2.1. Yêu cầu mới và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
2.2.3. Tăng cường cơ giới hóa, thủy lợi hóa, xây dựng kết cấu hạ
phục vụ nông nghiệp
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 Đảng bộ và chính quyền các cấp huyện Văn Giang luôn quan tâm đến việc trang bị các loại máy móc, phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy, số máy móc được trang bị cho nông nghiệp ngày càng tăng nhanh. Nhờ số phương tiện sản xuất cơ giới tăng nhanh nên nhiều khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá: Cơ giới hóa làm đất, cơ giới hóa gieo trồng và chăm sóc, cơ giới hóa thu hoạch, chế biến và bảo quản, v.v...
Cơ giới hoá làm đất
Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Văn Giang đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với Hội Nông dân huyện cùng UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tăng cường ứng dụng KHKT vào sản suất, đưa nhanh các loại máy móc vào đồng ruộng nhằm tiếp kiệm thời gian,
nâng cao hiệu quả lao động. Tính đến năm 2010, phần nhiều diện tích đất canh tác lúa đã được cày, bừa bằng bằng máy. Tuy nhiên tỷ lệ cơ giới hoá làm đất đối với cây trồng cạn còn thấp. Nguyên nhân là do người nông dân vẫn còn tâm lý tận dụng thời gian, tranh thủ xen canh, gối vụ .Thêm vào đó, còn có những yếu tố khách quan có tác động hạn chế mức độ cơ giới hoá khâu làm đất như: kích thước ruộng đất nhỏ, lẻ, manh mún, phân tán, chưa hình thành được những vùng chuyên canh tập trung, lao động dư thừa ở nông thôn chưa được giải quyết… Bên cạnh đó còn có vấn đề nữa là hầu hết các máy có thời gian sử dụng lâu năm nên công suất hoạt động thấp, thường hư hỏng và tốn hao nhiều nguyên liệu. Tuy còn những hạn chế như trên, song hiện nay Văn Giang vẫn là một trong những địa phương đi đầu của các huyện của tỉnh về việc áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp.
Cơ giới hoá gieo trồng và chăm sóc
Đối với Văn Giang do hạn chế về ruộng đất sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún cộng với giá thành máy gieo sạ cao nên nông dân tại đây chưa có cơ hội tiếp cận và sử dụng. Do vậy huyện đã chỉ đạo nhân dân ứng dụng nhanh những tiến bộ KHKT khác vào sản xuất. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện nông dân Văn Giang đã chuyển từ việc sử dụng phân đơn sang kết hợp sử dụng phân bón tổng hợp N - P - K. Việc nông dân áp dụng rộng rãi phân bón tổng hợp vào sản xuất đã đảm bảo được cân đối dinh dưỡng, hạn chế sâu bệnh và tạo độ đồng đều cao trên đồng ruộng. Có thể thấy đó là một bước tiến kỹ thuật đáng kể trong kỹ thuật thâm canh nông nghiệp tại huyện Văn Giang thời gian qua.
Trong công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật, huyện đã triển khai tổ chức phòng trừ kịp thời, sớm thực hiện biện pháp 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng đối tượng) trên phạm vi toàn huyện. Nhờ vậy, một khi có dịch hại bùng phát thì chỉ cần một thời gian ngắn (3- 4 ngày) là đã phòng trừ xong, bảo vệ an toàn cho lúa và các cây trồng khác. Tuy vậy, do hạn chế về nhận
thức nên nông dân vẫn còn lạm dụng phân đạm, có nhiều nơi nông dân vẫn bón từ 10 - 12kg/sào (thừa 4 - 6 kg/sào), gây mất cân đối và không có hiệu quả nên khiến cho thân cây lúa bị mềm, xốp, hạt rất dễ bị rụng khi chín, làm giảm sản lượng thu hoạch.
Cơ giới hoá thu hoạch, chế biến và bảo quản
Đối với sản xuất nông nghiệp, khâu chế biến, bảo quản sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quyết định đến giá trị gia tăng của nông phẩm. Nhận thức được điều đó, huyện đã quan tâm đầu tư trang bị công cụ cơ giới ngày càng nhiều cho lĩnh vực này. Tính từ năm 2006 – 2010, số cơ sở chuyên chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể và được sử dụng rộng khắp các xã. Sự tăng lên của các cơ sở chế biến đã làm tăng tỷ lệ sản lượng được sơ chế và chế biến sâu. Tại các cơ sở lớn, năng lực xay xát có công suất 153 tấn/ca, một ngày có thể sản xuất được 450 - 460 tấn gạo. Tuy vậy, tại các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ có công suất thấp hơn thì năng lực xay xát chưa đáng kể (khoảng 2,5 tấn/ca - 8 tấn/ ca). Về chất lượng gạo, đặc biệt là gạo xuất khẩu tại Văn Giang tuy đã có sự cải thiện song vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của thị trường thế giới.
