Nhận thức của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 66)

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội – Bước phát triển mới trong nhận thức của đảng ta

2.1.2. Nhận thức của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hộ

và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Sau năm 1945, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng đề ra quá độ dần dần, từng bước, gián tiếp để xây dựng chủ nghĩa xã hội qua các bước thích hợp. Đại hội II của Đảng (1951) nhấn mạnh: “Cách mạng dân tộc dân

đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là một con đường đấu tranh lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn” [67; 258]. Thời kỳ này nhiệm vụ của miền Bắc là khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương sau chiến tranh và quá độ thận trọng, dần dần lên chủ nghĩa xã hội. Nước ta phải trải qua nhiều giai đoạn mới đạt tới được chủ nghĩa xã hội. Chúng ta phản đối khuynh hướng vượt bỏ giai đoạn, hấp tấp làm bừa, song cũng phản đối khuynh hướng từ từ, từng bậc, phê phán những khuynh hướng sai lầm hoặc tả, hoặc hữu khuynh (như trong chính sách ruộng đất, mặt trận, dân tộc thiểu số, tơn giáo, chính quyền). Đảng nhìn nhận những hạn chế trong công tác tư tưởng như bệnh chủ quan, bệnh quan liêu, bệnh mệnh lệnh, bệnh hẹp hịi, bệnh cơng thần, phê phán tư tưởng ỷ vào sự viện trợ của nước ngoài.

Đồng thời, thừa nhận việc tồn tại của các hình thức kinh tế phi xã hội chủ nghĩa và có chủ trương “đối với cơng nghiệp và tiểu công nghiệp do tư nhân kinh doanh, chúng ta phải hết sức tìm cách giúp đỡ khuyến khích” [67; 189]. Đối với các xưởng tư doanh, nguyên tắc “lao tư lưỡng lợi” phải được tơn trọng, khơng để cho chủ bóc lột q đáng, mà cũng không đi đến chỗ làm cho tư nhân không dám bỏ vốn vào kinh doanh, có hại cho gia tăng sản xuất, phải tơn trọng quyền hợp pháp của chủ xí nghiệp và kiên nhẫn giáo dục cải tạo họ.

Trên thực tế, quan điểm chỉ đạo này đã có những tác dụng tích cực khai thác mọi tiềm năng sẵn có của mọi thành phần kinh tế, dần dần hình thành quan điểm ban đầu về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là đại hội đánh dấu sự biến đổi mạnh trong nhận thức của công tác tư tưởng, đề cao phê bình và tự phê bình của cán bộ lãnh đạo, của đảng viên. Sau đại hội II chúng ta đã xây dựng kế hoạch 3 năm để bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kinh tế cho chủ nghĩa xã hội.

Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) lần đầu tiên đề ra đường

phương châm: tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam. Đại hội III đề ra quan điểm miền Bắc bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội, coi cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến cách mạng về nhiều mặt, nhằm đưa miền Bắc nước ta từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ nền sản xuất nhỏ tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từ tình trạng kinh tế rời rạc, lạc hậu tiến lên nền kinh tế cân đối và hiện đại.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình bao gồm hai mặt: cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Hai mặt này có quan hệ khăng khít với nhau và ảnh hưởng, thúc đẩy lẫn nhau. Nhưng thời kỳ đầu lấy cải tạo làm trọng tâm và thời kỳ sau lấy xây dựng làm trọng tâm.

Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đại hội đưa ra quan điểm cải tạo đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, chuyển nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với hai thành phần chính là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, coi đó là ưu thế, điều kiện để đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đưa ra vấn đề cơng nghiệp hố và xem đó là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc mà mấu chốt là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ với quy mô vừa và nhỏ, hiện đại và thô sơ, mới và cũ, trung ương với địa phương. Về thực chất, Đại hội III đã xây dựng một đường lối xây dựng một nền cơng nghiệp hồn chỉnh. Đồng thời cũng chú trọng phát triển tư tưởng, văn hoá và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhằm xây dựng văn hoá mới tiên tiến.

