CHƢƠNG 3 : TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC OBOR ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.3. Một số hàm ý về chính sách đối với Việt Nam
3.3.2. Một số giải pháp đối với Việt Nam khi tham gia chiến lược OBOR của
của Trung Quốc
Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tận dụng tối đa thời cơ, khắc phục nguy cơ mang lại lợi ích thiết thực cho đất nƣớc. Trong đó, tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp cơ bản sau:
(1) Thống nhất quan điểm, chủ trƣơng từ trên xuống dƣới, giữa các bộ ngành hữu quan, giữa các cơ quan hoạch định chính sách và giới nghiên cứu khi tham gia chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc; nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lƣợc này; đánh giá chính xác quan điểm, phản ứng của các nƣớc trong khu vực, thế giới; chủ động thúc đẩy đổi mới toàn diện đất nƣớc, tập trung vào đổi mới thể chế kinh tế; tăng cƣờng công tác nghiên cứu, dự báo, có giải pháp đồng bộ nhằm tận dựng thời cơ, khắc phục nguy cơ; có thể thành lập bộ phận chuyên trách với sự tham gia của các bộ, ban ngành có liên quan.
(2) Nhận thức toàn diện, khách quan về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia chiến lƣợc OBOR. Theo đó, Việt Nam cần xác định tham gia vào chiến lƣợc OBOR là nhằm tận dụng các lợi ích đầu tƣ, thƣơng mại với Trung Quốc và khu vực. Nếu không có sự tham gia của Việt Nam, Trung Quốc sẵn sàng “bỏ qua” Việt Nam, vẫn có thể thúc đẩy chiến lƣợc này tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, trƣớc khi tham gia, cần nhận thức toàn diện, khách quan về ý nghĩa địa kinh tế, địa chiến lƣợc, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Trên thực tế, xét về tính khả thi, hiệu quả kinh tế - xã hội thì hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện đang có lợi thế to lớn so với các nƣớc khác trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, nếu nhận thức đƣợc toàn diện, khách quan về tầm quan trọng của mình, Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia chiến lƣợc OBOR một cách chủ động và có chọn lọc. Bên
75
cạnh đó, trong khi nhận thức về ý nghĩa của việc tham gia chiến lƣợc này với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng trong nƣớc trong việc kết nối với khu vực, Việt Nam cũng cần có những nhận định kịp thời và tỉnh táo về những thách thức cũng nhƣ rủi ro mà chiến lƣợc OBOR phải đối diện. Những thách thức và rủi ro này không chỉ liên quan đến quyết tâm thúc đẩy triển khai chiến lƣợc này từ phía Trung Quốc mà còn liên quan trực tiếp đến tính khả thi, mức độ thành công của các dự án mà Việt Nam tham gia.
(3) Cần tăng cƣờng công tác nghiên cứu, đánh giá, nhận định đúng đắn về tình hình quốc tế và khu vực, tình trạng cạnh tranh ảnh hƣởng của các nƣớc lớn, trật tự thế giới hiện tại và những xu thế trong tƣơng lai, bảo đảm sự cân bằng chiến lƣợc trong quan hệ với các nƣớc lớn, tận dụng và phát huy tốt cơ hội mà chiến lƣợc OBOR mang lại trong việc xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ về mục tiêu, nội hàm, phản ứng của các nƣớc, tác động của chiến lƣợc OBOR đối với Việt Nam. Cần đánh giá chính xác về mục đích, ý đồ chính trị của Trung Quốc trong chiến lƣợc này, trong đó đặc biệt chú ý đến tác động đối với an ninh, quốc phòng của Việt Nam; những vấn đề liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nhất là đối với vấn đề Biển Đông. Tăng cƣờng nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và tham vấn với các nƣớc tham gia chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc, từ đó tổng kết, rút ra đƣợc bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam; tìm ra mô hình, phƣơng thức hợp tác, kết nối hiệu quả nhất, bảo đảm lợi ích quốc gia.
