con đường đi lên chủ nghĩa xã hội – Bước phát triển mới trong nhận thức của đảng ta
2.1.1. Nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hộ
Trong hoạt động thực tiễn, bao giờ chủ thể tư duy cũng phải tiến hành hoạt động một cách có mục đích, mục tiêu. Mục tiêu ấy ln được xác định một cách rõ ràng trước khi hành động và nó là cái đích cho sự phấn đấu không mệt mỏi của chủ thể tư duy. Mục tiêu càng được xác định rõ ràng bao nhiêu thì con đường thực hiện càng thuận lợi và vững chắc bấy nhiêu. Tuỳ từng cấp độ: vì sự phát triển của cá thể, tập thể, cộng đồng hay dân tộc mà phạm vi và mức độ thực hiện của mục tiêu cũng lớn nhỏ khác nhau về nội dung, khác nhau về cả chất và lượng. Vì vậy, mục tiêu cứ tăng dần theo cấp số nhân, nó khơng dừng lại ở tính nhỏ lẻ, riêng biệt mà trở thành cái bao quát, phổ biến.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mục tiêu mà chúng ta đặt ra là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó khơng phải là mục tiêu của một cá nhân mà là đích phấn đấu của cả một dân tộc. Nhưng để thực hiện mục tiêu ấy thì lại là cả một vấn đề lớn, nó địi hởi sự nỗ lực của từng cá nhân trong cộng đồng rộng lớn. Và phải tính đến những trở ngại và thử thách đặt ra trước mắt khi thực hiện mục tiêu này. Vì vậy, một u cầu bắt buộc mang tính cấp thiết đối với chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu ấy có nội dung, đặc trưng gì và cách thức để tiến hành đạt được mục tiêu ấy ra sao, làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, nhanh nhất. Biện pháp và cách thức, giải pháp và
phương pháp luôn luôn là những cặp bài song trùng có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Trong học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, các nhà kinh điển chủ nghĩa xã hội khoa học đã phân chia tiến trình phát triển của lịch sử xã hội lồi người thành những hình thái kinh tế – xã hội nhất định, xác định dấu hiệu đặc trưng cho các hình thái kinh tế – xã hội đó thơng quan phương thức sản xuất. Đồng thời, vạch ra quy luật phát triển đặc thù của chúng. Theo đó, C.Mác – Ph.Ăngghen khẳng định: xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người sẽ được tiến hành bởi sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế – xã hội. Hình thái kinh tế – xã hội sau sẽ phủ nhận hình thái kinh tế – xã hội trước và bao giờ nó cũng phát triển hơn hình thái kinh tế – xã hội trước cả về chất và lượng. Sự vận động của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên. Nó tuân theo quy luật khách quan và bị chi phối bởi quy luật khách quan. C.Mác – Ph. Ăngghen khẳng định: lịch sử lồi người đã trải qua bốn hình thái kinh tế – xã hội, đó là: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tất yếu sẽ phải trải qua hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gơta”, C.Mác đã phân chia q trình hình thành xã hội cộng sản chủ nghĩa ra thành các giai đoạn sau: 1. Thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa; 2. Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa (mà người ta gọi là chủ nghĩa xã hội) và 3. Giai đoạn của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đồng thời, ông nêu ra một số đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ cũng như các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Xuất phát từ quan điểm của C.Mác trong “Phê phán cương lĩnh Gôta”, V.I.Lênin trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” đã trình bày lại và làm rõ hơn nội dung cốt lõi, những đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Theo đó, chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng sau:
2. Có sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp phát triển hơn so với nền đại công nghiệp của chủ nghĩa tư bản.
3. Phân phối lao động “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.
4. Chủ nghĩa xã hội tạo ra được một cách tổ chức lao động xã hội và kỷ luật lao động mới hơn hẳn chủ nghĩa tư bản.
5. Khơng cịn tình trạng người bóc lột người, mặc dù trong giai đoạn đầu vẫn cịn tình trạng bất bình đẳng về của cải xã hội chưa thể xoá bỏ được.
