con đường đi lên chủ nghĩa xã hội – Bước phát triển mới trong nhận thức của đảng ta
2.3. Quan điểm và giải pháp để tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.3.1. Quan điểm.
Trong bối cảnh thế giới luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, vấn đề của thời đại lại tiếp tục thành một trong những tiêu điểm nóng bỏng, gay gắt của cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đều cố gắng tìm con đường đi riêng của mình để chứng tỏ sự đúng đắn về lập trường tư tưởng và quan điểm. Chủ nghĩa xã hội sau những bước thăng trầm của tiến trình phát triển, nhìn từ xu thế chung của sự phát triển có bước thối trào nhưng chỉ mang tính chất tạm thời trong tồn bộ tiến trình phát triển lâu dài. Bởi vì, các nước xã hội chủ nghĩa cịn lại đang hồn thiện mơ hình, con đường đi lên xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước. Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư bản cũng đã có những cống hiến to lớn cho loài người, tạo ra những lực lượng sản xuất đồ sộ không chỉ về quy mơ mà cịn ngày càng hiện đại và làm thay đổi căn bản phương thức sinh hoạt của thế giới. Điều dĩ nhiên chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì càng bộc lộ rõ
những hạn chế về giàu nghèo, phân biệt giai cấp và tầng lớp và thiết nghĩ bản thân chủ nghĩa tư bản cũng nhận thức được vấn đề đó nhưng do tính chất của xã hội tư bản cho nên sự điều chỉnh và khắc phục những khoảng cách chỉ mang tính chất hình thức mà khơng thể làm triệt tiêu khoảng cách đó.
Hơn nữa, tồn cầu hóa là một xu thế khách quan, nhưng đang bị chủ nghĩa tư bản và các tập đoàn tư bản xun quốc gia chi phối. Tồn cầu hóa là hệ quả tất yếu của việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đặc biệt là của công nghệ thơng tin, nó đem lại những cơ hội và thách thức rất lớn. Nó làm cho khơng gian về địa lý, chính trị dường như có giới hạn khơng rõ ràng mà thực chất lại càng rõ ràng hơn.
Trong bối cảnh quốc tế ấy, nhìn vào thực tiễn đất nước ta để thấy thực sự, phải nhận thức được, chúng ta đang đứng ở đâu, ở vị trí nào trong mối quan hệ đó, trong sự phát triển đó. Lẽ dĩ nhiên, khi tiếp cận một đối tượng nhận thức với những mục đích khác nhau, chủ thể nhận thức có nhiều cách thức và phương pháp tiếp cận, song hành với nó là nhiều phương thức tư duy để đạt được mục đích ấy. Và như vậy với mỗi chủ thể tư duy khác nhau có cùng nhiều cách thức tiếp cận đa dạng phong phú hơn. Có thể ngồi yếu tố khách quan tác động không thể tránh khỏi sự chi phối bởi yếu tố chủ quan trong quá trình nhận thức, tư duy về đối tượng, điều này khơng hồn tồn là sai lầm. Bởi, tư duy chủ quan có thể mang lại sự sáng tạo, sự đi trước thực tiễn, chỉ là sai lầm khi hoàn toàn xa rời thực tiễn và khi chỉ viện vào một đấng siêu nhiên hay linh thiêng nào đó đỡ đầu cho tư tưởng của mình.
Có thể nhận thấy, trong một thời gian dài lối tư duy siêu hình, duy ý chí tư duy nhỏ lẻ, mảnh đoạn đã chi phối nhận thức, chi phối lý luận định hướng trong quá trình chỉ đạo hoạt động thực tiễn ở nước ta. Trong một thời gian dài chúng ta đã nóng vội bắt thực tiễn hành động, chạy theo ý muốn chủ quan của chúng ta và chúng ta đã áp đặt cho thực tiễn hành động bằng ý tưởng của
mình. Và cũng trong một thời gian dài thực tiễn đã trả lại cho chúng ta những hậu quả mà sự sai lầm trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà chúng ta từng ảo tưởng thực thi và hoàn thành trong 10 năm hay 20 năm. Do đó, đổi mới cần phải dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ tư tưởng, hệ thống lý luận khoa học và có ý nghĩa thực tiễn. Nó phản ánh biện chứng quy luật vận động của thực tiễn, của tự nhiên và xã hội. Đứng trên lập trường Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít và Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin không phủ nhận những giá trị mà chủ nghĩa duy tâm đã có. Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận được xây dựng trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những giá trị tri thức tinh hoa của nhân loại. Còn tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu có kế thừa chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng trực tiếp vào bối cảnh cụ thể của lịch sử dân tộc Việt Nam. Tư duy khoa học, sáng tạo của C.Mác – Ph.Ăngghen, V.I. Lênin , Hồ Chí Minh cho thấy, sự tìm tịi chân lý khách quan là nhân tố khơng thể thiếu được của việc hình thành hệ thống lý luận của các ông. Các ông không bao giờ chấp nhận sự giáo điều, kinh viện và thần thánh hóa các quan điểm lý luận. Bản thân sự các ông trong quá trình xây dựng hệ thống lý luận của mình đã chứng minh điều đó, lý luận của các ơng thể hiện tinh thần phê phán, cách mạng, khoa học, tư duy độc lập, sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta phải nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội cũng như thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vận dụng vào bối cảnh thực tiễn nước ta, tuân thủ tính đặc thù của dân tộc và của thời đại.
Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là những hệ thống lý luận bất biến về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội để chúng ta áp dụng một cách máy móc và khn theo. Do đó, chúng ta phải nắm vững quan điểm và tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh áp dụng vào bối cảnh thực tiễn đổi mới và hội nhập thế giới, để tìm ra hướng phát triển riêng của mình.
Thứ hai, quá trình đổi mới phải tuân thủ và quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước quản lý. Nhà nước mà chúng ta xây dựng là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với vai trò cương vị Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý, do đó mỗi bên chủ quản sẽ có vai trị, chức năng và nhiệm vụ riêng, bổ sung, hỗ trợ cho nhau đưa đất nước phát triển. Một thời kỳ trước đây có tình trạng phổ biến là khơng biệt được ranh giới giữa sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Tình trạng các tổ chức Đảng ôm đồm và quyết định nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Nhà nước là khá phổ biến. Một thời kỳ chúng ta đã lẫn lộn giữa chức năng của Đảng và chức năng của Nhà nước, Đảng làm thay công việc của Nhà nước làm cho cơ quan nhà nước mang tính hình thức và khơng phát huy được hiệu lực thực tế. Dẫn đến những sai lầm và hạn chế trong công tác chỉ đạo và thực thi và triển khai các chính sách và đường lối phát triển đất nước.
Vì vậy, trong vấn đề đổi mới tư duy lý luận, vấn đề đổi mới tư duy về Đảng cầm quyền, về vai trò và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đối với cả hệ thống chính trị hết sức quan trọng. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và phát huy hiệu lực quản lý của nhà nước là hai mặt thống nhất với nhau. Cơ sở của sự thống nhất đó là cả hai tuy có vai trị và chức năng phân định rõ nhưng đều là những công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Do đó, trong q trình đổi mới chúng ta phải quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước quản lý để hướng đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Thứ ba, đổi mới phải dựa trên yếu tố tính đặc thù của dân tộc. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ nghĩa Mác – Lênin xây dựng không phải là hình mẫu bất di bất dịch cho mọi quốc gia, mà áp dụng vào bối cảnh hiện thực mỗi nước sẽ có những sự tương đồng và khác biệt. Điều cơ bản là chúng ta phải nhận thức được điều đó, để tìm hướng đi phù hợp cho mình. Thực tiễn cho thấy, trước đây chúng ta áp dụng máy móc mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và cải cách ruộng đất ở Trung Quốc đã bộc lộ những hạn chế và không phù hợp với bối cảnh nước ta đã tạo nên những sai lầm trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện đường lối và chính sách của Đảng. Một thời gian dài, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và chậm phát triển, đời sống kinh tế – xã hội gặp nhiều khó khăn. Khi vấn đề đổi mới tư duy được đặt ra, chúng ta đã chú trọng đến yếu tố dân tộc và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Một kinh nghiệm thực tế cho thấy, trước đây Trung Quốc cũng đã lâm vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc khi áp dụng một cách máy móc mơ hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, nhưng kể từ khi Trung Quốc khẳng định xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, thì đã tạo sức bật mạnh để phát triển và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế về nhiều mặt có đủ sức cạnh tranh với các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật... Đối với Việt Nam, từ năm 1986 đến nay, với sự đánh dấu bước ngoặt đổi mới trong tư duy về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chúng ta cũng đã chú ý tới tính đặc thù riêng của dân tộc và bối cảnh đất nước để định hướng các chiến lược phát triển và đã gặt hái được những thành quả nhất định, đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và ngày một khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Vì thế, trong quá trình đổi mới, chúng ta phải chú trọng tính đặc thù dân tộc để tạo ra sự phát triển riêng phát huy được những sức mạnh, khả năng vốn có của dân tộc, đưa đất nước ngày càng phát triển.
Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghãi xã hội là một chặng đường dài và có những thành công, những thất bại, những trải nghiệm và kinh nghiệm được đúc kết. Tuy nhiên, trước những thất bại hay những thách thức đó , thực tiễn địi hỏi, u cầu tư duy phải có sự tìm tịi sáng tạo chứ khơng phải là xây dựng những khn mẫu, những mơ hình đẹp về hình thức mà nội dung thì lại là sự sáo trộn hay nhào nặn, copy của một bản sao nào đó để tạo nên cho mình một vẻ đẹp hào nhống mà bên trong thì trống rỗng. Tư duy lý luận phải thực sự tạo cho mình một dấu ấn và đóng vai trị chỉ đạo, định hướng cho nhận thức và hành động của con người.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thực chất mà nói chúng ta đang có ngày càng nhiều hơn cơ hội để khẳng đinh và chứng tỏ lập trường và quan điểm của mình, cũng như hướng phát triển đúng đắn của chúng ta. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là cách để chúng ta phát triển và thay đổi diện mạo bộ mặt của đất nước và để hướng đến xây dựng nền móng vững chắc của chủ nghĩa xã hội. Đổi mới nhận thức, tư duy sẽ là cơ hội để chúng ta hồn thiện chính mình và khai thác được tiềm năng cũng như khắc phục những yếu kém mà vốn dĩ vẫn đang tồn tại và hiện hữu trong quá trình xây dựng đất nước, cũng như trong nhận thức của những người làm cơng tác lý luận.
Vì vậy, đổi để đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thì bản thân chủ thể tư duy cần phải có sự đổi mới, trước hết là phải đổi mới cách thức, phương pháp tư duy, phương pháp tiếp cận đối tượng nhận thức.
Cũng như sự phát triển của thực tiễn, sự phát triển của tư duy là q trình khách quan và có quy luật. Nó diễn ra đồng thời với q trình hoạt động của thực tiễn. Do vậy, quy luật vận động của tư duy tuân thủ theo quy luật vận động của thực tiễn, biến đổi thực tiễn. Tuy nhiên, có thể thấy một mặt tư duy lấy thực tiễn làm cơ sở dữ liệu cho mình để tổng kết khái quát xây dựng hệ
thống lý luận, nhưng bản thân tư duy lại tác động sâu vào hoạt động lý luận và bản thân tư duy cho phép, thực tiễn phát triển những bước rút ngắn để đạt đến đích cao hơn mà vẫn tuân thủ quy luật khách quan. Do vậy, phải có sự đổi mới nhận thức của con người về đối tượng. Khi thực tiễn thay đổi, những vấn đề mới nảy sinh trên những vấn đề cũ, lý luận của sự phản ánh đối tượng, sự vật cũ có thể cịn phù hợp nhưng cũng có thể đã bộc lộ những sự hạn chế và lỗi thời. Bởi sự vận động của sự vật hiện tượng là không ngừng. Do vậy, sự tiến bộ, phù hợp hay khơng cịn phù hợp là tất yếu. Điểm mà thấy rõ nhất là chủ thể nhận thức phải nắm rõ điều này để từ đó phải đổi mới cách thức, thao tác tư duy, cũng như phương pháp tư duy để phản ánh đối tượng ở một cấp độ phát triển cao hơn. Rõ ràng chủ nghĩa xã hội là một khái niệm, là một mơ hình để ta hướng đến và con đường đi lên chủ nghĩa không phải là một khái niệm chỉ để cho chúng ta nhận thức, tư duy nữa mà buộc chúng ta phải cụ thể hóa tư duy, nhận thức ấy bằng hệ thống hóa lý luận và được cụ thể hóa bằng hoạt động thực tiễn. Dùng tư duy biện chứng, để nhận thức đối tượng, để điều chỉnh sự phát triển của đối tượng. Khắc phục phương pháp tư duy kinh nghiệm, hình thức mà trước đây đã sử dụng, khơng bó hẹp đối tượng, phạm vi hẹp, nhỏ lẻ, trong sự tĩnh tại, cô lập mà đặt nó trong mối quan hệ rộng lớn, phong phú để thấy được sự vật vận động và phát triển không ngừng.
Đổi mới thực sự cách tiếp cận, và phương pháp tiếp cận mà ở đó phương pháp tư duy biện chứng là nịng cốt trong q trình phản ánh đúng kịp thời, chính xác, khách quan về sự vật hiện tượng, đồng thời đưa ra được những dự báo khả năng, chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Làm được điều đó, chúng ta mới có khả năng đi tắt đón đầu trong q trình phát triển, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại rút ngắn thời gian, quá trình xây dựng và phát triển trong thời kỳ quá độ. Đại hội VI của Đảng khơng bỏ qua vai trị của yếu tố chủ quan nhưng khẳng định và đánh giá đúng điểm tích cực của nó trong mối quan hệ biện chứng với yếu tố khách
quan tác động đến sự phát triển của đất nước. Do vậy, yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan của tư duy đều góp phần quan trọng trong sự phát triển của hoạt động thực tiễn. Và nó địi hỏi chủ thể nhận thức phải tiếp cận vấn đề dưới góc độ biện chứng để thấy được nhiều khía cạnh của vấn đề, của đối tượng để đưa ra nhận thức đúng và quyết định đúng. Sự muôn màu của tư duy, nhận thức sẽ cho chúng ta sự đa dạng về sản phẩm, đó là tri thức lý luận, và chấp nhận những góc nhìn khác nhau, cách thức tư duy và phương pháp tư