Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 39)

Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử thế giới, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cho cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử – thời đại quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Hồng quân Liên Xô đã đưa chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành một mơ hình hiện thực. Bước đầu của những thành công về kinh tế, khoa học kỹ thuật, Liên Xô trở thành một đối thủ đáng gờm của chủ nghĩa đế quốc. Nhưng chính vì những thành tựu đã đạt được bước đầu ấy quá lớn lao đã khiến cho suy nghĩ và hành động của các nhà lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ đơn giản và dễ mắc sai lầm. ở Liên Xô đã xuất hiện một khuynh hướng tuyệt đối hoá những thành quả đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã hình thành những quan niệm về thời đại dựa trên

những ảo tưởng có thể nhanh chóng thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy một cách chủ quan quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ đã vi phạm quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và dẫn đến tình trạng khủng hoảng tồn diện đời sống kinh tế xã hội. Nhìn nhận thấy được những sai lầm, Liên Xơ đã tiến hành cải tổ, nhưng cơng cuộc cải tổ đó đã khơng đem lại kết quả tốt đẹp hơn mà nó đã làm sụp đổ một chế độ xã hội chủ nghĩa một thời oai hùng.

Mơ hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan rã của các nước Đông Âu, khiến phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa tạm thời lâm vào thoái trào. Đã có khơng ít người vốn ni hy vọng đi tới chủ nghĩa xã hội một cách êm ả, phẳng lặng, cuối cùng lại nhanh chóng rơi vào tâm trạng bi quan, thất bại nên vội vàng phủ nhận nội dung và tính chất quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở thời đại ngày nay. Liên Xô tan rã, các nước đều tìm những hướng đi riêng cho dân tộc mình nhưng hầu hết khơng ai trong số họ lựa chọn định hướng xã hội chủ nghĩa nữa mà họ lựa chọn phát triển tư bản chủ nghĩa với sự giúp đỡ của các nước phương Tây. Tuy nhiên, sự phát triển theo định hướng tư bản chủ nghĩa này cũng gặp khơng ít những khó khăn bởi việc can thiệp sâu rộng vào nội bộ của chủ nghĩa tư bản Tây Âu hoặc Mỹ, tình trạng đa nguyên, đa đảng làm cho tình hình chính trị rối ren, khơng ổn định. Bản thân các nước thuộc liên minh Đông Âu (SNG), có một số nước chịu sự bảo trợ của phương Tây, một số chịu sự bảo trợ của Nga, nhưng nội chiến cũng diễn ra liên miên, đời số kinh tế – chính trị – xã hội không được cải thiện đáng kể và người chịu khổ cuối cùng vẫn là nhân dân. Với nước Nga, dường như họ đã tìm được hướng đi cho mình tuy nhiên cũng đang phải đối đầu với những khó khăn hiện tại.

Cũng như Liên Xô, ở Trung Quốc việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa gặp khơng ít những khó khăn. Trong một thời gian dài vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã

rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn, giảm lịng tin vào Đảng và Nhà nước, là một trong những nguyên nhân dẫn đến những biến cố chính trị. Hậu quả của cuộc cách mạng văn hố là rất nặng nề. Khi Đặng Tiểu Bình được đề bạt và nắm giữ trọng trách cao nhất đất nước, ơng đã nói: Mèo đen hay mèo trắng khơng quan trọng, miễn là bắt được chuột. Có một số ý kiến cho rằng câu nói của ơng chứa đựng quan điểm đề cao tính thực dụng. Tuy nhiên, có một điều ta thấy rõ là quan điểm này đã mang đến cho Trung Quốc một sự khởi sắc mới. Đó cũng chính là lúc “Người khổng lồ vươn mình thức giấc sau giấc ngủ mấy ngàn năm”. Trung Quốc dần dần đã tìm được hướng đi riêng cho mình thơng qua công cuộc đổi mới. Và khẩu hiệu họ đưa ra vẫn kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, nhưng xây dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc. Sang thế kỷ XXI này, Trung Quốc lại chủ trương xây dựng một “xã hội hài hoà”. Những thành tựu của Trung Quốc trên các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật – công nghệ đang làm cho các nước tư bản chủ nghĩa phải kính nể và thận trọng hơn trong các phương sách phát triển kinh tế.

Bối cảnh thế giới và xu thế tồn cầu hố đang đặt ra những thách thức và yêu cầu lớn, là một xu thế khách quan. Bởi tồn cầu hố (đặc biệt là toàn cầu hố về lĩnh vực kinh tế) có tác động nhân quả đối với sự vận động của phương thức sản xuất, là một q trình xã hội hố ngày càng lớn, ngày càng sâu sắc, sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng với sự tác động biện chứng giữa hai mặt ở phạm vi toàn cầu.

