CHƢƠNG 1 :KHÁI LƢỢC VỀ CHIẾN LƢỢC OBOR
2.2. Thuận lợi và thách thức đối với Trung Quốc trong triển khai chiến lƣợc
2.2.3. Dự báo xu hướng triển khai chiến lược OBOR trong thời gian tới
- Trong thời gian ngắn và trung hạn, Trung Quốc s :
(1) Xác định rõ hơn các quốc gia, hạng mục, lĩnh vực trọng điểm, then chốt trong tiến trình xây dựng và triển khai chiến lƣợc OBOR. Bên cạnh các nƣớc “bản lề” đã thu hút đƣợc, Trung Quốc sẽ chú trọng nhiều hơn đến các quốc gia liên quan đến “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”, trong đó có Việt Nam. Chú trọng hơn đến khai thác năng lƣợng, kỹ thuật hạt nhân, công nghệ điện tử là những ngành quan trọng trong chiến lƣợc chuyển đổi, nâng cấp ngành của Trung Quốc; khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tham gia xây dựng OBOR. Trung Quốc sẽ định vị Quảng Tây, Vân Nam thúc đẩy chƣơng trình hợp tác xây dựng đƣờng sắt, đƣờng bộ cao tốc; xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới với Việt Nam nhằm đẩy mạnh thƣơng mại đầu tƣ và phát triển các ngành nghề đặc thù. Khai thác tối đa lực lƣợng ngƣời Hoa và Hoa kiều (đặc biệt là ngƣời Hoa ở Đông Nam Á) trên cả hai phƣơng diện: nguồn lực kinh tế và vai trò ngoại giao chính trị. Đây là lợi thế lớn mà Trung Quốc chƣa tận dụng tối đa trong hơn 03 năm triển khai chiến lƣợc OBOR.
(2) Tranh thủ thời cơ quốc tế, bao gồm: (i) Chớp cơ hội Mỹ rút khỏi TPP để khai thông rộng mở hơn cho hai tuyến “Con đƣờng tơ lụa” của Trung Quốc và trở thành vai trò dẫn dắt khu vực dễ dàng hơn; đƣa ra các điều kiện “mặc cả” trong quan hệ với Mỹ, qua đó ngăn ngừa Mỹ ngăn cản quá trình triển khai chiến lƣợc OBOR; (ii) Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội hợp tác để kết nối với các sáng kiến của các nƣớc trong khu vực nhƣ: “Con đƣờng quang minh” của Kazakhstan, “Liên minh kinh tế Á - Âu” của Nga, “Trung tâm kinh tế Bắc Anh” của Anh, “Sáng kiến Âu - Á” của Hàn Quốc, “Hai hành lang, một vành đai” của Việt Nam, “Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN”, “Con đƣờng Hổ phách” của Phần Lan… Những chiến lƣợc này vừa tạo lợi thế kết nối, vừa hạn chế phản ứng ngƣợc chiều với OBOR; (iii) Tiếp tục sử dụng “con bài” kinh tế, vừa “lôi kéo”, vừa gây sức ép với các nƣớc... Do đó, số nƣớc ủng hộ và tham gia chiến lƣợc OBOR sẽ ngày càng tăng, nhƣng Mỹ và một số “đối thủ” của Trung Quốc cũng
61
sẽ tiếp tục đẩy mạnh ngăn chặn, nhằm phá vỡ chiến lƣợc này; (iv) Tận dụng tối đa cơ chế hợp tác song phƣơng và đa phƣơng, trong đó có GMS, FTA, RCEP, MPAC, đặc biệt là phiên bản nâng cấp CAFTA…
(3) Xử lý khôn khéo vấn đề Biển Đông, cụ thể: (i) Trung Quốc có thể sẽ làm dịu tình hình Biển Đông nhằm tránh để Mỹ và đồng minh lấy cớ để can dự sâu vào khu vực này; đồng thời thu hút sự ủng hộ và tham gia của các nƣớc, tạo khung then chốt cho “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”; (ii) Tăng cƣờng tổ chức nhiều kênh đối thoại giữa các bộ ban ngành, địa phƣơng, học giả, nhân dân… với các nƣớc, đặc biệt là các quốc gia ASEAN, nhằm tìm giải pháp hòa hoãn, thay đổi quan điểm của đối tƣợng đối thoại về vấn đề Biển Đông, có lợi cho việc xúc tiến lộ trình OBOR; (iii) Tiếp tục thực hiện chiến lƣợc xây dựng công trình “dịch vụ quốc tế” trên biển nhằm kiến tạo các tuyến đƣờng “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” đi qua những điểm “nhạy cảm” trên Biển Đông và “Trung Quốc hóa” các đảo bằng việc làm cho cộng đồng quốc tế và các nƣớc trong khu vực buộc phải thừa nhận và sử dụng các công trình “dịch vụ công cộng” của Trung Quốc trên Biển Đông.