Riêng đối với khâu thu hoạch tính từ thời điểm năm 1996, tại Văn Giang người nông dân vẫn hoàn toàn dùng phương pháp thủ công. Đến năm 2006 cả huyện mới chỉ có 1 máy gặt đập liên hoàn nhưng mới được sử dụng để trình diễn ở trung tâm khoa học công nghệ của huyện. Việc sử dụng máy này đòi hỏi phải có hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi và địa hình rộng phẳng phải từ 0,5 ha trở lên, trong khi đó đất sản xuất của mỗi hộ nông dân của huyện lại có đến 49, 53% thửa ruộng có diện tích dưới 0,2 ha. Ngoài ra, còn một số những hạn chế khác như: ruộng nước là chủ yếu, giá thành máy cao, khả năng về tài chính eo hẹp, hỗ trợ của tỉnh còn ít và chưa rõ ràng,… cũng đều làm tăng thêm khó khăn cho việc đưa máy móc vào đồng ruộng. Thêm vào đó, việc đầu tư cho cơ giới hoá khâu thu hoạch còn thấp tại Văn Giang hiện nay còn do tính chất sản xuất nhỏ lẻ của nông nghiệp
nên sau mùa vụ họ phải tiếp tục đưa máy đi nơi khác để khai thác nhằm thu hồi vốn nhanh, vì nếu treo máy thì hạch toán đầu tư không hiệu quả. Mặt khác, giao thông nội đồng hiện nay vẫn là vấn đề gây nhiều cản trở, khiến cho nhiều nơi nông dân không thể tiếp cận với máy móc nông nghiệp và bắt buộc phải áp dụng phương pháp thu hoạch thủ công.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
Để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung khai thác, tăng thu ngân sách và tranh thủ các nguồn vốn khác để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp như nâng cấp kiên cố hóa kênh mương nội đồng, tu bổ hệ thống đê, kè cống trên địa bàn. Trong 5 năm (2006 - 2010), huyện đã chỉ đạo đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng với tổng chiều dài 33 km, trị giá 26,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước đầu tư 10,2 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 16,2 tỷ đồng. Cơ bản hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cơ quan, ban, ngành huyện; đền liệt sĩ của huyện, ước tính 22,5 tỷ đồng. Hoàn thành xây dựng mới trụ sở làm việc tại các xã Vĩnh Khúc, Liên Nghĩa, Tân Tiến, Long Hưng, thị trấn Văn Giang và đang triển khai xây dựng mới trụ sở làm việc xã Cửu Cao, Thắng Lợi, Mễ Sở và nhà văn hóa xã Long Hưng, ước tính trên 41 tỷ đồng. Đang triển khai lập quy hoạch dự án xây dựng Khu trung tâm văn hóa thị trấn Văn Giang; trụ sở làm việc xã Xuân Quan… Hàng chục nhà văn hóa thôn, phố cũng đã và đang được triển khai xây dựng, kinh phí ước tính 33 tỷ đồng [5, tr. 2]
Bên cạnh đó, huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án: Khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang; Đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên; đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; đường điện cao thế 500KV Thường Tín – Quảng Ninh (đoạn qua huyện Văn Giang); Khu công nghiệp cơ khí năng
lượng Tân Tạo đầu tư vào các xã Vĩnh Khúc, Nghĩa Trụ, Tân Tiến; Khu đô thị phía đông Văn Giang đầu tư vào xã Long Hưng; Khu đô thị Đại An đầu tư vào xã Nghĩa Trụ; Trường trung học phổ thông tư thục đầu tư vào xã Mễ Sở… Hoàn thành việc lập và trình duyệt quy hoạch khu công nghiệp tại xã Tân Tiến.