6. Chủ nghĩa xã hội có nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đầy đủ nhất so với dân chủ bị cắt xén của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
7. Nhà nước vẫn chưa tiêu vong và cần tới chun chính vơ sản.
Những nét đặc trưng cơ bản trên về chủ nghĩa xã hội đã trở thành khuôn mẫu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành mục đích phấn đấu trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của tất cả những người cộng sản trên thế giới. Tuy nhiên, C.Mác – Ph. Ăngghen nói rằng: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xoả bỏ tình trạng hiện nay” [36; 51]. Chủ nghĩa xã hội không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo, không phải sắc lệnh từ trên ban xuống. Nó là sự nghiệp sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Vì vậy, khơng thể quan niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội như là việc gò ép, điều chỉnh hiện thực cho phù hợp với những tư tưởng, khái niệm, cơng thức được đưa ra, coi đó là chân lý vĩnh cửu. Chủ nghĩa xã hội hiện thực luôn luôn phát triển. Do đó, nhận thức, tư duy cũng phải được phát triển.
Mục tiêu chủ nghĩa xã hội đã được Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định ngay từ cương lĩnh đầu tiên (1930). Nhưng trong giai đoạn cách mạng dân tộc
dân chủ, Đảng ta phải tập trung vào nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc. Do đó, chủ nghĩa xã hội được đưa ra với tư cách là mục tiêu cho sự phấn đấu của cách mạng, nội dung cụ thể và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là gì, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam như thế nào thì chưa được làm rõ. Cách mạng xã hội chủ nghĩa mới chỉ là triển vọng và phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc xác định tiến lên xã hội chủ nghĩa. ở giai đoạn này, Đảng ta đã cố gắng xây dựng đất nước theo mơ hình chủ nghĩa xã hội mà Mác – Lênin tạo lập, nhanh chóng muốn xây dựng xong chủ nghĩa xã hội cả về kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Chủ nghĩa xã hội thời kỳ này được xem như là mơ hình lý tưởng nhất mà chúng ta có trong định hướng phát triển. Đó là niềm mong ước của cả dân tộc. Điều này là dễ hiểu, bởi nhân dân là những người lao động cần lao đã chịu quá nhiều khổ cực, bần cùng do sự bóc lột của đế quốc, tư bản và phong kiến. Một chế độ tự do, hồ bình, bình đẳng, bác ái là điều ai cũng mong muốn. Nhưng “chủ nghĩa xã hội” là gì? Câu hỏi này, ở nước ta với trình độ dân trí theo mặt bằng chung thấp nên không thể trả lời và được nhận thức theo tính chất kinh điển một cách đúng nghĩa của nó. Người dân hiểu về chủ nghĩa xã hội chủ yếu qua những quan niệm mà Hồ Chí Minh đã lý giải.
Người diễn đạt về chủ nghĩa xã hội một cách giản dị và dễ hiểu, ngắn gọn mà súc tích, cơ đọng mà sâu sắc, khơng rườm rà, hoa văn. Tính chất kinh điển đã được lọc bỏ đi nhiều. Ngôn ngữ của Người “chân chất” như chính phong cách sống của Người vậy.
“Chủ nghĩa xã hội là gì?”. Hồ Chí Minh giải thích một cách vắn tắt :“Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh” [46; 226]; “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy” [47; 556]; “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc,
chủ nghĩa xã hội trước hết là nhằm làm cho người dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn, việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” [47; 17],. “Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai khơng làm thì khơng ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con. Thế ta đã đến đấy chưa? Chưa đến. Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần. ở nơng thơn phải có đổi cơng để tăng gia sản xuất rồi tiến lên hợp tác xã, tiến lên nông trường” [46; 226].
Những quan điểm này đã định hướng cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước một chủ nghĩa xã hội như thế là sức hấp dẫn với nhân dân, ai cũng muốn phấn đấu cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Khẩu hiệu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết định đường lối chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống đấu tranh anh dũng, lao động cần cù, “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [12; 78], xây dựng đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc ở miền Bắc. Đảng ta luôn xác định: “ Chủ nghĩa xã hội là mục đích trước mắt của cách mạng Việt Nam, đồng thời là con đường tiến hoá tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới” [13; 40]. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được ước mơ lâu đời của nhân dân lao động là vĩnh viễn thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, để sống một cuộc đời ấm no, ngày mai được đảm bảo, một cuộc đời văn minh, hạnh phúc. “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân lao động quyền làm chủ đầy đủ, mới trả lại giá trị chân chính cho con người, khiến cho con người thật sự làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Chỉ có chủ nghĩa xã hội, tổ quốc ta mới có nền kinh tế hiện đại, văn hố, khoa học tiên tiến, quốc phịng vững mạnh; do đó, mới đảm bảo cho đất nước ta phát triển
phồn vinh. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới làm cho tổ quốc ta thống nhất về trình độ cao nhất và đầy đủ nhất, thống nhất về lãnh thổ, chính trị và tinh thân, về kinh tế, văn hoá, xã hội, thống nhất về quyền lợi và nghĩa vụ, mọi người dân đoàn kết, yêu thương nhau một cách chân thành, thắm thiết [13; 14].
