Những kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn giang ( hưng yên ) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tử năm 2001 đến năm 2010 (Trang 75 - 105)

3.1.1 .Ưu điểm

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

Nghiên cứu quá trình lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp của Đảng bộ huyện Văn Giang trong 10 năm 2001 - 2010 có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, cần thấu triệt quan điểm, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và vận dụng đúng đắn vào tình hình thực tế của địa phương.

Để có những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, trước hết Đảng bộ huyện phải nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Đảng bộ huyện phải xác định phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH là một trong những chính sách ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện, do đó cần phải kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra trong cả hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, tránh chủ quan, nóng vội, bệnh thành tích.

Huyện Văn Giang là một huyện nông nghiệp và vẫn là một huyện nông nghiệp trong một thời gian dài nữa. Vì vậy, Đảng bộ huyện Văn Giang xác định rõ phải học tập, quán triệt sâu sắc mọi chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp; phải thấm nhuần đường lối kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn và giai cấp nông dân của Đảng. Đường lối kinh tế nông nghiệp, chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn và giai cấp nông dân giữ vai trò tiên quyết để phát triển kinh tế của huyện.

Cùng với việc học tập, nghiên cứu quán triệt sâu sắc, thấm nhuần mọi chủ trương, quan điểm, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng, Đảng bộ huyện phải hiểu sâu, nắm chắc tình hình thực tế địa phương để đề ra chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể, thiết thực để phát triển kinh tế nông nghiệp. Nắm chắc, hiểu sâu tình hình thực tế địa phương phải trên cơ sở khoa học. Do đó, Huyện uỷ

Văn Giang đã tiến hành nhiều đợt nghiên cứu, khảo sát khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, giao thông, thuỷ lợi, trình độ nông nghiệp của nông dân, cơ sở vật chất, vốn... Với những con số cụ thể, khoa học ấy và trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng, Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện mới đề ra chủ trương, kế hoạch, giải pháp cụ thể cho CNH, HĐH nông nghiệp của huyện.

Phổ biến, quán triệt chương trình, kế hoạch, giải phát đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp của Đảng bộ huyện xuống tận cơ sở, tới tận cán bộ, đảng viên và từng hộ nông dân. Ở đây, giải pháp chính là biện pháp, là cơ chế, chính sách... Phổ biến, quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, động viên cổ vũ và tổ chức toàn dân, trong đó hầu hết là nông dân thực hiện chương trình, kế hoạch, giải pháp phát triển nông nghiệp chính là một nội dung trong bài học lớn về đường lối quần chúng của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ nhân dân, chủ yếu là nông dân hiểu được đây là việc của mình, làm cho mình; hiểu được phải làm gì và làm như thế nào. Quần chúng làm nên lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Phát triển kinh tế nông nghiệp là trách nhiệm của toàn dân, của bản thân người nông dân do Đảng tổ chức và lãnh đạo.

Hai là, cần kết hợp việc ứng dụng thành tựn khoa học công nghệ với kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân

Kinh nghiệm thành công trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp của Đảng bộ huyện Văn Giang là không ngừng nâng cao hiệu quả ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và trong quá trình sản xuất và đời sống. Từ hiệu quả kinh tế trong gieo trồng là các giống lúa lai, ngô lai, đậu tương, ...và nhiều giống cây ăn quả khác; trong chăn nuôi là các giống bò, lợn, gà, ...áp dụng theo công nghiệp hiện đại, tiên tiến, người dân đã thực sự tin vào kết quả ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.

Ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực và mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện căn bản đưa kinh tế nông nghiệp huyện Văn Giang đi lên những

bước phát triển mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp đã đi vào thâm canh, chuyên canh có năng suất, sản lượng cao, chất lượng tốt. Sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hoá và đã có sức cạnh tranh trên thị trường. Thực tế đã chứng minh, do có các giống cây trồng ngắn ngày, năng suất cao mà tạo nên sự chuyển dịch trong cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích cây vụ đông. Trong ngành thủy sản, người dân đã chuyển sang mô hình nuôi trồng thâm canh theo phương pháp công nghiệp và đã cho giá trị kinh tế cao. Trong chăn nuôi, đã khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, sản xuất chăn nuôi tập trung và chuồng trại tiên tiến. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện đã chú trọng hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ thú y, đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh phục vụ chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành thế mạnh của tỉnh...

