Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 45)

“Chúng ta không đánh giá thấp những khó khăn khách quan; những khó khăn đó rất lớn. Song điều quan trọng là phân tích sâu sắc những nguyên nhân chủ quan, nêu rõ những sai lầm, khuyết điểm trong hoạt động của Đảng

và nhà nước” [15; 19].

Ngay từ thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng ta đã nhận thấy vai trò quan trọng của cán bộ lãnh đạo trong công cuộc xây dựng đất nước.

Đại hội lần thứ II của Đảng (1951) đã chỉ ra một số bệnh thường mắc phải

của cán bộ và đảng viên, ấy là bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hịi, và bệnh cơng thần. Đồng thời giải thích: bệnh chủ quan tỏ ra tư tưởng cho

rằng trường kỳ kháng chiến có thể thành đoản kỳ kháng chiến; bệnh quan liêu tỏ ra ở chỗ thích giấy tờ, xa rời quần chúng, khơng điều tra nghiên cứu, không kiểm tra theo dõi việc thi hành, không học tập kinh nghiệm của quần chúng; bệnh mệnh lệnh tỏ ra ở chỗ hay dựa vào chính quyền mà bắt dân làm, ít tuyên truyền giải thích cho dân tự giác, tự động; bệnh hẹp hòi tỏ ra ở chỗ đối với

người ngoài đảng nhiều khi quá khắt khe, hoặc phớt người ta đi, không chịu bàn bạc, hỏi han ý kiến; bệnh cơng thần thì tỏ ra mình có thành tích thì tự

kiêu tự đại…cậy thế mình là người của đảng, phớt lờ cả kỷ luật và cả cấp trên trong các đồn thể nhân dân hoặc cơ quan chính phủ [67; 34-35]. Điều này sẽ dẫn đến không thể gần dân, xa cách dân, không hiểu dân và nó ảnh hưởng khơng tốt cho cục diện cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhấn mạnh

việc học tập chủ nghĩa, mài dùi tư tưởng, nâng cao lý luận, chỉnh đốn tổ chức – là những cơng việc cần kíp của Đảng. Tuy nhiên, trong khi thực hiện xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa thì chúng ta lại mắc phải những căn bệnh ấy.

Với tinh thần tự phê bình và đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng

(1986) đã chỉ rõ: những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội

bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khuyết điểm trong nhận thức, tư duy cho thấy sự cần thiết phải trang bị vũ khí lý luận sắc bén cho hoạt động thực tiễn, cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Vậy mà trong một thời gian dài, thực trạng của chủ thể tư duy có nhiều vấn đề bất cập.

Đảng thừa nhận những lạc hậu, yếu kém về tư duy lý luận của cán bộ, Đảng viên. Điều này thể hiện ở sự hạn chế về trình độ tư duy. Cách tư duy của chúng ta thiên về tính chất kinh nghiệm, khái quát thực tiễn một cách vụn vặt, nhỏ lẻ, mảnh đoạn. Các khối tri thức kinh nghiệm không thể liên kết với nhau một cách biện chứng và nâng lên tầm lý luận. Năng lực phân tích tình hình, tổng hợp, khái quát và tổng kết thực tiễn thể hiện những yếu kém. Chủ thể tư duy, nhận thức trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan nhằm giải thích và cải tạo hiện thực khách quan rơi vào tình trạng tư duy duy ý chí, chủ quan. Quá câu nệ vào câu chữ, sách vở, giáo điều và kinh viện, khơng có khả năng vận dụng lý luận vào đời sống thực tiễn một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo và biện chứng. Thực trạng tư duy lý luận ở nước ta nặng về mơ hình mà yếu về luận giải và phân tích. Lối tư duy lưỡng cực: một cực thì khái quát thực tiễn vụn vặt, một cực thì lại mang tính chất sách vở làm cho khả năng phản ánh, nhận thức bị hạn chế. Lối tư duy thiên về kinh nghiệm, coi trọng kinh nghiệm, đề cao kinh nghiệm mà không thấy được ý nghĩa sâu sắc của tri thức lý luận trong phản ánh đời sống hiện thực, không thể đi sâu vào bản chất bên trong, không phản ánh được mối liên hệ cơ bản, tất yếu của sự vật, không nắm bắt được quy luật vận động và phát triển của xã hội. Tính

