Từ sáng kiến đến Chiến lược “Một vành đai một con đường”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược Một vành đai, một con đườngcủa Trung Quốc và tác động với Việt Nam (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1 :KHÁI LƢỢC VỀ CHIẾN LƢỢC OBOR

1.2. Nội dung, mục tiêu của chiến lƣợc OBOR

1.2.1. Từ sáng kiến đến Chiến lược “Một vành đai một con đường”

Ý tƣởng về OBOR xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 07//2013, trong bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi thăm Kazakhstan: “Để kết nối chặt chẽ kinh tế, tăng trƣởng hợp tác và mở rộng phát triển trong khu vực Á - Âu, chúng ta nên có một cách tiếp cận sáng tạo và cùng nhau xây dựng một vành đai kinh tế theo con đƣờng tơ lụa”[5]. Ngày 03/10/2013, trong thời gian thăm một số nƣớc ASEAN, khi phát biểu tại Quốc hội Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất cùng xây dựng “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Khu vực Đông Nam Á từ xƣa đến nay vốn đã là đầu mối then chốt của con đƣờng tơ lụa trên biển, Trung Quốc muốn tăng cƣờng hợp tác trên biển với ASEAN, dùng tiềm lực của Chính phủ Trung Quốc để xây dựng Quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc - ASEAN, phát triển quan hệ đối tác hợp tác trên biển, cùng xây dựng “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Trung Quốc nêu quan điểm thông qua việc mở rộng hợp tác thiết thực, hỗ trợ cho nhau, bù đắp ƣu thế với các quốc gia ASEAN để cùng nhau hƣởng thụ những cơ hội, cùng nhau đƣơng đầu với các thách thức, thực hiện cùng phồn vinh, cùng phát triển. Từ đó, sáng kiến hợp tác kinh tế quốc tế OBOR đƣợc hình thành.

Trung Quốc xác định đây là một chiến lƣợc trọng điểm quốc gia, nên đã đẩy mạnh triển khai thực hiện cả trong và ngoài nƣớc. Đây là chủ trƣơng lớn, là bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Tháng 3/2015, Quốc vụ viện Trung Quốc ủy quyền cho Bộ Ngoại giao, Bộ Thƣơng mại và Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia công bố Văn kiện “Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con

5. Johnson, C.K., (2016), “President Xi Jinping‟s Belt and Road Initiative: A Practical Assessment of the Chinese Comununist Party‟s Roadmap for China‟s Global Resurgence”, CSIS Report, March, 28.

22

đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”. Đây là cột mốc đánh dấu chiến lƣợc OBOR từ ý tƣởng chuyển sang giai đoạn thực hiện cụ thể, hợp tác thiết thực.

- Phạm vi và tuyến đi chính của chiến lược OBOR

Phạm vi của chiến lƣợc OBOR hết sức rộng lớn, bao trùm ba châu lục Á - Âu - Phi và ba đại dƣơng (Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng - Đại Tây Dƣơng), liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hầu hết các nƣớc của cả ba châu lục, với hàng trăm quốc gia, tổng dân số khoảng 4,5 tỷ ngƣời, trong đó có khoảng 65 nƣớc nằm trong “trục chính” của chiến lƣợc này. Tuyến đi chính của chiến lƣợc này nhƣ sau:

Hình 1: Sơ đồ phạm vi và tuyến đƣờng đi của chiến lƣợc OBOR

(1) Vành đai kinh tế con đƣờng tơ lụa” bắt đầu từ thành phố Tây An/tỉnh Thiểm Tây, qua phía tây Trung Quốc đến Trung Á, qua Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó đi qua eo biển Bosphorus (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Trung và Đông Âu (Nga, Bungari, Rumani, Séc...), sau đó đến Đức, Hà Lan và điểm cuối là thành phố Venice/Italia.

23

(2) “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21” khởi đầu từ thành phố Phúc Châu/tỉnh Phúc Kiến qua Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, qua các nƣớc ven Biển Đông đến eo biển Malacca, sau đó tiến sang Ấn Độ vòng quanh Ấn Độ, qua Pakistan, ngang qua Ấn Độ Dƣơng sang Kenya, tiếp đó tiến lên phía bắc qua vùng Sừng châu Phi, có đoạn nối với Vịnh Ba Tƣ, từ châu Phi qua Biển Đỏ vào Địa Trung Hải, từ đó có một chặng dừng lại tại Athens (Hy Lạp) trƣớc khi gặp con đƣờng tơ lụa trên đất liền ở Venice/Italia.[6]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược Một vành đai, một con đườngcủa Trung Quốc và tác động với Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)