Chủ trương của Đảng bộ huyện Văn Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn giang ( hưng yên ) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tử năm 2001 đến năm 2010 (Trang 27 - 32)

1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công nghiệp

1.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Văn Giang

Quán triệt đường lối của Đảng, căn cứ vào thực trạng nền kinh tế nông nghiệp của địa phương, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV, nhiệm kỳ 2001 – 2005 (12/2000) đã đề ra mục tiêu đến năm 2005 là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%/năm, trong dó nông nghiệp tăng 4 – 4,5%/năm và chiếm tỷ trọng 34% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 37 triệu đồng; bình quân lương thực đầu người là 500kg/người/năm [8; 23].

Để đạt được mục tiêu đó, Đại hội đã đề ra chủ trương và một số nhiệm vụ cơ bản để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trước yêu cầu mới:

Một là, Tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp toàn diện lên một trình độ mới, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đưa những cây con có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất, tăng giá trị thu được trên một 1 ha canh tác.

Hai là, Tận dụng diện tích ao hồ, chuyển một bộ phận đất trũng trồng lúa năng suất thấp sang thâm canh nuôi cá, trồng cây ăn quả. Mở rộng diện tích nhãn, vải trên 1 vạn ha với giống đã được chọn lọc. Có biện pháp tích cực để nâng cao

hiệu quả đất bãi để trồng cây công nghiệp, dược liệu, cung cấp rau có giá trị kinh tế cao cho thị trường Hà Nội.

Ba là, Tăng nhanh tốc độ và hiệu quả chăn nuôi theo hướng phát triển chăn nuôi công nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình: "Nạc hoá đàn lợn", "sind hoá đàn bò" để nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi.

Bốn là, Đầu tư tập trung cho Trung tâm giống lúa cùng các cơ sở vệ tinh đảm bảo năm 2005 cung cấp 70% giống lúa tiến bộ cho nông dân trong tỉnh, Trung tâm truyền tinh, Trung tâm thuỷ sản vừa đảm bảo tạo giống tốt vừa phải chuyển giao kỹ thuật đến các hộ chăn nuôi. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, thường xuyên tập huấn kỹ thuật giúp các hộ nông dân áp dụng thành thục các biện pháp thâm canh tiến bộ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Cấp uỷ và chính quyền các cấp cần khuyến khích, hướng dẫn cho hộ nông dân thực hiện tích cực hơn, nhân rộng mô hình chuyển đổi, dồn thửa ruộng đất.

Năm là, tiếp tục làm chuyển biến về nhận thức, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế đối với sản xuất vụ đông bằng các công thức luân canh, thâm canh thích hợp, phát triển có quy hoạch, đảm bảo nước tưới, tích cực tổ chức thực hiện để vụ đông thực sự là vụ sản xuất chính làm giầu cho kinh tế hộ, phấn đấu đưa diện tích cây vụ đông từ 22% tên 45% vào năm 2005.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Đại hội Đảng bộ huyện Văn Giang lần thứ XXI đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trước yêu cầu mới. Nghị quyết khẳng định:

Tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trọng tâm là phát triển nông nghiệp, nông thôn, hướng ưu tiên chuyển

dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất hàng hóa tập trung. Khuyến khích tạo điều kiện để công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề mới phát triển trong nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động thương mại dịch vụ, coi trọng phát triển các trung tâm thị trấn, thị tứ theo đúng quy hoạch, tăng cường lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn, hỗ trợ sản xuất, kinh tế phát triển. Quan tâm chỉ đạo ứng dụng, chuyển giao các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đời sống. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên cho cứng hóa kênh mương, kiên cố đường giao thông… [3, tr. 11].

Đại hội đề ra những mục tiêu chủ yếu đến năm 2005 đối với lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp là: GDP tăng bình quân hàng năm 8,7%, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 5,4%/năm và chiếm tỷ trọng 51% trong cơ cấu kinh tế của huyện; giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 45 triệu đồng; bình quân lương thực đầu người là 360kg/người/năm [3, tr. 12].

Để đạt được mục tiêu đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

Một là, Tập trung đẩy mạnh phát triển nông, nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phấn đấu đảm bảo đủ lương thực tiêu dùng và có một phần lương thực hàng hóa cho xuất khẩu. Trước mắt cần quan tâm xây dựng qui hoạch vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh, như vùng lúa cao sản, đặc sản, vùng trồng rau, quả; trong đó có các vùng sản xuất rau sạch, vùng trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây tinh dầu và cây công nghiệp, thực phẩm. Trên cơ sở phân vùng sản xuất để có kế hoạch đầu tư và thâm canh cho phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt quan tâm coi trọng việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản

xuất, chọn các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và có giá trị cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá giá thành hạ, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu chế biến, tiêu dùng, xuất khẩu.

