Chỉ đạo áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn giang ( hưng yên ) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tử năm 2001 đến năm 2010 (Trang 36 - 39)

1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công nghiệp

1.2.2.2. Chỉ đạo áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất

nhân dân. Năm 2005, tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi là 135.238 triệu đồng, tăng 155% so với năm 2000 [18, tr. 19]. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi liên tục tăng nhanh so với nghành trồng trọt và chiếm tỉ trọng càng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

1.2.2.2. Chỉ đạo áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp nghiệp

Với chủ trương tập trung cho sản xuất, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, Đảng bộ huyện Văn Giang đã chỉ đạo các địa phương tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với Trạm Bảo vệ thực vật, Đoàn Thanh niên, Hội nông dân tích cực đẩy mạnh công tác chuyển giao KHKT, phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất giống mới, hướng dẫn sử dụng các loại vật tư nông nghiệp mới đưa vào sử dụng. Hàng năm, huyện đã chỉ đạo mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giao KHKT và đã thu hút hàng trăm hội viên nông dân tham gia.

Để nâng cao năng suất cây trồng, hàng năm huyện đã chỉ đạo chính quyền các địa phương nắm chắc lịch thời vụ để chỉ đạo nhân dân gieo trồng đúng cơ cấu giống và lịch gieo trồng, đồng thời tăng cường các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chuột hại…. Với mục tiêu tạo ra giống cây trồng tại chỗ, Huyện ủy Văn Giang đã chỉ đạo sát sao việc thực hiện Dự án sản xuất giống lúa tại chỗ. Theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, năm 2002, UBND huyện đã chỉ đạo toàn huyện sản xuất 25 ha lúa giống, cung cấp trên địa bàn được 129 tấn thóc giống[54, tr. 3]. Phòng NN&PTNT chỉ đạo các xã, thị trấn sản xuất khảo nghiệm 13 ha các giống lúa mới,

như: NĐ-3, ST-3; BM-9855, Bắc ưu 903, HT – 1, BM-9603….Ngoài ra cây lúa, huyện cũng đã chỉ đạo Phòng NN&PTNN phối hợp với Huyện đoàn thực hiện sản xuất trình diễn 10 ha ngô lai LVN4 ở các xã Xuân Quan, Thắng Lợi.

Nhằm nắm bắt tình hình sản xuất của nhân dân, huyện đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với Thanh tra huyện thường xuyên tiến hành kiểm tra việc chỉ đạo sản xuất ở cơ sở. Các đội bảo vệ thực vật, thủy nông, khuyến nông liên tục được củng cố kiện toàn. Đặc biệt, để từng bước giải phóng sức lao động cho người nông dân mà vẫn tạo ra hiệu quả kinh tế cao, Huyện ủy đã chỉ đạo các địa phương tăng cường đầu tư thực hiện cơ giời hóa trong nông nghiệp. Theo đó, các địa phương đã đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp từ khâu làm đất đến thu hoạch và chế biến sản phẩm. Nhờ đó mà giá trị sản xuất trong nghành trồng trọt hàng năm không ngừng tăng lên.

Có thể nói việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gieo trông đã làm cho năng suất cũng sản lượng cây trồng tăng đều hàng năm, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng. Đối với cây lúa mặc dù diện tích có xu hướng giảm dần (từ 4749 ha năm 2000 giảm xuống còn 3701,56 ha năm 2005) nhưng năng suất và sản lượng lúa tăng đều: năng suất lúa năm 2000 là 57,4 ta/ha tăng lên 59,4 tạ năm 2004 và năm 2005 đạt 60,3 tạ/ha[18, tr. 25]; sản lượng lượng thực năm 2000 đạt 20.683 tấn đên năm 2005 lên 24.678,85

tấn [57, tr2]. Giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác năm 2003 là 43,5 triệu đồng,

tăng 2,3 triệu đồng so với năm 2002. Năm 2005, nâng giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác lên 57.0 triệu đồng, đạt 104 % kế hoạch, tăng 6,3 triệu đồng so với năm 2004[57, tr.2].

Trong chăn nuôi, thủy sản, Đảng bộ huyện Văn Giang chỉ đạo Phòng NN& PTNT phối hợp chặt chẽ với Trạm thú y, Trạm khuyến nông đẩy mạnh công tác chuyển giao KHKT, thực hiện tốt Pháp lệnh thú y, đẩy mạnh chương trình “nạc hóa” đàn lợn, “sind hóa” đàn bò trên địa bàn huyện. Theo kết quả điều tra, tại thời

điểm 01/10/2003 toàn huyện có 129 con trâu, 1.632 con bò (trong đó có 1.289 con bò lai Sind, chiếm 79% tổng đàn bò). Đến thời điểm 01/08/2005, toàn huyện có 82 con trâu, 2.726 con bò. So với cùng thời điểm năm 2004, đàn bò tăng 31,4%. Công tác tiêm phòng cho đàn trâu, bò được thực hiện thường xuyên 2 đến 3 lần/năm. Đối với đàn lợn, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo chính quyền các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền vận động, có cơ chế khuyến khích đầu tư cho những mô hình trọng điểm, thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh và tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, hàng năm Phòng nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi lợn. Công tác tiêm phòng theo định kỳ cũng được thực hiện một cách triệt để. Năm 2003, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 5.344 tấn, năm 2005 tăng lên 8.386,2 tấn.

Huyện cũng chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chăn nuôi theo quy mô trang trại. Đến năm 2005 trên địa bàn huyện có 213 mô hình trang trại (chủ yếu là mô hình tổng hợp VAC), tăng 61 mô hình so với năm 2004. Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển tốt. Nhiều hộ nuôi cá theo hướng thâm canh, đưa các giống cá mới vào nuôi nên năng suất tăng lên rõ rệt. Ước tính sản lượng cá năm 2005 đạt 3.115 tấn,

tăng 350 tấn so với năm 2004 [57, tr. 4]

Việc áp dụng tiến bộ KHKT chăn nuôi đã đem lại hiệu quả thực sự với sản lượng đều tăng qua các năm làm cho người nông dân vô cùng phấn khởi. Nhờ những tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong quá trình chăn nuôi vừa giảm chi phí vừa tăng được lợi nhuận cũng như giúp giảm ô nhiễm môi trường thông qua mô hình tổng hợp VAC. Công tác chuyển giao kỹ thuật giúp nâng cao trình độ và kỹ năng sản xuất chăn nuôi nói chung cho người nông dân, góp phần đưa ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn giang ( hưng yên ) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tử năm 2001 đến năm 2010 (Trang 36 - 39)