Lựa chọn mục tiêu chủ nghĩa xã hội và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan cho định hướng phát triển đất nước. Đảng ta nhận thức được sự phát triển cao hơn về chất của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội khác, những ưu điểm mà chỉ có ở chủ nghĩa xã hội chứ khơng có ở một chế độ xã hội khác. Đó là chế độ xã hội mà nhân dân lao động được làm chủ, người đứng đầu nhà nước là những người đại diện quyền lợi của nhân dân, là những người do nhân dân lựa chọn, bầu ra và thay mặt nhân dân lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Họ không đứng bên trên nhân dân, đứng ngồi nhân dân mà họ là cơng bộc của nhân dân.
Nhìn nhận một cách tổng quát, thời kỳ này, nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội đã xác định đúng mục tiêu, bản chất của chủ nghĩa xã hội và quy mô lớn cùng với nội dung toàn diện của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mục tiêu, bản chất ấy là hướng tới giải phóng giai cấp, dân tộc và nhân dân ta, đưa nhân dân lao động tới địa vị làm chủ xã hội, đất nước, đem lại cho họ một cuộc sống ấm no, đầy đủ về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hồn thành mục tiêu chủ nghĩa xã hội, chúng ta lại mắc phải những sai lầm và hạn chế trong tư duy, nhận thức về chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã đơn giản hoá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội chưa được nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc và bản chất. C.Mác – Ph.Ăngghen đã nói rằng: “Lý luận của chúng tơi không phải là một giáo điều mà là một kim chỉ nam cho hành động” [ 33; 69].
Chúng ta hiểu một cách đơn giản, siêu hình về chủ nghĩa xã hội, biểu hiện ở chỗ đối lập giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Trong nhận thức
của chúng ta, chủ nghĩa xã hội là khuôn mẫu lý tưởng, là chế độ xã hội ưu việt. Do vậy, những chế độ xã hội trước đây nếu đem ra để so sánh với chủ nghĩa xã hội thì đều bộc lộ những hạn chế, yếu kém và phi khoa học, phi cách mạng. Chính vì vậy, mà khi xác định phát triển lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa chúng ta đã xác định là bỏ qua toàn bộ những gì thuộc về tư bản. Trong nhận thức có thái độ kỳ thị, bài trừ chủ nghĩa tư bản. Phủ nhận sạch trơn toàn bộ giá trị của chủ nghĩa tư bản, không thấy được sự cần thiết phải học hỏi kinh nghiệm mà chủ nghĩa tư bản đã tích luỹ hàng bao nhiêu thế kỷ. Đó là những kinh nghiệm vô cùng phong phú, bổ ích cho sự phát triển của một nhà nước xã hội chủ nghĩa non trẻ, như kinh nghiệm quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, xã hội, những thành tựu về sản xuất, pháp luật, kỷ cương xã hội, những thành tựu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản. Chúng ta không thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước tư bản chủ nghĩa. Nhận thức về bỏ qua chủ nghĩa tư bản là bỏ qua tồn bộ hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa, xố bỏ tồn bộ tàn dư của chủ nghĩa tư bản ở nước ta kể cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Những biểu hiện trong nhận thức lầm tưởng bỏ qua chủ nghĩa tư bản là con đường nhanh nhất, dễ dàng đi tới chủ nghĩa xã hội, trong khi trên thực tế thì đây là loại hình phát triển rất khó khăn, phức tạp.
Mặt khác, nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đồng nhất giản đơn với chủ nghĩa xã hội. Khi khái quát toàn bộ tư tưởng của C.Mác, V.I.Lênin đã phân chia hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa gồm:
“I. Những cơn đau đẻ kéo dài.
II. Giai đoạn đầu của xã hội chủ nghĩa cộng sản.
III. Giai đoạn cao của xã hội chủ nghĩa cộng sản.” [31; 223]
Qua đó, cho thấy thời kỳ quá độ là một giai đoạn phát triển riêng trong cấu tạo của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là bước đệm cho
sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, là thời kỳ quá độ chính trị, là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Đây là giai đoạn chuẩn bị những cơ sở vật chất, điều kiện, tiền đề tư tưởng, lý luận cho chủ nghĩa xã hội phát triển, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội. Để tiến lên