Nhận thức đúng vai trò của khoa học công nghệ trong đời sống và sản xuất, trong thời gian tới Đảng bộ huyện cần tiếp tục ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực và mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Làm tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư chuyển giao kỹ thuật tới các hộ nông dân. Các tổ chức Đảng phải luôn chú trọng nâng cao trình độ tiếp cận, làm chủ khoa học công nghệ cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, đội ngũ đảng viên.

Ba là, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với việc giải quyết vấn đề xã hội và môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới.

Cùng vời sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ huyện gắn việc thực hiện các đề án trọng tâm, chương trình phát triển nông nghiệp với việc giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện nếp sống nông thôn mới, giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường, làm tốt công tác đấu tranh ngăn chặn hành vi tiêu cực đảm bảo trật tự an ninh thôn xóm, không để xảy ra điểm nóng ở nông thôn, đặc biệt là các dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai, nhà ở cho các hộ dân…, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ dân.

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp như quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa và rau màu; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật. Về công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, các ngành chức năng thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức đánh giá hiện trạng, tác động của ô nhiễm môi trường đối với phát triển kinh tế xã hội, phổ biến rộng rãi việc sử dụng chế phẩm sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi để giảm mùi hôi thối, diệt khuẩn có hại và tăng khả năng phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Trong lĩnh vực thủy sản, phòng nông nghiệp tăng cường quản lý thức ăn, hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi, nhốt là quy trình chuẩn bị ao nuôi, phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới muốn thành công phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, lồng ghép các chương trình, chính sách về nông nghiệp, nông thôn và giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, quan tâm bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống, tập quán tốt đẹp của quê hương. Đồng thời nâng cao năng lực chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn hồ chứa, ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi đa mục tiêu gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống các công trình thủy lợi.

Bốn là, phát huy nội lực, huy động sức dân, đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ từ Trung ương, từ tỉnh, tỉnh bạn và nước ngoài

Kinh tế nông nghiệp của huyện Văn Giang những năm qua không thể phát triển nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ và tác động từ Trung ương, từ tỉnh, từ các tỉnh bạn và nước ngoài. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện đã đi đúng hướng; nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã phát huy tốt tính ưu việt trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Sự giúp đỡ, tác động này đã tạo ra những

bước đi thích hợp trong các quy trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, chế biến nông sản và chiếm lĩnh thị phần cho sản phẩm hàng hoá nông nghiệp. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, huyện còn khai thác được những nguồn vốn ưu đãi, những chương trình, dự án tốt để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Được các huyện trên địa bàn tỉnh, tỉnh bạn giúp đỡ, động viên, khích lệ là một nguồn sức mạnh tinh thần to lớn và cùng các địa phương khác tạo ra một môi trường, một địa bàn sản xuất nông nghiệp tương đồng cùng nhau phát triển. Tranh thủ được sự giao lưu, hợp tác với các tỉnh bạn, giúp cho việc xây dựng đường giao thông, làm thuỷ lợi, xây dựng thị trường theo vùng để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông sản, phòng chống dịch bệnh... để nông nghiệp phát triển ổn định, vững chắc...

Với nước ngoài, Đảng bộ huyện Văn Giang đã tranh thủ được nhiều chương trình, dự án cho phát triển nông nghiệp. Những chương trình, dự án của nước ngoài cho phát triển nông nghiệp của huyện không nhiều, song cũng đã là một nhân tố đáng kể. Thời gian tới, Đảng bộ huyện Văn Giang sẽ tăng cường hơn nữa việc tranh thủ các chương trình, dự án của nước ngoài cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.