Là xu thế khách quan, tồn cầu hố kinh tế được thúc đẩy bởi sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, hình thành nhanh chóng thị trường thế giới. Sự tiến bộ của các phương tiện giao thông và kỹ thuật thông tin làm cho thế giới dường như bị thu hẹp lại về không gian và thời gian, khoảng cách giữa các quốc gia được rút ngắn. Những thành tựu to lớn của

cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) dẫn đến một nền kinh tế mới ra đời – nền kinh tế tri thức – nền kinh tế này đang là lực lượng sản xuất quan trọng đối với các quốc gia phát triển. Những thành tựu này đã tác động làm thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới, nó khơng những tạo ra bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất mà còn tác động đến quan hệ sản xuất, đến tư duy (tư duy kinh tế, tư duy chính trị, tư duy triết học).

Đối với các nước phát triển, tồn cầu hố kinh tế tạo ra những điều kiện để các nước tận dụng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân. Giúp cho các nước có thể huy động vốn, cơng nghệ, tri thức, quản lý… để tập trung sức mạnh phát triển kinh tế – xã hội. Với toàn cầu hoá, các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian phát triển của mình nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiên tiến, thông qua chuyển giao công nghệ và hợp tác mà không phải mất nhiều thời gian cho việc đầu tư nghiên cứu những thành tựu khoa học đã có, mà tập trung nghiên cứu những cái mới. Với sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, các nước đang phát triển cũng sở hữu một nguồn nhân lực to lớn, đây sẽ là thế mạnh cho sự phát triển kinh tế, huy động được khả năng sáng tạo của con người. Song tồn cầu hố cũng đẩy các nước đang phát triển phải chấp nhận một sự cạnh tranh quốc tế gay gắt và khốc liệt. Phải đứng trước những thách thức to lớn và phải tính đến cả những cái giá phải trả, nếu như chiến lược phát triển không phù hợp và khả năng cạnh tranh không cao. Rõ ràng, trong cuộc cạnh tranh toàn cầu theo luật chơi mới do các nước tư bản phát triển sắp đặt thì các nước đang phát triển và chậm phát triển ở vào thế bất lợi hơn.

Hơn nữa, xu thế tồn cầu hố đang đặt các nước phát triển và chậm phát triển trước những vấn đề lớn như bùng nổ dân số, khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên mơi trường, y tế (chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, dịch bệnh, các căn bệnh thế kỷ), chiến tranh, xung đột sắc tộc – tơn giáo… và tình trạng phát

triển kinh tế “quá nóng” dễ rơi vào khủng hoảng. Điều đó buộc các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) phải lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, bắt kịp, đón đầu được bước tiến của thời đại. Thách thức cũng là cơ hội để cho các nước đang phát triển thể hiện mình và khai thác được tiềm năng của chính mình vì mục tiêu phát triển của đất nước, vấn đề là ở chỗ phải nắm bắt được thời cơ và chọn thời cơ.

Xuất phát từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, manh mún và phân tán, đã đem đến một nền kinh tế thật sự kiệt quệ vì chiến tranh. Với chiến thắng năm 1945, Đảng và nhân dân ta quyết tâm đi lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc vừa xây dựng vừa chiến đấu. Sức mạnh của Đảng và nhân dân được đánh dấu bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng danh năm châu, vang dội địa cầu. Nhưng khó khăn lại nối tiếp khó khăn khi chúng ta lịa phải tiếp tục đối đầu với đế quốc Mỹ. Quyết tâm của toàn Đảng toàn dân được nâng lên và mạnh mẽ hơn bao giờ hết “cho dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng quyết phải dành độc lập cho bằng được”. Đại thắng Mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, Nam – Bắc một nhà cùng nhau bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Với sự giúp đỡ của người anh cả Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, có thể nói chúng ta cũng đã gặt hái được khơng ít những thành cơng. Nhưng việc áp dụng mơ hình xã hội chủ nghĩa thời chiến q lâu ở Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế và nó trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Chủ nghĩa xã hội cũng như các chế độ xã hội khác đã từng tồn tại trong lịch sử, không phải là những sắc lệnh được ban xuống từ ý chí của Thượng đế hay một đấng siêu nhiên nào, không phải là sản phẩm, sự nhào nặn của Chúa, của Thánh thần, mà là kết quả của sự nghiệp đấu tranh của quần chúng nhân dân tạo nên. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một nhà nước kiểu mới – nhà nước chun chính vơ sản – khác về chất so với các nhà nước trước đây đã từng tồn tại trong lịch sử. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đặt lợi ích của nhân dân lên trên,

vì nhân dân mà phục vụ. Vì vậy, thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước càng mở rộng thì sức mạnh của chủ nghĩa xã hội ngày càng được mở rộng. Cùng với sự mở rộng của thực tiễn về mơ hình chủ nghĩa xã hội thì lý luận về chủ nghĩa xã hội cũng phải được mở rộng hơn, phong phú hơn và đa dạng hơn. Nó địi hỏi lý luận phải có sự phản ánh kịp thời sự vận động, biến đổi phức tạp của thực tiễn.