Hệ thống thủy lợi được nâng cấp. Hàng năm theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, chính quyền các xã, thị trân, đã chỉ đạo nhân dân đồng loạt ra quân nạo vét kênh mương nội đồng, củng cố hệ thống bờ vùng, bờ thửa và hệ thống các công trình thủy lợi. Kết quả, trung bình mỗi năm, toàn huyện đã đào đắp được 60 – 70 nghìn m³ đất đá để tu bổ, nạo vét kênh mương và đắp cơ đê để trồng tre chắn sóng [63, tr. 3]
Công tác bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão thường xuyên được quan tâm chỉ đạo. Chỉ tính riêng trong năm 2009, huyện đã chỉ đạo hoàn thành công trình xử lý kè Phi Liệt, thực hiện trên một đoạn kè dài 160 m, với hình thức thả đá bảo vệ chân kè, xây ô, trồng cỏ bảo vệ mái kè; công trình đắp luống trồng tre chắn sóng tại xã Xuân Quan…..Bên cạnh đó, theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các đơn vị chức năng giải tỏa các công trình vi phạm Luật đê điều, các hàng quán trên đê, đặc biệt là các tụ điểm bán hàng tạo dốc Văn Giang, cống Xuân Quan. Chỉ tính riêng năm 2009, đã tháo dỡ được hơn 30 hàng quán, lều trông cá, lưới chăn vịt làm trái phép trên mặt, cơ, chân đê [61, tr. 7]
Kết cấu hạ tầng hầu hết các xã đều được đầu tư nâng cấp một bước cơ bản. Các công trình điện ở hầu hết các xã giao cho ngành điện quản lý iếp tục cải tạo nâng cấp. Hệ thống bưu chính viễn thông được hiện đại hóa một bước cơ bản. Đài phát thanh huyện và Đài phát thanh ở tất cả các xã, thị trấn được cải tạo, nâng cấp, trong đó có xã Long Hưng, Phụng Công, thị trấn Văn Giang, Mễ Sở lắp đặt hệ thống truyền thanh không dây chất lượng cao. Toàn huyện có 4 tổng đài, 7 trạm thu phát với trên 300 km cáp quang; lắp đặt thêm 25.501 máy điện thoại, đạt tỷ lệ
42 máy điện thoại cố định/100 dân, tăng 5,1 lần so với năm 2005. Tất cả các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn, trường học và 1.962 hộ dân có máy vi tính, trong đó có 1.431 thuê bao sử dụng internet; 100% hộ dân được sử dụng điện và dùng nước hợp vệ sinh [5, tr. 3].
Có thể nói, đến năm 2010 về cơ bản cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp nông nghiệp đã được đảm bảo và phát huy tác dụng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, góp phần quan trọng
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn toàn huyện.
Tiểu kết chương 2
Từ năm 2006 đến năm 2010, Đảng bộ huyện Văn Giang lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Các kết quả mà Đảng bộ và nhân dân Văn Giang đạt được trong 5 năm 2006 - 2010 thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp là to lớn, tương đối toàn diện. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp 5 năm qua giảm 612 ha, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng bình quân hàng năm 3,4%. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác đạt 95,8 triệu/ha (tăng 14,8 triệu/ha so mục tiêu). Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 22693,4 tấn, đặc biệt là đã từng bước đưa và mở rộng diện tích lúa lai vào gieo cấy.
Kinh tế nông nghiệp của Văn Giang phát triển và có chuyển dịch tích cực, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất; một số loại sản phẩm được sản xuất với quy mô tập trung, phương thức công nghiệp, an toàn môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nông nghiệp và phi nông nghiệp phát triển đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập góp phần giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp - nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông dân và các thành phần xã hội khác.
Mặc dù còn một số hạn chế, song những thành tựu trong quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ
huyện Văn Giang đã tạo bước chuyển biến mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
Kết quả trên là tổng hợp của nhiều nhân tố, quan trọng nhất là có sự lãnh đạo sát sao của Huyện uỷ, UBND huyện đối với phát triển kinh tế nông nghiệp. Hàng năm, công tác thủy lợi đê điều và phòng chống lụt bão được quan tâm thực hiện tốt. Công tác khuyến nông được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ nông dân trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng mô hình trình diễn, tuyên truyền chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất cho nông dân hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo khắc phục kịp thời khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường; thực hiện các dự án đề án khuyến nông, thủy sản có kết quả tích cực. Công tác xây dựng cơ bản được chú trọng, phục vụ tốt nhất cho hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.
Tuy nhiên, hầu hết các vùng sản xuất hàng hóa tập trung được hình thành do tập quán canh tác địa phương, đầu ra cho sản phẩm không ổn định, đây là yếu tố quyết định đến việc định hướng chỉ đạo và tổ chức sản xuất; khối lượng sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, chủng loại chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, tính cạnh tranh và tính ổn định chưa bền vững; việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ chế hỗ trợ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cho các vùng sản xuất hàng hóa còn hạn chế; sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ… Tất cả những hạn chế ấy đòi hỏi trong thời gian tiếp theo phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, tiếp tục tăng cường lãnh đạo của cấp ủy với nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở huyện Văn Giang.