Đảng bộ huyện Văn Giang đã thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng cả hệ thống chính trị vững mạnh trong ngành nông nghiệp và đặc biệt là ở địa bàn nông thôn. Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng cả hệ thống chính trị trong ngành nông nghiệp và địa bàn nông thôn, nên cán bộ, đảng viên và hầu hết nhân dân huyện Văn Giang nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp vào tình hình thực tế của địa phương, mới có được các giải pháp, cơ chế chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp kịp thời, hợp lòng dân, hợp với các điều kiện thực tế của huyện. Bên cạnh đó, Huyện ủy đã xây dựng các quy chế, quy định nhằm giải quyết mối quan hệ

giữa các cơ quan Đảng - Nhà nước- Mặt trận và đoàn thể theo hướng nâng cao sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân thông qua nội dung hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội. Thường xuyên chú ý sự phối kết hợp với các ban, ngành địa phương trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tiểu kết chương 3

Từ năm 2001 đến năm 2010, căn cứ vào tình tình thực tế của địa phương, Đảng bộ chỉ đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như điện, giao thông, thủy lợi... Đồng thời, có những chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, một số vùng sản xuất tập trung hình thành, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình Đảng bộ lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp vẫn còn một số hạn chế: một số tổ chức cơ sở đảng còn tỏ ra yếu kém trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; tính hiệu quả của một số dự án chưa cao, tiềm năng lợi thế của địa phương chưa được khai thác hiệu qủa. Mặc dù vẫn còn những tồn tại, hạn chế, song những thành tựu bước đầu trong lãnh đạo công

cuộc CNH, HĐH nông nghiệp của Đảng bộ huyện Văn Giang đã phản ánh sự đúng

đắn, sát hợp các chủ trương và giải pháp của Đảng bộ. Qua 10 năm lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp đã để lại cho Đảng bộ nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đó là: phải thường xuyên nắm vững quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời vận dụng sáng tạo những chính sách đó phù hợp với điều kiện của địa phương; kết hợp việc ứng dụng thành tựn khoa học công nghệ với kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân; thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp gắn với việc giải quyết vấn đề xã hội và môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới; phát huy nội lực, huy động sức dân, đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ từ Trung ương, từ tỉnh, tỉnh bạn và nước ngoài.

KẾT LUẬN

Từ nghiên cứu quá trình lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp của Đảng bộ huyện Văn Giang từ năm 2001 đến năm 2010, có thể rút ra một số kết luận:

1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng, đồng thời là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp trên phạm vi cả nước chỉ có thể hoàn thành khi các địa phương trên cả nước thực hiện có kết quả đường lối CNH, HĐH nông nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các địa phương. Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ các địa phương lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Văn Giang là vùng đất tiếp giáp Thủ đô. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp do được phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm, có điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Vì vậy, tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp là điều kiện cần thiết, là chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đảng bộ huyện đã quán triệt và vận dụng đường lối của Đảng vào tình hình thực tế địa phương, đề ra các chủ trương, biện pháp để lãnh đạo thực hiện có kết qủa quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

2. Quá trình Đảng bộ huyện Văn Giang lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp từ năm 2001- 2010 là quá trình trưởng thành về nhận thức của Đảng bộ trải qua hai giai đoạn kế tiếp nhau. Nhìn tổng thể, giai đoạn từ năm 2001- 2005, Đảng bộ tỉnh chủ trương xây dựng nền tảng, đặt cơ sở cho sự phát triển ổn định tình hình mọi mặt kinh tế - xã hội của nông nghiệp Văn Giang. Giai đoạn từ năm 2006- 2010, Đảng bộ huyện kế thừa những thành tựu đạt được trước đó, đồng thời căn cứ vào tình hình mới, đề ra những chủ trương phù hợp nhằm không ngừng phát huy nguồn nội lực của huyện, vượt qua mọi thử thách, nắm bắt thời cơ, đẩy mạnh hơn

nữa CNH, HĐH nông nghiệp, đưa CNH, HĐH nông nghiệp trên địa bàn huyện bước vào giai đoạn phát triển cao hơn, vững chắc và toàn diện hơn. Phương thức lãnh đạo của Đảng bộ cũng có bước tiến bộ mới khi không chỉ hoạch định chủ trương, chính sách, mà đã cụ thể hoá thành dự án trên từng lĩnh vực để chính quyền có điều kiện thể chế hoá thành quyết định hành chính chỉ đạo thực hiện, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện văn giang ( hưng yên ) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tử năm 2001 đến năm 2010 (Trang 75 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)