ở nước ta, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa quả là một lựa chọn khó khăn và chơng gai. Chúng ta xuất phát điểm rất thấp, những tiền đề cơ sở vật chất – kỹ thuật cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa có. Trong khi đó chúng ta lại quá nóng vội nên đã phạm phải nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Chúng ta đã xoả bỏ các công ty tư nhân, công ty tư bản nước ngồi, đưa các hình thức kinh doanh, sở hữu vào tập thể quốc doanh một cách khiên cưỡng, gị ép. Trong các lĩnh vực cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ áp dụng cải tạo chủ quan đã làm cho sản xuất kém, kinh tế nghèo nàn. Vấn đề cơng nghiệp hố đồng nhất với xây dựng xí nghiệp cơng nghiệp nặng quy mô lớn và hiện đại. Phát triển không gắn liền với cơ chế thị trường, kéo dài mơ hình quản lý tập trung quan liêu, bao cấp. Sản xuất hàng hoá và hoạt động kinh tế thụ đồng, cứng nhắc. Chính vì vậy, đã làm biến dạng quan hệ sản xuất xã hội, bắt lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất, khuôn lực lượng sản xuất vào mơ hình được xây dựng trước có sẵn của quan hệ sản xuất. Trong khi sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng chứ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng khan hiếm, cơ chế phân phối bất cập, khơng hợp lý, quan liêu, tham nhũng cịn tồn tại và gia tăng, trong khi đó đổi mới tư duy lại chậm.

Việc áp dụng mơ hình kinh tế thời chiến với việc quản lý dựa trên mơ hình kinh tế chỉ huy tập trung, kế hoạch hoá tuyệt đối với cơ chế bao cấp và bình quân kéo dài gây ra khủng hoảng kinh tế. Trong một thời gian dài, nền

kinh tế mất cân đối làm cho sản xuất trì trệ, lạm phát tăng nhanh, cơng ăn việc làm thiếu thốn, đời sống cán bộ dựa vào đồng lương lại càng khó khăn, chế độ tem phiếu kéo dài khiến cho hàng hoá sinh hoạt trong gia đình khan hiếm, khó khăn chồng chất những khó khăn. Do vậy, để tồn tại và phát triển, Đảng và nhà nước phải có sự đổi mới mà trước hết là đổi mới trong tư duy, trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là đổi mới tư duy về kinh tế.

Khi tình hình thế giới đang biến đổi một cách nhanh chóng và ngày càng phức tạp hơn. Sự nổi dậy của những phần tử khủng bố cực đoan, các cuộc chiến tôn giáo – sắc tộc, hơn lúc nào hết là vấn đề nóng bỏng hiện nay làm đau đầu các nhà lãnh đạo. Vấn đề nhân quyền thì ln được xem như là cái cớ để Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ các nước. Diễn biến hồ bình với những hình thức biến tướng của nó ngày càng mở rộng ở nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Trong khi các nước xã hội chủ nghĩa đang tìm hướng đi riêng phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể, các nước dân chủ nhân dân đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng cố gắng tìm biện pháp phát triển có hiệu quả cao nhất và theo đuổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội; thì Việt Nam cũng đang cố gắng đổi mới bộ mặt đất nước một cách toàn diện. Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế, thương mại lớn như khu vực mậu dịch Đông Nam á (ASEAN), khối mậu dịch tự do (AFTA), Diễn đàn kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)… để tăng thêm sức mạnh nội lực và ngoại lực cho cơ hội phát triển. Nhưng cơ hội lớn thì thách thức cũng khơng nhỏ. Việc gia nhập WTO, chúng ta buộc phải chấp nhận cho các nước thành viên khơng ít những ưu đãi về quyền lợi kinh tế khi đầu tư vào Việt Nam cũng như việc bảo trợ về thuế cho những mặt hàng ở các nước. Đồng nghĩa với việc đó, chúng ta phải từ bỏ một số quyền lợi nhất định của mình. Cuộc đấu tranh trên thương trường diễn ra không kém phần gay gắt so với cuộc đấu tranh trên chiến trường. Vì vậy,

chúng ta phải huy động tồn bộ sức mạnh để xây dựng và phát triển đất nước, phải không ngừng đổi mới - đổi mới là nhân tố không thể thiếu trong sự phát triển. Đổi mới để chúng ta có tiềm năng và nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đổi mới để có nhãn quan chính trị, tư duy kinh tế sắc bén. Có làm được như vậy thì mới có thể đưa đất nước phát triển bền vững và hoàn thành mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)