Hai là, triển khai chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, hình thành cơ cấu lương thực 30%; rau quả, cây công nghiệp, cây cảnh 40%; chăn nuôi 30%. Hàng năm năng suất lúa đạt trên 12 tấn/ha, tổng sản lượng lương thực trên 34.000 tấn. Tiếp tục cải tạo vườn tạp, khu đất trũng, phát triển các mô hình theo kiểu trang trại. Tăng nhanh tốc độ chăn nuôi theo qui mô tập trung và phương pháp công nghiệp. Thực hiện có hiệu quả chương trình "nạc hoá" đàn lợn, "sind hoá" đàn bò, chăn nuôi gà công nghiệp, bò sữa, nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp; đẩy mạnh khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y; đổi mới các biện pháp thâm canh, tăng vụ, mạnh dạn đầu tư kỹ thuật, vốn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Ba là, tăng tích luỹ, tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn. Khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến vừa và nhỏ theo công nghệ tiên tiến, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, hoa quả, bao tiêu sản phẩm, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất phân vi sinh,... Xây dựng nhanh kết cấu hạ tầng sản xuất, nâng cao chất lượng phục vụ điện, tưới, tiêu, thông tin liên lạc để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp, phấn đấu đạt tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất trên 80%, vận chuyển trên 80%, xay xát 100%, phòng trừ sâu bệnh 100% và các khâu nặng nhọc trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích sản xuất chế biến nhỏ tại gia đình. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào chế biến nông sản.

Bốn là, tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tập trung nâng cấp, cứng hóa các tuyến đường giao thông trong huyện, với phương châm “Nhà nước và nhân

dân cùng làm”. Quy hoạch, cải tạo hệ thống thuỷ lợi, đổi mới thiết bị các trạm bơm và từng bước kiên cố hoá kênh mương nội đồng. Quy hoạch thuỷ lợi vùng bãi, các trạm tưới và tu bổ kênh mương. Tăng cường các biện pháp bảo vệ các công trình thuỷ lợi, tích cực trồng tre chắn sóng. Thực hiện tết nhiệm vụ phòng chống lụt bão hàng năm. Tu bổ và bảo vệ an toàn đê, kè, bối, cống. Cải tạo toàn bộ các dốc đê bằng vật liệu cứng. Thường xuyên tổ chức giải toả các vi phạm công trình thuỷ lợi, nhất là các vi phạm đê kè và dòng tiêu úng.

Năm là, mở rộng hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án, đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, bên ngoài và các thành phần kinh tế trong huyện, từng bước hình thành các khu kinh tế tập trung vừa và nhỏ. Tăng cương hợp tác với các trung tâm khoa học của Trung ương, của tỉnh để tiếp thu nhanh các tiến bộ KHKT ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiếp thu công nghệ mới có chọn lọc, ưu tiên công nghệ sạch,

bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp,

nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, tăng cường các biện pháp khuyến khích xuất khẩu và đầu tư, nhất là đầu tư đổi mới công nghệ.

Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã thể hiện quan điểm nhất quán của đảng bộ về vấn đề phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung khai thác mọi nguồn lực để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.

Ngày 08/6/2001, Đảng bộ huyện Văn Giang ban hành Nghị quyết số 13-

NQ/HU về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp

+ Vùng bãi ven sông Hồng: với tổng diện tích đất canh tác là 746,9 ha gồm các xã: Xuân Quan , Phụng Công, thị trấn Văn Giang, Liên Nghĩa, Mễ Sở và Thắng Lợi xây dựng thành vùng chuyên sản xuất cây dược liệu, rau sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và giành một phần cho chế biến xuất khẩu.

+ Vùng chuyên canh cây cảnh, cây rau màu và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định : với tổng diện tích là 754,04 ha chủ yếu ở các xã Phụng Công, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi và thị trấn Văn Giang quy hoạch

thành vùng chuyên canh từng loại cây, nhóm cây, cây ăn quả.

+ Vùng chuyên lúa: Với tổng diện tích là 2324 ha, trong đó: đối với vùng trũng, xây dựng dự án chuyển đổi sang mô hình 1 vụ lúa kết hợp với thả cá truyền thống có chọn lọc hoặc các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp vơi điều kiện, môi trường sinh thái; đối với vùng lúa chân vàn, vàn cao, từng bước chuyển sang gieo trồng lúa đặc sản, lúa lai, nếp...v v có chất lượng và hiệu quả cao.

+ Đối với diện tích mặt nước nuôi thả thủy sản: Xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản từ năm 2001 - 2010 cải tạo lại ao hồ đầm hiện có, từng bước chuyển dần sang nuôi thả các loại thuỷ sản có năng suất chất lượng cao.

Có thể nói, trong giai đoạn 2001 - 2005, Đảng bộ huyện Văn Giang đã đề ra nhiều chủ trương có tính đột phá, tạo đà cho nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng và đạt hiệu quả tối ưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn giang ( hưng yên ) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tử năm 2001 đến năm 2010 (Trang 27 - 32)