con đường đi lên chủ nghĩa xã hội – Bước phát triển mới trong nhận thức của đảng ta
2.2.2. Đổi mới tư duy lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và phát triển rút ngắn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
phát triển rút ngắn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Trong giai đoạn trước đổi mới, do những tác động của nhân tố khách quan và chủ quan mà nhận thức của chúng ta về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội đã có những hạn chế, sai lầm. Đã đồng nhất quan điểm bỏ qua tư bản chủ nghĩa là bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, hay bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Đó là nhận thức giáo điều, siêu hình của chủ thể nhận thức, tư duy. Sự đồng nhất này đã dẫn đến cách nhìn phiến diện về chủ nghĩa tư bản mà khơng có sự tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại đã đạt được dưới hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa. Chúng ta đã đồng nhất phát triển rút ngắn với phát triển ngắn ở nước
ta. Do đó, thực ra chúng ta phải tiến hành kiểu quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa
xã hội thì chúng ta lại áp dụng kiểu quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta khơng nhận thức được hồn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Vì thế sai lầm là khó tránh khỏi. Nhằm khắc phục và sửa chữa sai lầm, Đại hội lần thứ IV và lần thứ V của Đảng cũng đã cố gắng tìm tịi và đổi mới nhưng đã không đạt được kết quả như mong đợi.
Đại hội lần thứ VI của Đảng nhận định: “thời kỳ quá độ ở nước ta, do
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đương nhiên phải rất lâu dài và khó khăn. Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để, xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng” [17; 41]; mà chặng đường đầu tiên là bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn. Nhiệm vụ chính của chặng đường đầu tiên là xây dựng những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cần thiết để triển khai cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa trên quy mô lớn.
Đại hội nhấn mạnh: “xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất” [17; 44]. Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xem đó là đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đảng thừa nhận nước ta có sáu thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tư bản tư
nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc. Các nền kinh tế vận hành theo quy luật khách quan, là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ
sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đại hội
nhận thức được rằng, lực lượng sản xuất trong mối quan hệ với quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc quan hệ sản xuất phát triển khơng đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì đều kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy, thực tiễn nước ta đòi hỏi phải thừa nhận sự tồn tại của những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn.
Đại hội cũng khẳng định rằng, cải tạo xã hội chủ nghĩa phải đẩy mạnh cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo ra lực lượng sản xuất mới, trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất lên hình thức và quy mơ thích hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất. Cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới phải bao gồm cả ba mặt: xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.
Đại hội cũng chỉ ra nhiệm vụ trước mắt trong kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) phải tập trung sức người, sức của cho mục tiêu về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội.
Đại hội lần thứ VI của Đảng đánh dấu bước chuyển tư duy, đánh giá đúng vai trị của phát triển kinh tế, nhằm khắc phục khó khăn, khơi phục và khai thác tiềm năng phát triển đất nước. Nhưng phải cho đến Đại hội lần thứ
VII của Đảng mới đưa ra được một phương hướng cụ thể cho định hướng
phát triển đất nước.
- Một là, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hiện quyền dân
chủ của mọi người dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân.
- Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hố đất nước theo hướng hiện đại hố gắn liền với sự phát triển một nền nơng nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
- Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
- Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực tư
tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vững đời sống tinh thần- xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở
rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh Thực hiện chính sách đối ngoại hồ bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước.
- Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
- Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” [19; 9 – 10].
Bảy điểm trong phương hướng trên chính là những nhiệm vụ lớn cần phải giải quyết trong thời kỳ quá độ, là nội dung của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nội dung đó có tính hệ thống tồn diện từ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, con người, từ xây dựng Đảng tới xây dựng nhà nước, từ thực hiện chức năng công quyền đến thực hiện chức năng xã hội.
Trong tiến trình đi lên phải giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa dân chủ và chun chính vơ sản trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc thực hiện những phương hướng này sẽ tạo nền móng vững chắc của chế độ xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực của đời sống. Con đường để đi tới chủ nghĩa xã hội, chính là tạo ra tổng hợp lực sức mạnh của sự phát triển, kết hợp nội – ngoại lực để tăng tiềm lực cho sự phát triển đất nước, trong mối quan hệ mật thiết với quốc tế, với thời đại.
Đại hội nhận định: bước đầu hình thành nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước với
năm thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế gia đình, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể. Do đó, cần phải định hướng nền kinh tế không rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Để làm được điều này thì phải có nội dung và định hướng phát triển cụ thể, phải bám sát vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó, chúng ta tìm tịi, lý giải, phân tích những hình thức sáng tạo để đẩy nhanh nhịp độ phát triển của xã hội. Đồng thời, xoá bỏ và cải tạo những sai lầm đã mắc phải.
