Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn giang ( hưng yên ) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tử năm 2001 đến năm 2010 (Trang 56 - 60)

2.1. Yêu cầu mới và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

2.2.2. Chỉ đạo phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế nông

nghiệp

Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nói chung và trong trồng trọt nói riêng rất phong phú. Tùy theo mục đích nghiên cứu và tiêu thức phân loại chúng được phân thành các các loại hình với tên gọi khác nhau. Dựa vào hình thức sở hữu, tổ chức sản xuất kinh doanh trồng trọt được phân thành các loại hình chủ yếu sau:

Kinh tế hộ gia đình

Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các xã trong huyện. Đây là hình thức kinh tế có quy mô gia đình mà các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập. Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình là: về mục đích sản xuât: chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của gia đình; về quy mô đất đai: nhỏ bé, biểu hiện rõ

nét tính chất tiểu nông, ít vốn; về trình độ kỹ thuật: mang tính truyền thống; về cách thức tổ chức sản xuất: sử dụng chủ yếu lao động trong gia đình.

Đối với một huyện tiếp giáp Thủ đô như Văn Giang, hộ gia đình đóng vai trò khá quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tồn tại phát triển và thúc đẩy nông thôn quá độ lên một trình độ cao hơn.

Ở huyện Văn Giang hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình trong sản xuất trông trọt từ trước năm 2000 đến nay thực sự là tự chủ. Hộ gia đình đã và đang được tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển, vì vậy năng lực sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Trong sản xuất trồng trọt các hộ nông dân tự cấp tự túc chiếm khoảng 25% trong tổng số hộ nông dân sản xuất trồng trọt. Họ chủ yếu là các hộ nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ, có tỷ suất hàng hóa cao trong trồng trọt, nhưng quy mô đất đai nhỏ chưa đủ điều kiện trở thành trang trại, là những hộ nông dân cần tạo điều kiện về nguồn lực nhất là đất đai để chuyển sang sản xuất hàng hóa theo mô hình trang trại.

Kinh tế trang trại

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, được hình thành và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, thay thế cho nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc.Trang trại xuất hiện và phát triển nhanh ở Việt Nam từ đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX trở lại đây.

Trang trại có những đặc điểm khác biệt với hộ gia đình. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa, quy mô đất đai và tiền vốn khá lớn, có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, các trang trại đều sử dụng lao động làm thuê.

Là hình thức sản xuất cơ sở, trang trại có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp.Ở các nước phát triển, phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản

xuất từ trang trại. Còn tại các nước đang phát triển như Việt Nam, vai trò tích cực và quan trọng của trang trại thể hiện rõ nét ở cả ba mặt: kinh tế (phát triển cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, tạo nên vùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa,..), xã hội (tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động) và môi trường (sử dụng hiệu quả tài nguyên đấ, cải tạo và bảo vệ môi trường).

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất kinh doanh trồng trọt nói riêng, nhiều nước cũng đang dần ổn định mô hình sản xuất phổ biến là trang trại theo hướng hàng hóa, tại huyện Văn Giang, sau 7 năm thực hiện nghị quyết (03/2000/QN-CP) của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, hình thái sản xuất này cũng đã bắt đầu định hình và phát huy tác dụng, lấy sản xuất hàng hóa lớn làm mục tiêu, xứng đáng là nhân tố đi đầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng hội nhập. Theo xu hướng này các trang trại sản xuất kinh doanh trồng trọt tiếp tục được mở rộng và đầu tư phát triển, vượt trội so với kinh tế nông hộ, tương ứng với từng ngành sản xuất và từng vùng.

Đảng bộ huyện Văn Giang đã chủ trương tập trung phát triển kinh tế trang trại theo mô hình VAC. Toàn huyện tiếp tục duy trì 265 mô hình trang trại, gồm: 178 mô hình trang trại tổng hợp và 87 mô hình trang trại chăn nuôi với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đến nay, toàn huyện có 43 mô hình chuyển đổi đã được phê duyệt và 13 mô hình kinh tế trang trại đã được cấp giấy chứng nhận.