Những quan điểm của đại hội III đã tạo nên bước chuyển quan trọng ở miền Bắc. Những cơ sở công nghiệp đầu tiên đã được xây dựng (nhất là thuỷ lợi), bước đầu đảm bảo nhu cầu lương thực, tự túc hàng tiêu dùng thông

thường trong nước, và có sự tích luỹ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên do cơ sở vật chất kỹ thuật của chúng ta còn yếu kém nên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bộc lộ những dấu hiệu hạn chế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) của Đảng là đại hội đầu

tiên sau khi đất nước thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã dánh giá qua 20 năm miền Bắc đã đạt được những thành tựu về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội: xố bỏ các giai cấp bóc lột, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây dựng những cơ sở bước đầu của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hoá, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đại hội nhận định: Rõ ràng

là nước ta vẫn đang ở trong quá trình từ xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây là đặc điểm lớn nhất nói lên thực chất của q trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và quy định nội dung chủ yếu của q trình đó [13; 47]. Đảng ta đòi hỏi nhân dân phải phát huy rất cao tính chủ động,

sáng tạo và tự giác trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. “Muốn đưa sự nghiệp cách mạng ấy đến toàn thắng, điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập chun chính vơ sản, thực hiện không ngừng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động” [13; 49]. Đại hội IV nhận định rằng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quá trình biến đổi cách mạng tồn diện, liên tục, vơ cùng sâu sắc và triệt để. Đó là q trình kết hợp cải tạo với xây dựng, xây dựng để cải tạo, trong cải tạo có xây dựng, trong xây dựng có cải tạo mà xây dựng là chủ yếu. Phải vừa xoá bỏ cái cũ vừa xây dựng cái mới từ gốc đến ngọn. Phải tạo ra được cả lực lượng sản xuất mới lẫn quan hệ sản xuất mới, tạo ra được cơ sở kinh tế mới lẫn kiến trúc thượng tầng mới, tạo ra cả đời sống vật chất mới lẫn đời sống văn hoá và tinh thần mới.

Để tiến hành cải tạo và xây dựng, Đại hội IV nhận định phải tiến hành ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật và cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng về khoa học – kỹ thuật là then chốt. Đại hội nhấn mạnh phải tăng cường chun chính vơ sản, tăng cường vai trò làm chủ tập thể của nhân dân lao động (mà nịng cốt là liên minh cơng nơng), chủ yếu bằng nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Thực hiện quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa một cách đầy đủ trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, chú ý xây dựng văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa. Đại hội IV của Đảng đã đưa ra những tiêu chí xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

Đảng ta cũng chỉ ra rằng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội “quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ln ln gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, mỗi bước cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới đều thúc đẩy sự ra đời và lớn mạnh của lực lượng sản xuất mới; ngược lại, mỗi bước tạo ra lực lượng sản xuất mới đều có tác dụng thúc đẩy và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới” [13; 59-60]. ở đây, Đảng đã quan tâm đến giá trị sử dụng của sản phẩm, và yêu cầu phải coi trọng giá trị

và quy luật giá trị đang tồn tại một cách khách quan trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Phải vận dụng một cách linh hoạt quy luật giá trị cùng nhiều đòn bẩy kinh tế khác để tăng cường quản lý kinh tế tài chính, khuyến khích lao động và thúc đẩu tăng năng suất lao động.

Đại hội lần thứ IV của đảng khẳng định: chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ. Cơ chế làm chủ của nhân dân lao động là thông qua nhà nước của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Xác định nội dung của nền chuyên chính vơ sản ở nước ta thực chất là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Đại hội cho rằng, nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp giữa hai con đường nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa chủ nghĩa tư bản

và chủ nghĩa xã hội là đấu tranh đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh mang tính gay go, phức tạp với đặc điểm là kết hợp cải tạo với xây dựng, chính trị với kinh tế, hồ bình với bạo lực, thuyết phục với cưỡng chế, giáo dục với hành chính.

Đại hội tiếp tục kế thừa và cụ thể hoá thêm những tư tưởng của đại hội lần thứ III của Đảng về phát triển kinh tế, tiếp tục đường lối cơng nghiệp hố, sản xuất cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đưa nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn. Thừa nhận ở miền Nam trong một thời gian nhất định còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Đồng thời, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, hướng các xí nghiệp tư bản tư doanh và công ty hợp doanh hoặc bằng cách hướng dẫn, quản lý sản xuất theo phương hướng của kế hoạch nhà nước.

Đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng và phát triển nền văn hố mới, chống lại thứ văn hố nơ dịch, đồi truỵ, lai căng. Phát triển nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, cải cách hệ thống giáo dục với nhiều loại trường và hình thức học gắn bó với nhau một cách hợp lý hơn, tạo cho mọi người những con đường học tập thích hợp. Phát triển mạnh hoạt động của báo chí, thơng tấn, xuất bản, thơng tin, vơ tuyến truyền thanh, điện ảnh, nhiếp ảnh… để giữ vai trò hết sức to lớn trên mặt trận văn hoá, tư tưởng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982) đã tổng kết và

đánh giá những chủ trương, đường lối đề ra trong đại hội lần thứ IV của Đảng và nhìn nhận những hạn chế trong nhận thức, tư duy về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những biểu hiện cụ thể là chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô sản xuất quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, nhất là lúc ban đầu. Nóng vội còn một số biểu hiện khác như đưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên quá lớn ở một số địa phương, như lập kế hoạch và triển khai xây dựng một số cơng trình khi cịn rất thiếu tài liệu điều tra, nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo. Đảng ta nhận định “chủ quan nóng vội, bảo thủ, trì trệ đều là khuyết điểm, sai là về cụ thể hoá và

chấp hành đường lối của Đảng, xét đến cùng là do chưa thật sự nắm chắc quy luật của quá trình tiến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa được phản ánh trong đường lối của Đảng, chưa nắm đầy đủ thực tế và thiếu kiến thức về kinh tế” [14; 38].

Đại hội lần thứ V của Đảng tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đại hội lần thứ IV của Đảng vạch ra.

Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa là nắm vững chun chính vơ sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời tiến hành ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng về tư tưởng và văn hố, trong đó vẫn lấy cách mạng khoa học – kỹ thuật làm trọng tâm; đẩy mạnh cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, xố bỏ chế độ người bóc lột người, xố bỏ nghèo nàn và lạc hậu; xây dựng tổ quốc an ninh, chính trị và trật tự xã hội, xây dựng thành cơng tổ quốc hồ bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

Đại hội cũng điều chỉnh và xác định lại nội dung của cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa, khẳng định coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức phát triển hàng tiêu dùng. Tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng.

Đại hội thừa nhận sự tồn tại của năm thành phần kinh tế ở nước ta. “Như vậy trong một thời gian nhất định, ở miền Bắc có ba thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể và cá thể), ở miền Nam có năm thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư nhân)” [14; 67]. Thừa nhận nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị và các phạm trù của kinh tế hàng hoá, phê phán mạnh mẽ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển hẳn sang cơ chế quản lý kinh tế hạch toán và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đây là một bước

đột phá trong nhận thức lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội không bác bỏ sự tồn tại của quan hệ hàng hoá tiền tệ và quy luật giá trị, điều mà trước đây bị phủ nhận. Từ đó đưa cơ sở lý luận cho việc xoá bỏ chế độ bao cấp, giải quyết mối quan hệ giữa kế hoạch và chủ trương, giữa kế hoạch với hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đặt hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế trên cơ sở của những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về năng suất, chất lượng, hiệu quả và lợi ích kinh tế.

Có thể nói, trước thời kỳ đổi mới (trước 1986), để tháo gỡ khó khăn, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng đề ra những chủ trương quan trọng. Trong những chủ trương đó thể hiện tư duy mới, phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân và bước đầu phát huy được tác dụng tích cực trong việc giải phóng sản xuất. Động viên sự nhiệt tình của quần chúng nhân dân góp phần từng bước tháo gỡ khó khăn trong xã hội; đó cũng là những mầm mống cho sự ra đời đường lối đổi mới. Trải qua các kỳ đại hội, bộ máy nhà nước được kiện toàn và phát triển cao hơn, hệ thống lý luận cũng được phát triển. Vấn đề đấu tranh tư tưởng được coi trọng và đánh giá cao là nhân tố tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)