(4) Thông qua các kênh chính thức và không chính thức, Việt Nam nên bày tỏ thái độ ủng hộ và tham gia vào các sáng kiến hợp tác, liên kết vùng, nhất là chủ trƣơng thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế thế giới, mở cửa thị trƣờng của Trung Quốc. Tuy nhiên, cần có những biện pháp khác nhau để giải thích rõ cho Trung Quốc về ý nghĩa chính trị của việc hợp tác các sáng kiến nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời nông dân, đồng thời cũng góp phần củng cố sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đƣờng xây dựng CNXH.
76
(4) Cần thực hiện tốt Bản ghi nhớ về hợp tác kết nối giữa chiến lƣợc OBOR với sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai”, định vị rõ ràng những ƣu tiên của nhau trong kết nối hai sáng kiến, hợp tác kết nối một cách thực chất quan trọng hơn hợp tác biểu trƣng. Cần chủ động đàm phán hợp tác, liên kết với đối tác phía Trung Quốc để Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các nông hải sản có sức cạnh tranh của Việt Nam theo tinh thần thiết thực, hiệu quả và cân bằng lợi ích các bộ ngành thuộc lĩnh vực kinh tế Việt Nam. Cần kêu gọi và chọn lọc các nhà đầu tƣ có thực lực vốn và công nghệ phù hợp sang đầu tƣ tại Việt Nam, kết hợp với nguồn lao động còn tƣơng đối phong phú của Việt Nam để sản xuất những sản phẩm có sức cạnh tranh thâm nhập và khai thác thị trƣờng các nƣớc mà Việt Nam ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do. Ngoài ra, cần nghiên cứu Đề án tổng thể quy hoạch chung xây dựng các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa hai nƣớc, đánh giá tác động của mô hình hợp tác này đến sự phát triển thƣơng mại đầu tƣ giữa hai nƣớc cũng nhƣ môi trƣờng an ninh biên giới.
(5) Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, khu vực, trọng tâm là hội nhập về kinh tế. Theo đó, tích cực hội nhập trong khuôn khổ ASEAN, cùng các nƣớc trong khối ASEAN hoàn thành mục tiêu xây dựng cộng đồng, trong đó có Cộng đồng kinh tế. Đồng thời chủ động tham gia các định chế kinh tế - tài chính khu vực đã và đang đƣợc định hình (RCEP, AIIB...); đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nƣớc, tập trung xây dựng các tập đoàn có thực lực và ƣu thế cạnh tranh quốc tế...; đầu tƣ có trọng điểm cho lĩnh vực du lịch, công nghệ có giá trị gia tăng cao; chú trọng quy hoạch lại hệ thống cảng biển, đóng các loại tàu mang tầm cỡ quốc tế; đẩy mạnh thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, vừa thu về lợi ích, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền đất nƣớc; xây dựng đội tàu đánh bắt xa bờ và hệ thống tàu dịch vụ trên biển; tăng cƣờng đầu tƣ cho ngành công nghiệp chế biến hải sản, làm gia tăng giá trị xuất khẩu...; chú trọng quy hoạch lại hệ thống cảng biển, đầu tƣ một cách có chiều sâu vào những cảng biển có tiềm năng, thế mạnh, tránh đầu tƣ dàn trải, lãng phí. Đồng thời, xây dựng đội tàu vận tải mạnh, đúng tiêu chuẩn quốc tế.
77
(6) Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trên biển, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế với quốc phòng - an ninh trên biển; tiếp tục chú trọng đầu tƣ có trọng điểm, nhằm nâng cao tiềm lực quốc phòng…tăng cƣờng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, trong đó chú trọng lực lƣợng vũ trang nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo.
(7) Tiếp tục thực hiện chính sách “cân bằng linh hoạt” trong quan hệ với các nƣớc lớn, nhất là với Trung Quốc, Mỹ, nhƣng phải thận trọng trong các bƣớc đi thúc đẩy quan hệ với Mỹ; tăng cƣờng quan hệ với Trung Quốc trên quan điểm “tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi”, tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tƣ của Trung Quốc trong “Một vành đai, một con đƣờng”; tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, khu vực, tăng cƣờng đóng góp vào tiến trình liên kết khu vực, vừa tận dụng thời cơ để phát triển đất nƣớc và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, vừa hạn chế các nguy cơ, nhất là nguy cơ bị “đứng ngoài” tiến trình phát triển và liên kết khu vực đang đƣợc thúc đẩy; thúc đẩy tìm tiếng nói chung trong khối ASEAN, phối hợp với các nƣớc có liên quan trực tiếp để ngăn chặn khả năng chi phối của Trung Quốc trong quá trình triển khai chiến lƣợc này.
