoàn bộ binh, 1 lữ dù (6d), 1 lữ thủy quân thủy chiến (5d) vào cuối 1963.
Lực lượng chính quy ngụy trước đây đã từng được xây dựng theo phương hướng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy ước trong chiến lược “tiền tiêu “ của Mỹ nhằm đối phó với quân đội miền Bắc tiến công từ
giới tuyến vào Nam, nay phải bị động chuyển hướng sang chống đỡ với chiến tranh du kích và phong trào nổi dậy của quần chúng ngay trong nội địa miền Nam.
Để đối phó với chiến tranh du kích của ta, Mỹ ngụy chủ trương tăng cường hỏa lực và phương tiện cơ động cho các đơn vị chủ lực của chúng, thí điểm và vận dụng
Với sự tăng viện trợ của Mỹ, quân đội Sài Gòn nhanh chóng gia tăng về số lượng (từ 7 sư đoàn bộ binh năm 1960, lực lượng chính quy của quân đội Sài Gòn tăng lên 9 sư đoàn bộ binh với một số tiểu đoàn dù, lính thuỷ đánh bộ vào năm 1963). “Ngoài ra, quân đội Sài Gòn cũng nhanh chóng đựoc cải tiến về biên chế, tổ chức, hệ thống chỉ đạo, chỉ huy, đổi mới công tác huấn luyện theo phương hướng đối phó hiệu quả với chiến tranh du kích và phong trào nổi dậy của nhân dân. Lực lượng bảo an, dân vệ cũng tăng nhanh về số lượng, được trang bị các loại vũ khí mới, từng bước đủ khả năng thay thế các đơn vị chủ lực làm nhiệm vụ “phòng thủ hiện đại” [63, tr 85]. Từ cuối năm 1962, các đơn vị hoàn chỉnh thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ được đưa vào làm nhiệm vụ xây dựng, phát triển lực lượng đặc biệt của quân đội Sài Gòn. Lực lượng này đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong hệ thống các đồn trại dân sự chiến đấu, được thiết lập ở những vùng tranh chấp, trên các tuyến hành lang, dọc theo đường biên giới Lào và Campuchia, nhằm hỗ trợ cho công tác bình định, mở rộng vùng kiểm soát, chống thâm nhập và tạo thế bao vây, chia cắt các vùng căn cứ, các tuyến hành lang vận chuyển của Việt Nam.
Để tăng cường khả năng chỉ huy và tận dụng hiệu quả lực lượng quân đội vào công tác bình định. Từ tháng 04/1961, hệ thống tổ chức chiến trường theo từng quân khu được chuyển thành vùng chiến thuật. Mỗi vùng chiến thuật do một quân đoàn chủ lực đảm nhiệm với đủ thành phần quân địa phương và các quân binh chủng yểm trợ (pháo binh, công binh, thiết giáp, biệt động ...). Dưới vùng chiến thuật là khu chiến thuật. Tiếp đó là tiểu khu
(tỉnh), chi khu (quận, huyện). Lực lượng yểm trợ của Mỹ được bố trí xuống từng vùng chiến thuật, cố vấn Mỹ có mặt khắp các vùng chiến thuật, khu chiến thuật, tiểu khu chiến thuật và các trung tâm huấn luyện, các cơ quan điều hành tác chiến ...
Với sự tăng viện về đô la, vũ khí, thiết bị chiến tranh, đội ngũ cố vấn và lực lượng yểm trợ của Mỹ, trong những năm 1961 - 1962, chính quyền và quân đội Sài Gòn dồn sức vào việc gom dân, lập ấp chiến lược bằng nhiều thủ đoạn và biện pháp khốc liệt, đẫm máu. Diệm mở nhiều cuộc hành quân càn quét, sử dụng các loại vũ khí, khí tài hiện đại và triển khai các chiến thuật tân kỳ như “thiết xa vận”, “trực thăng vận”, vận dụng các thủ đoạn tác chiến “bủa lưới phóng lao”, “trên đe dưới búa”, “phượng hoàng vồ mồi” đánh giá dữ dội phong trào cách mạng miền Nam, đánh sâu vào toàn bộ hệ thống căn cứ kháng chiến của quân và dân miền Nam Việt Nam. Vượt qua những thử thách, khó khăn trong năm 1961, quân và dân miền Nam đã tiến hành hơn 15.000 trận đánh lớn, nhỏ, loại khỏi vòng chiến đầu hàng chục ngàn tên địch, thu hàng nghìn khẩu súng các loại. Được sự hỗ trợ của đòn tiến công quân sự, phong trào đấu tranh chính trị tiếp tục có bước phát triển rộng khắp. Hơn 33 triệu lượt người đã tham gia các cuộc đấu tranh chính trị trực diện với kẻ thù và làm công tác binh vận. [4, tr. 142]. Bước sang năm 1962, đế quốc Mỹ chính thức thi hành toàn diện kế hoạch Xtalay - Taylo, đẩy mạnh hoạt động “chiến tranh đặc biệt” với quy mô lớn và chủ trương, thủ đoạn quyết liệt. Được Mỹ tăng cường chi viện và dưới sự điều hành của hệ thống cố vấn Mỹ, quân đội Sài Gòn trong suốt năm 1962 đã ráo riết và liên tục mở hàng ngàn cuộc hành quân càn quét, hành quân bình định với quy mô lớn, nhỏ và thời gian dài, ngắn khác nhau, đánh phá dữ dội các vùng căn cứ, vùng giải phóng, hỗ trợ cho chương trình bình định. Mỹ - Diệm thực hiện kế hoạch dồn, gom 1 triệu nông dân miền Nam vào 16.000 ấp chiến lược mà thực chất là các trại tập trung hòng tách việt cộng ra khỏi dân chúng để dễ bề tiêu diệt. Dựa vào
ưu thế áp đảo trên không, trên sông nước, trong một thời gian dài (từ giữa năm 1961 đến giữa năm 1962), Mỹ và quân đội Sài Gòn đã gây tổn thất nặng nề cho lực lượng cách mạng miền Nam, gây hoang mang trong nhân dân và một bộ phận các đơn vị vũ trang Quân giải phóng non trẻ.
