Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn giang ( hưng yên ) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tử năm 2001 đến năm 2010 (Trang 39 - 42)

1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công nghiệp

1.2.2.3. Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh

nghiệp

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Giang, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã có thay đồi căn bản, tạo điều kiện cho sự gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp, phát huy sự sáng tạo trong lao động của nhân dân vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong lĩnh vực giao thông và xây dựng giai đoạn 2001 - 2005, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền địa phương bằng nhiều biện pháp để huy động các nguồn lực của địa phương và nhân dân, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của cấp trên, đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Hàng năm Huyện ủy đã chỉ đạo chi cho xây dựng giao thông 2 tỷ đồng. Theo đó, Hệ thống giao thông được cải tạo và nâng cấp, nhất là giao thông nông thôn. Năm 2003, huyện đã chỉ đạo hoàn thành và đưa vào sử dụng 2,8 km đường 207A, đường nội thị phân kỳ I. Đến năm 2004, các tuyến đường liên huyện, liên xã tiếp tục được cải tạo nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đã hoàn thành thi công nâng cấp 4,15 km đường 199B, 2,76 km đường 205B; 4,7 km đường 179; 1,2 km đường liên xã Liên Nghĩa – Long Hưng và đường giao thông nông thôn ở các xã Xuân Quan, Phụng Công, Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc với tổng chiều dài 9 km [78, tr. 4]. Đến năm 2005, hầu hết các tuyến đường liên xã, liên thôn trong huyện đã được rải nhựa, bê tông hóa. Huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động nhân dân tham gia đóng góp cải tạo được 29,57 km đường xã, liên xã và 60,2 km đường thôn xóm [18, tr. 178]. Công tác duy tu bảo dưỡng các tuyến đường được thực hiện thường xuyên.

Thuỷ lợi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Đảng bộ huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đầu tư, nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi. Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Chương trình kiên cố hoá kênh mương, Huyện ủy Văn Giang đã chỉ đạo đầu tư trên 10 tỷ đồng để hỗ trợ cho các địa phương làm thuỷ lợi. Đến năm 2005, theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, dự án cải tạo nâng cấp hệ thống trạm bơm Văn Giang đã hoàn thành. Bên cạnh đó, theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương nạo vét được 366.770 m³ kênh mương, đắp 131.388m³ cơ đê để trồng tre chắn song [18, tr. 177]. Huyện đã chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão cac cấp tích cực hoạt động bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hệ thống đê, kè, cống trong mùa mưa lũ. Chương trình bê tông hóa kênh cấp 3 đã được triển khai có hiệu quả tại các xã Mễ Sở, Liên Nghĩa, Cửu Cao, Long Hưng, Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc.

Hệ thống lưới điện tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, quản lý sử dụng có hiệu quả. Huyện đã chỉ đạo đầu tư nâng cấp 35 km đường dây 35KV, 43 trạm biến áp, xây dựng mới 40km đường dây 35 KV và 25 trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện an toàn, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân

Dự án mở rộng phát triển mạng lưới, dịch vụ bưu chính viễn thông được triển khai có hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan đơn vị và của nhân dân. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, toàn huyện đã có 3 tổng đài, 300 km cáp, 7800 thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ 8 máy /100 dân; 11/11 xã, thị trấn đều có điểm bưu điện văn hóa xã. [18, tr. 179]

Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và sự nỗ lực của nhân dân, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn có bước phát triển căn bản, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp cả chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo,

góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Văn Giang.

Tiểu kết chương 1

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Giang lần thứ XXI, dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng và chính quyền cùng sự nỗ lực của nhân dân đã đưa huyện Văn Giang từ một huyện nghèo, vươn lên thành một huyện phát triển. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi dịch vụ, đưa chăn nuôi từng bước trở thành ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Trong trồng trọt, bước đầu thực hiện chuyển đổi mùa vụ và đưa các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị thu nhập. Bộ mặt nông thôn và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong giai đoạn 2001 - 2005, Văn Giang vẫn là một huyện thuần nông, kinh tế tăng trưởng chưa cao, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Văn Giang diễn ra còn chậm, phạm vi đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng đều, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất còn hạn chế...

Những thành công, hạn chế trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ huyện Văn Giang trong thời gian này sẽ là những kinh nghiệm quý để Đảng bộ huyện đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tiếp theo.

Chương 2

ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN GIANG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn giang ( hưng yên ) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tử năm 2001 đến năm 2010 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)