sáng tạo, tích cực của tư duy khơng phát huy được sức mạnh của mình và nó bị giam hãm trong phạm vi nhỏ hẹp, trong tính kinh nghiệm, hình thức. Trong tư duy, nhận thức có dấu hiệu của tâm lý phục tùng mệnh lệnh của cấp trên, họ dường như bị rập khuôn vào một mẫu số tư duy chung. Chủ thể tư duy ít có điều kiện và cơ hội để phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Sự khái quát thực tiễn một cách vụn vặt, không phản ánh được mối liên hệ mang tính quy luật, tất yếu của các sự vật, hiện tượng đã làm cho chức năng dự báo khoa học của tư duy rơi vào thốt ly thực tiễn, khơng bám sát thực tiễn, phản ánh không đúng xu thế vận động của thực tiễn, cũng như không đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đang biến đổi về mặt lý luận.

Nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội một cách giản đơn, chưa lường hết được tính phức tạp, khó khăn của thời kỳ quá độ. Nhưng vấn đề cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội chưa được nghiên cứu và nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc. V.I. Lênin từng ví thời kỳ quá độ là “những cơn đau đẻ kéo dài”, đó là nơi diễn ra cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội; là nơi đan xen giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu; là mảnh đất hiện thực mà cái cũ chưa hoàn toàn mất đi và cái mới chưa hồn tồn hình thành. Trong thời kỳ ấy có cả những yếu tố, bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Do vậy, chúng ta cần phải có thời gian dài để cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy là do tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội nên chúng ta đã vi phạm quy luật khách quan, dùng ý chí chủ quan để áp đặt cho hiện thực khách quan. Chúng ta chưa nghiên cứu về tư bản chủ nghĩa một cách toàn diện, chưa đứng trên lập trường duy vật biện chứng để đánh giá chủ nghĩa tư bản, đã quy kết chủ nghĩa tư bản một cách vội vàng, phiến diện một chiều, khơng nhìn nhận chủ nghĩa tư bản với tư cách là khách thể nghiên cứu

mang tính khách quan. Với tư cách là một hình thái kinh tế – xã hội, chủ nghĩa tư bản đã đạt được những thành tựu to lớn mà các hình thái kinh tế – xã hội đi trước không thể làm được. Nhưng trong tư duy, nhận thức của chúng ta chỉ thấy mặt tiêu cực của chủ nghĩa tư bản mà khơng thấy được giá trị của nó. Chúng ta chỉ nhận thức được chủ nghĩa tư bản là sống nhờ giá trị thặng dư, là chế độ người bóc lột người, là kẻ hiếu chiến xâm lược… mà làm mờ đi những giá trị về khoa học – kỹ thuật và công nghệ, về kinh nghiệm quản lý… Do đó, khi đề ra quan điểm phát triển lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chúng ta chưa xác định rõ bỏ qua cái gì và kế thừa cái gì. Đơi khi quan niệm bỏ qua của chúng ta được hiểu một cách siêu hình, giản đơn là bỏ qua tất cả những gì thuộc về chủ nghĩa tư bản. Chúng ta có thành kiến với sản xuất hàng hố, với kinh tế thị trường, với những gì thuộc về chủ nghĩa tư bản.

Với nhận thức, tư duy kinh viện, giáo điều ấy, những vấn đề cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội như về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng, về đấu tranh giai cấp… của thời kỳ quá độ đã bị hiểu một cách sai lệch, giải thích sai lệch. Dẫn đến việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã mắc phải sai lầm. Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất mới và sử dụng các thành phần kinh tế, chúng ta đã nóng vội, muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế tư nhân và tư bản nhà nước mà ít chú ý đến đặc điểm của từng ngành nghề để chọn hình thức phát triển thích hợp. Khi tiến hành cải tạo thì thường nhấn mạnh thay đổi quan hệ sản xuất mà ít chú ý đến thực trạng của lực lượng sản xuất. Cách chỉ đạo thực hiện trong quá trình cải tạo đã áp đặt ý muốn chủ quan vào q trình đó khiến cho cách tiến hành theo kiểu chiến dịch và gị ép vào khn khổ lý luận đã định hình sẵn.

Bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan. Đó là khuynh hướng bng lỏng tổ chức quản lý kinh tế, quản lý xã hội của cán bộ, Đảng viên. áp đặt tính chủ

quan trong nhận thức, cải tạo hoạt động thực tiễn, không tuân theo quy luật khách quan dẫn đến tình trạng khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Mặt khác, C.Mác khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay khơng, hồn tồn khơng phải là vấn đề lý luận mà là vấn đề thực tiễn. Chính trong phát triển thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực của sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình. Sự tranh cãi về tính hiện thực hay không hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn là vấn đề kinh viện thuần tuý” [35; 9-10].

Đổi mới tư duy lý luận, thực chất là nhằm nâng cao năng lực tư duy của chủ thể nhận thức. Nâng cao khả năng đánh giá, phân tích, tổng hợp tình hình kinh tế – xã hội, khái quát kinh nghiệm, trừu tượng hoá nâng lên thành trình độ lý luận. Góp phần phát triển khả năng dự báo khoa học của chủ thể tư duy. Phát huy hết tiềm năng về nguồn nhân lực cho cơng cuộc đổi mới, bởi đó là một nguồn lực quan trọng – là lực lượng sản xuất không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đổi mới tư duy lý luận để trang bị vũ khí lý luận ngày càng tinh tế, sắc bén, có khả năng phản ánh được quy luật vận động của thực tiễn đang biến đổi khơng ngừng, cũng như đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn trong bối cảnh tồn cầu hố với những cơ hội và thách thức. Chính vì vậy, chủ thể tư duy phải xuất phát từ thực tiễn để trang bị, bổ sung ngày càng phong phú kiến thức cho mình, tự hồn bị tri thức lý luận của mình, để có đủ khả năng chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Hơn lúc nào hết “năng lực nhận thức và hoạt động theo quy luật là điều kiện để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng” [20; 30]. Trong diễn văn và trong dự thảo nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của công tác xây dựng Đảng, V.I.Lênin đã nhấn mạnh năng lực tư duy của người lãnh đạo và ý nghĩa của nó trong cơng cuộc xây dựng đất nước, đấu tranh cách mạng. Ông chống lại các khuynh hướng hữu khuynh, tả khuynh trong phong trào cộng sản. Người đòi hỏi tuyệt đối cần tổ chức ngày

càng nhiều và ngày càng rộng rãi những hội nghị đảng viên, đi đôi với những biện pháp khác, nhằm phát huy tính chủ động của các đảng viên. “Toàn bộ vấn đề hiện nay của người cộng sản mỗi nước, một mặt, phải nhận thức rõ những nhiệm vụ cơ bản, có tính chất nguyên tắc của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa giáo điều “tả khuynh”, và mặt khác phải nhận rõ đặc điểm cụ thể đã có và tất nhiên phải có của cuộc đấu tranh ấy, theo đúng đặc trưng của mỗi nước về kinh tế, chính trị, văn hố, thành phần dân tộc…” [33; 95]. Chính vì vậy, chúng ta “cần phải tạo những điều kiện thuận lợi dành q trình đổi mới tư duy: bầu khơng khí dân chủ trong xã hội, nhất là trong sinh hoạt đảng, trong nghiên cứu khoa học, tinh thần tôn trọng sự thất, tôn trọng chân lý, hệ thống thơng tin chính xác; tự phê bình và phê bình được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc, v. v..Điều quan trọng là phải coi trọng công tác lý luận nhằm cung cấp nội dung khoa học cho việc đổi mới tư duy [17;126]. Luôn luôn chú trọng phát triển công tác tư tưởng, lý luận, phát huy khả năng phản ánh, tư duy của chủ thể nhận thức để góp sức vào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)