Hỗ trợ cho nỗ lực bình định ở miền Nam, Mỹ - Diệm đẩy mạnh cuộc chiến tranh bí mật chống phá miền Bắc. Mỹ - Diệm tung nhiều toán biệt kích, gián điệp vào sâu trong nội địa móc nối với bọn phản đối phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc Việt Nam, dùng máy bay U2 trinh thám vùng biên giới Việt - Lào nhằm chuẩn bị cho việc mở rộng chiến tranh.
Trước sức tấn công mạnh mẽ, quyết liệt của Mỹ - ngụy, đã có không ít đơn vị vũ trang cấp đại đội, trung đội Quân giải phóng bị loại khỏi vòng chiến đấu; nhiều cán bộ, chiến sĩ bị bắt; nhiều làng mạc, thôn ấp, vùng giáp ranh, vùng giải phóng, vùng căn cứ kháng chiến bị bom đạn và chất độc hoá học tàn phá nặng nề; nhiều khu vực hậu cứ nằm sâu giữa bưng biền hay miền rừng núi… bị uy hiếp dữ dội và liên tục. Thiếu đi sự hỗ trợ của đòn tiến công quân sự, phong trào phá ấp chiến lược ở nhiều địa phương miền Nam bị chững lại, bị chùng xuống. Các cấp lãnh đạo, chỉ huy ở chừng mực nào đó tỏ ra lo lắng và lúng túng trong việc đề ra phương hướng, biện pháp chỉ đạo quân và dân miền Nam Việt Nam đối phó với các thủ đoạn tác chiến mới của Mỹ - Ngụy. Kết quả là trong 9 tháng đầu năm 1962, Mỹ - Ngụy đã gây cho quân và dân miền Nam những thiệt hại nặng nề: 32.000 người hy sinh, bị thương, bị bắt trong đó có 25.000 cán bộ, chiến sỹ [4, tr. 144].
Như vậy, bằng chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh. Chính quyền Mỹ - Diệm không chỉ mở rộng chiến tranh trên toàn miền Nam mà bắt đầu thực hiện âm mưu phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Toàn bộ nỗ lực chiến tranh của Mỹ đã đặt cách mạng miền Nam trước thử thách mới, buộc nhân dân Việt Nam ở vào tình thế phải tiến hành kháng chiến để giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trước yêu cầu cách mạng mới đó, đòi hỏi phải có sự chuyển biến trong phương thức đấu tranh. Chính vì vậy Đảng Lao động Việt Nam đã tiến hành chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng cho phù hợp với thực tiễn cách mạng.
2.1.2 Chủ trương của Đảng 1961 - 1965
Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1959), Đảng Lao động Việt Nam đã xác định phương hướng phát triển của cách mạng ở miền Nam là: “Con đường cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay người dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của của người dân ta [23, Tr.82].
Hội nghị cũng lưu ý: Cách mạng ở miền Nam vẫn có khả năng hoà bình phát triển, tức là khả năng dần dần cải biến tình thế, dần dần thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam có lợi cho cách mạng.
Như vậy, với việc dự kiến khả năng phát triển cách mạng miền Nam như trên, Đảng đã xác định “hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu”, là quan trọng nhất, còn đấu tranh vũ trang chỉ là hỗ trợ cho đấu tranh chính trị phát triển hơn.
Bước sang năm 1960 - 1961, khi Mỹ - Diệm đẩy mạnh hơn nữa quy mô và tốc độ của cuộc chiến tranh, tình hình đã có sự thay đổi, cách mạng miền