Sau Đại hội lần thứ VII tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Sự tan rã của mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Đơng Âu và Liên Xô đã tác động đến nước ta một cách sâu sắc. Một số cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân hoang mang, hoài nghi về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đất nước ta lại đứng trước những thách thức mới. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với thị trường truyền thống bị đảo lộn, Mỹ chưa bao giờ từ bỏ tham vọng
bá chủ thế giới, trật tự hai cực thế giới bị sụp đổ. Tình thế buộc chúng ta phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã nhận xét: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về
kinh tế so với nhiều nước trong khu vực, vẫn là thách thức to lớn và gay gắt, do điểm xuất phát của ta quá thấp, lại đi lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt” [20; 19]. Cuộc chạy đua vũ trang và dành ảnh hưởng trong khu vực châu á - Thái Bình Dương cũng như tình hình biển Đơng cịn nhiều diễn biến phức tạp.
Tiếp tục phát triển những thành tựu tư duy lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta qua các văn kiện Đại hội VI, VII; vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng cuộc cải tạo, xây dựng và đổi mới đất nước. Đại hội tiếp tục đẩy mạnh và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xuất phát từ mục tiêu xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phong phú và đa dạng về hình thức, chủng loại. Đại hội đề ra chặng đường đầu tiên là tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. “Mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước là xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [20; 80].
Với tinh thần ấy, Đại hội làm rõ hơn quan niệm về chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề công nghiệp hố đã cơ bản hồn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Đây là nhận thức đúng đắn của Đảng, trước đây trong tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhận thức của chúng ta lẫn lộn, đồng nhất giai đoạn chuẩn bị tiền cho cơng nghiệp hố với giai đoạn tiến hành công nghiệp hố. Do đó nhiệm vụ của chúng ta lẽ ra phải chuẩn bị tiền đề cho cơng nghiệp hố thì chúng ta lại xây dựng cơng nghiệp hố ngay, nhất là chú trọng
phát triển công nghiệp nặng khi chưa thể đáp ứng cơ sở vật chất tối thiểu. Đại hội nhận định: “Nếu cơng nghiệp hố, hiện đại hố tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp” [20; 24].
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đưa ra kết luận mới rất quan trọng: sản xuất hàng hố khơng đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng. Nhận thức mới này về chủ nghĩa xã hội và kinh tế của chủ nghĩa xã hội đã vượt bỏ nhận thức cũ, giáo điều trước đây với sự kỳ thị cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị, quan hệ thị trường. Đại hội lần thứ VIII đã đạt được những thành tựu lớn về lý luận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Bước sang thế kỷ XXI, trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá những chặng đường đã qua, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định nội hàm của khái
niệm bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Đảng khẳng định: con đường
đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua vị trí thống trị của của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là về khoa học – kỹ thuật và cơng nghệ, để nhanh chóng xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đảng nhận thức rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, nhận thức quy luật vận động khách quan của thực tiễn và tuân theo quy luật ấy. Khắc phục những hạn chế trong nhận thức, tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong nhận thức mới đã thể hiện tư duy biện chứng ở chỗ thừa nhận sự tồn tại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ và kế thừa, phát triển những giá trị, thành tựu đã đạt được dưới phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nhận thức của Đảng về đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có mấy vấn đề sau:
- Thứ nhất, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng phải tuân theo quy
luật khách quan, tiến hành trên cơ sở của quá trình lịch sử – tự nhiên. Sự vận
động của xã hội loài người tuân theo quy luật khách quan. Quá trình này diễn ra bởi sự thay thế các hình thái kinh tế – xã hội, bao giờ hình thái kinh tế – xã hội sau cũng phát triển cao hơn hình thái kinh tế – xã hội trước. C.Mác đã chỉ ra quy luật vận động tuần tự ấy của lịch sử lồi người. Dựa vào đó, ơng khẳng định chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị thay thế bởi một hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, đó là hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa mà chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu.
Khi phân tích sự phát triển tuần tự của xã hội lồi người, C.Mác đã chỉ ra quy luật vận động chung nhất (mang tính phổ biến); đồng thời, ơng cũng chỉ ra những trường hợp cách mạng có bước phát triển đột biến, nhảy vọt (mang tính đặc thù). Rõ ràng, sự phát triển rút ngắn, bỏ qua đều phải có
những tiền đề nhất định. Trong quá trình phát triển rút ngắn, xét về lôgic là hợp với quy luật khách quan và quá trình triển rút ngắn cũng là quá trình lịch sử – tự nhiên.
- Thứ hai, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng khơng thể bỏ qua tính
quy luật chung của qúa trình sản xuất nhỏ lên sản suất lớn xã hội chủ nghĩa.
Lịch sử đã chứng minh để chuyển từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa đã phải giải quyết hành loạt những vấn đề từ phát triển hàng hoá, tiến hành cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất, đến tiến hành cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai; từ sự hợp tác giản đơn