Trang trại không những thay đổi dần tư duy và cung cách làm ăn từ tự cung, tự cấp, sang sản xuất hàng hóa, mà đã trở thành ham muốn, trở thành điều kiện cho ước muốn làm giàu, ước mơ đổi đời của nông dân trong huyện. Nhưng một thực tế cho thấy, các trang trại sản xuất với quy mô lớn, mà không có những hợp đồng tiêu thụ, hoặc am hiểu thị trường, không có nhà máy chế biến tại chỗ, thì dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ, hoặc hiệu quả thấp do “được mùa – rớt giá”. Cũng cần nói thêm, hiệu quả kinh tế trang trại trong sản xuất hàng hóa đã rõ, nhưng còn thiếu sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, với sự hỗ trợ của nhà nước trong “đầu ra” của sản phẩm.

Hợp tác xã

Hợp tác xã trong sản xuất trồng trọt là hình thức kinh tế tập thể của nông dân, vì vậy hoạt động của HTX có tác động tích cực đến hoạt động của hộ nông dân. Nhờ có hoạt động của HTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động của sản xuất trồng trọt được cung cấp kịp thời và đầy đủ, đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được tiến hành, làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết sản xuất của HTX được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn. Ví dụ: dịch vụ làm đất, dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ bảo vệ thực vật… đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân phải thực hiện thống nhất về chủng loại, về thời vụ gieo trồng và chăm sóc. HTX còn là nơi tiếp nhận những trợ giúp của nhà nước tới hộ nông dân, vì vậy hoạt động cảu HTX trồng trọt có vai trò cầu nối giữa nhà nước với hộ nông dân một cách hiệu qảu.ở những vùng chuyên môn hóa HTX còn là hình thức thể hiện mối liên minh công nông, đặc biệt là khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến nông sản.

Thực tế cho thấy, kinh tế HTX trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, đánh giá toàn diện và tổng thể sự vận động và phát triển của các loại hình kinh tế này cho thấy còn bộc lộ yếu kém. Cụ thể, năng lực nội tại hạn chế, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ sản xuất cũ kỹ và lạc hậu. Hơn nữa vốn cố định của các loại hình kinh tế này còn quá nhỏ so với yêu cầu của sản xuất đặt ra; vốn cố định bình quân của các HTX, chỉ đạt 300 triệu đồng/HTX. Thiếu vốn dẫn đến các HTX không có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hiện tại tỷ lệ về cơ khí hóa công nghệ thiết bị sản xuất của các loại hình kinh tế HTX chỉ đạt hơn 12%; trong đó tỉ lệ này ở khu vực DN nhà nước là trên 37%; tỷ lệ thủ công trong dây chuyền sản xuất của các HTX là hơn 42% thì ở khu vực DN nhà nước là 19%. Do vậy năng suất,

chất lượng sản phẩm hàng hóa còn thấp, sức cạnh trạnh yếu, thị trường bị bó hẹp và tất yếu giá trị và hiệu qảu thấp.

Thực hiện Nghị quyết 12 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về “ tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp”, Huyện ủy đã chỉ đạo chính quyền các địa phương tăng cường kiện toàn, củng cố các tổ đội bảo vệ thực vật, tổ thủy nông các xã, thị trấn, mạng lưới cán bộ khuyến nông viên ở cơ sở, ban chăn nuôi thú y….để phục vụ cho việc phát triển và bảo vệ sản xuất. Hàng năm, các cơ quan chuyên môn đã phối hợp với các viện nghiên cứu, các trung tâm thực nghiệm – chuyển giao khoa học kỹ thuật và các trường đại học tập huấn được hàng chục lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu hút hàng nghìn người tham gia về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, bảo vệ thực vật, phòng trừ dịch bệnh, tuyên truyền, phổ biến,hướng dẫn các loại vật tư nông nghiệp mới, các giống cây trồng,vật nuôi mới và các quy trình công nghệ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn giang ( hưng yên ) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tử năm 2001 đến năm 2010 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)