(8) Xét về hƣớng đi trọng điểm trong “Con đƣờng Tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” do Trung Quốc vẽ ra có 02 nhánh: Xuất phát từ các cảng ven biển của Trung Quốc thông qua Biển Đông đến Ấn Độ Dƣơng, mở rộng sang châu Âu và xuất phát từ các cảng ven biển của Trung Quốc thông qua Biển Đông tới phía Nam Thái Bình Dƣơng, thì Biển Đông đƣợc xem là nút thắt cho con đƣờng này của Trung Quốc và Việt Nam đƣợc xem là nút chặn mà Trung Quốc muốn “tháo gỡ” nhất. Do đó, Trung Quốc sẽ quyết liệt lôi kéo, thậm chí gây sức ép buộc Việt Nam tham gia. Vì vậy, Việt Nam sẽ phải tính toán mức độ tham gia và phƣơng cách hoá giải ý đồ này của Trung Quốc để vừa đảm bảo quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, vừa bảo vệ đƣợc chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia. Việt Nam cũng không nên hy vọng khi tham gia hợp tác vào chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc sẽ có đƣợc một sự nhƣợng bộ về chủ quyền trong giải quyết vấn đề Biển Đông. Vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng các phƣơng án, kịch bản đấu tranh và hợp tác khác nhau với Trung Quốc
78
trong vấn đề trên biển, đồng thời thông qua các kênh khác nhau để giải thích cho nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận nhất định trong xã hội, quản lý tốt những bất đồng, không để bất đồng ảnh hƣởng đến sự phát triển của quan hệ Việt - Trung, càng không để bất đồng diễn biến thành xung đột. Mặt khác, cần tận dụng tốt các cơ hội do hội nhập quốc tế đƣa lại, lấy hội nhập thúc đẩy cải cách, đẩy mạnh cải cách thể chế nhằm giải phóng và phát triển sản xuất, giải phóng tiềm năng và sức sáng tạo của toàn xã hội từ đó nâng cao sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
(9) Tăng cƣờng công tác rà soát, quản lý, kiểm tra chặt chẽ hoạt động đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam, kiểm soát và định hƣớng tốt dƣ luận, truyền thông. Cần thay đổi tâm lý “bài Trung” của doanh nghiệp và ngƣời dân trong quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc để phát huy tốt nhất những nhân tố tích cực trong hợp tác kinh tế song phƣơng. Tránh chính trị hóa hoạt động hợp tác kinh tế với Trung Quốc, bởi điều này sẽ không có lợi cho chiến lƣợc thu hút đầu tƣ, thƣơng mại của Việt Nam với Trung Quốc. Kiên quyết thực hiện minh bạch hóa, quản trị và kiểm soát tốt hoạt động đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam, rút kinh nghiệm đối với các dự án đầu tƣ kém hiệu quả, chậm tiến độ, đội vốn; có biện pháp chế tài thích đáng đối với các sai phạm của các nhà đầu tƣ… Tạo dựng hình ảnh môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam minh bạch, lành mạnh, nghiêm túc nhƣng không khó khăn; đơn giản và thuận tiện cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tăng cƣờng các hoạt động giao lƣu nhân dân, giao lƣu văn hóa, giáo dục làm cầu nối và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế. Tăng cƣờng hợp tác về truyền thông, tránh để truyền thông thổi phồng những bất đồng, khoét sâu vào mâu thuẫn, làm căng thẳng quá mức tình hình; cần nêu bật đƣợc những điểm tích cực, mang tính xây dựng; đƣa ra đƣợc những điểm sáng tạo niềm tin cho công chúng về triển vọng hợp tác kinh tế song phƣơng, nhất là trong kết nối sáng kiến giữa hai nƣớc.