- V dài hạn, việc triển khai chiến lược OBOR phụ thuộc vào diễn biến tình hình thế giới, khu vực và nội bộ Trung Quốc
Thứ nhất, nếu tình hình thế giới, khu vực tiếp tục thuận lợi, không có đột biến lớn, Trung Quốc tiếp tục phát triển và nhất là Chủ tịch Tập Cận Bình thành công trong việc xác lập ảnh hƣởng lâu dài ở Trung Quốc, thì chiến lƣợc này sẽ đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ, sự liên kết giữa Trung Quốc với các nƣớc đƣợc tăng cƣờng, từng bƣớc đƣa Trung Quốc trở thành “trung tâm kết nối” khu vực, trở thành “siêu cƣờng” chi phối toàn cầu, trƣớc mắt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng.
Thứ hai, trong trƣờng hợp thế giới, khu vực và nội bộ Trung Quốc có biến động, chiến lƣợc này sẽ ít nhiều gặp trở ngại, thậm chí là bị đổ vỡ hoặc chỉ thực hiện đƣợc ở một số khu vực.
62
Kết luận chƣơng 2
Sau khi biến ý tƣởng về “Con đƣờng tơ lụa” trở thành một đại chiến lƣợc của quốc gia và mang tầm vóc quốc tế, Trung Quốc đã kết thúc giai đoạn 1 và đang bƣớc sang giai đoạn 2 với dấu mốc là thời điểm Trung Quốc tổ chức Diễn đàn hợp tác quốc tế OBOR vào tháng 5/2017. Tính cho đến nay, về cơ bản, chiến lƣợc OBOR đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng, ủng hộ và tham gia tích cực của nhiều nƣớc trong khu vực, thế giới, bởi chiến lƣợc này mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế, thƣơng mại và hạ tầng cơ sở của mỗi nƣớc, nó đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế, thƣơng mại, nhất là trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mức độ hƣởng ứng và tham gia của một số nƣớc là khác nhau, có nhiều nƣớc tích cực ủng hộ và tham gia, nhƣng cũng có một số nƣớc vẫn còn dè dặt và tham gia ở mức độ hạn chế do lo ngại nhất định đến vấn đề an ninh chủ quyền, môi trƣờng và xã hội. Bên cạnh đó, do lo ngại ảnh hƣởng đến lợi ích và vị thế của mình trên trƣờng quốc tế cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến an ninh chủ quyền lãnh thổ, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đã từ chối tham gia chiến lƣợc OBOR dù Trung Quốc bày tỏ mong muốn các nƣớc này tham gia vào chiến lƣợc OBOR. Bên cạnh nhiều nhân tố thuận lợi nhƣ nhận đƣợc sự ủng hộ và hƣởng ứng tích cực cả trong và ngoài nƣớc, có tiềm lực tài chính to lớn và có thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho các nƣớc nhằm xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, Trung Quốc cũng đối mặt với không ít những khó khăn thách thức cả bên trong và bên ngoài, nhất là sự ngăn chặn của Mỹ và đồng minh. Có thể khẳng định, Trung Quốc đã bƣớc đầu thu đƣợc thành quả nhất định trong việc triển khai chiến lƣợc OBOR, từng bƣớc đƣa OBOR từ một chiến lƣợc quốc gia thành một chiến lƣợc chung mang tính toàn cầu, góp phần đƣa Trung Quốc trở thành một cƣờng quốc “xác lập cuộc chơi” trên thế giới. Với những thuận lợi, khó khăn trên và dự báo các bƣớc đi của Trung Quốc trong thời gian tới, nhiều khả năng chiến lƣợc OBOR sẽ thành công, nhƣng mức độ thành công sẽ tùy thuộc vào diễn biến của tình hình Trung Quốc và quốc tế có liên quan. Về cơ bản, chiến lƣợc OBOR sẽ góp phần đƣa Trung Quốc trở thành “siêu cƣờng” trong tƣơng lai không xa và chiến lƣợc này sẽ mang đến tác động sâu sắc tới thế giới, khu vực cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, nhƣng mặt tích cực nhiều hơn.
63