79
Kết luận chƣơng 3
Với những kết quả, tiến triển mau chóng thời gian qua, chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc hứa hẹn sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cục diện thế giới, khu vực, đặc biệt là tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia nơi chiến lƣợc này đi qua. Việt Nam đƣợc Trung Quốc xác định là một quốc gia “trọng điểm” trong triển khai thực hiện chiến lƣợc “Con đƣờng tơ lụa trên biển”, bởi Việt Nam có vai trò và vị trí đặc biệt, là “cầu nối” để Trung Quốc tiếp cận và mở rộng ảnh hƣởng ra khu vực. Từ năm 2015 đến nay, Trung Quốc đã thông qua nhiều kênh khác nhau để vận động, khuyến khích Việt Nam ủng hộ và tham gia vào chiến lƣợc OBOR, từ đó tìm kiếm sự ủng hộ của Việt Nam đối với chiến lƣợc này, góp phần xóa bỏ những nghi ngại của một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đối với chiến lƣợc này, đồng thời tạo hình mẫu để Trung Quốc thúc đẩy triển khai chiến lƣợc OBOR ở nhiều nƣớc trên thế giới. Việc Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc này mang lại những tác động mang tính hai chiều cả tích cực và tiêu cực, đan xen lẫn nhau đối với Việt Nam, nhƣng mặt tích cực là chủ yếu. Bên cạnh những mặt thuận lợi nhƣ mang lại thời cơ cho Việt Nam phát triển kinh tế, thúc đẩy tạo dựng một môi trƣờng an ninh, ổn định, hòa bình ở khu vực, giúp hai nƣớc tìm kiếm giải pháp để giải quyết thỏa đáng vấn đề tranh chấp Biển Đông, góp phần nâng cao sức mạnh, vị thế và vai trò của Việt Nam trong khu vực. Chiến lƣợc OBOR cũng đem lại những thách thức lớn cho Việt Nam trong duy trì sự tự chủ về chiến lƣợc phát triển kinh tế cũng nhƣ triển khai chính sách đối ngoại, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việc Việt Nam tham gia vào chiến lƣợc OBOR là rất cần thiết và phù hợp với xu thế chung của khu vực, bởi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay là rất lớn. Nếu Việt Nam không tham gia thì Trung Quốc vẫn triển khai theo đúng lộ trình kế hoạch đã đề ra, khi đó Việt Nam sẽ có nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi mang tính liên kết khu vực. Do tính chất quan trọng của vấn đề này, Việt Nam cần nhanh chóng và tích cực nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách toàn diện về chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc, để có đối sách phù hợp nhằm tận dụng tối đa thời cơ, khắc phục những hạn chế, tiêu cực, từ đó góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của đất nƣớc, mang lại lợi ích cho nhân dân.
80
KẾT LUẬN
Chiến lƣợc OBOR ra đời xuất phát từ ý tƣởng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất năm 2013. Kể từ thời điểm đó đến nay, Trung Quốc đã từng bƣớc biến ý tƣởng này trở thành một “đại chiến lƣợc quốc gia” thể hiện quyết sách kinh tế chính trị và đối ngoại của Trung Quốc trong nhiệm kỳ lãnh đạo của thế hệ lãnh đạo thứ năm nhằm hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”, hoàn thành hai “mục tiêu 100 năm”, đƣa Trung Quốc trở thành cƣờng quốc xã hội chủ nghĩa vào năm 2049. Chiến lƣợc này đã đƣợc đƣa thành một chƣơng riêng trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc 5 năm lần thứ 13, đặc biệt là chiến lƣợc này đã đƣợc đƣa vào Điều lệ Đảng sửa đổi tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Điều này đã thể hiện quyết tâm triển khai chiến lƣợc OBOR của Đảng Cộng sản, Chính phủ Trung Quốc. Chiến lƣợc này có phạm vi hết sức rộng lớn, bao trùm ba châu lục Á - Âu - Phi và ba đại dƣơng (Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng - Đại Tây Dƣơng) với quy mô kinh tế có thể đạt mức 21.000 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng GDP thế giới. Đây có thể coi là đại chiến lƣợc quốc gia, nhƣng mang tầm quốc tế của Trung Quốc. Chiến lƣợc OBOR đƣợc Trung Quốc xác định gồm 5 trục liên kết chính là kết nối chính