Đổi mới chế độ quyết toán phù hợp với đặc điểm của hoạt động khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách tài chính cho Khoa học và Công nghệ Việt Nam để thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Trang 77 - 80)

9. Kết cấu luận văn:

3.5. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính cho khoa học và công nghệViệt

3.5.2. Đổi mới chế độ quyết toán phù hợp với đặc điểm của hoạt động khoa học

yêu cầu đối với đánh giá, nghiệm thu phải thành lập Hội đồng một cách khách quan để đánh giá đúng chất lượng và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu.

Để đạt được yêu cầu đó, đòi hỏi quy trình đánh giá kết quả nghiên cứu phải tiến hành qua nhiều vòng, nhiều thời điểm và thích hợp với mỗi thời điểm phải có phương pháp đánh giá khác nhau. Cần phải đổi mới phương thức đánh giá nghiệm thu trong KHXH theo hai phương thức: (1) kết hợp các phương thức đánh giá công khai và đánh giá kín, đánh giá độc lập dựa trên đề cương và hợp đồng nghiên cứu được duyệt; (2) sau một thời gian (3 - 5 năm và sau 10 - 15 năm) kể từ khi đề tài, dự án được nghiệm thu, cần tiếp tục đánh giá xác định hiệu quả kinh tế - xã hội và việc ứng dụng vào thực tiễn.

Về quy trình xét duyệt

Quy trình lập, xét duyệt, giao dự toán cần được đổi mới, vừa đảm bảo cho người sử dụng ngân sách quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chủ động trong việc sử dụng tài chính, vừa tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý tài chính các cấp và vừa đảm bảo cho người làm về tài chính kế toán giảm khối lượng công việc, quản lý tài chính chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả. Việc đổi mới khâu lập, xét duyệt dự toán kinh phí của đề tài, dự án cần chặt chẽ, tỉ mỉ theo sản phẩm khoa học “đầu ra”, nhưng với khâu thanh quyết toán, sổ sách, biểu mẫu, báo cáo tài chính cần được gọn nhẹ như các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu do nước ngoài đầu tư, tài trợ.

3.5.2. Đổi mới chế độ quyết toán phù hợp với đặc điểm của hoạt động Khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ

Đối với việc phân ổ kinh phí

Rất cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các khoản chi với những mức chi phù hợp theo quy trình nghiên cứu và quản lý trong hoạt động nghiên cứu KHXH gồm:

- Cơ cấu lại, bổ sung đầy đủ nội dung dự toán theo quy trình nghiên cứu và quản lý; xây dựng tỷ lệ cơ cấu chi theo loại hình đề tài, dự án khoa học.

- Rà soát lại định mức chi để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế, nhất là các khoản chi cho biên soạn chuyên đề nghiên cứu, biên soạn báo cáo tổng quan kết quả khoa học, nhận xét đánh giá kết quả nghiên cứu của chuyên gia phản biện, thù lao báo cáo điều tra, xử lý tài liệu điều tra, báo cáo khoa học có chất lượng…

- Đề xuất không phân biệt mức chi giữa đề tài, dự án khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, vì trong khoa học khó có thể xác định hàm lượng “chất xám” theo cấp độ đề tài, dự án; hơn nữa cũng khó phân biệt giá trị khoa học cao thấp theo cấp độ nhiệm vụ trong nghiên cứu KHXH.

- Sửa đổi định mức khoán chi thường xuyên đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp với tính đặc thù, khác với khoán chi hành chính; khuyến khích nghiên cứu cơ bản kết hợp nghiên cứu ứng dụng có định hướng, kết hợp nghiên cứu với đào tạo cán bộ trong hoạt động KHXH.

- Phân định rõ nguồn đầu tư từ NSNN chỉ tập trung đầu tư cho những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, tư vấn chính sách, nghiên cứu các lĩnh vực công ích; khuyến khích xã hội hóa, nhất là đối với các doanh nghiệp đầu tư tài chính cho hoạt động nghiên cứu KHXH.

Đối với các khoản chi

- Cần xây dựng định mức chi đối với từng khâu của quy trình nghiên cứu như: Xây dựng đề cương (tổng quát, chi tiết); thu thập, xử lý tư liệu; tọa đàm; hội thảo khoa học; biên soạn các chuyên đề và báo cáo tổng quan nghiên cứu; nghiệm thu đánh giá và các khâu phụ trợ.

- Trên cơ sở định mức chi hợp lý, kết hợp với đầu tư tập trung, có trọng điểm không chia đều theo bình quân cho hoạt động KHXH. Tập trung đầu tư vào khâu cần thiết, những ngành, lĩnh vực là nền tảng cốt lõi nhằm tập trung

nguồn lực và củng cố đầu tầu khỏe kéo theo các ngành khác cùng phát triển bền vững.

- Ưu tiên chi cho KHXH cao hơn hiện nay và cao hơn lĩnh vực hành chính sự nghiệp.

Đối với việc sử dụng các nguồn tài chính

Để thực hiện tốt nội dung đặc biệt quan trọng này, cần nghiên cứu thực hiện tốt các văn bản, quy định hiện hành của Nhà nước về tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ; cá nhân chủ nhiệm đề tài, đề án khoa học. Nghiên cứu bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp, đồng thời đề xuất xây dựng các văn bản quản lý và sử dụng tài chính mới, đặc biệt là cơ chế mới trong việc sử dụng và quản lý NSNN nhằm khuyến khích lao động sáng tạo, phát triển khoa học và công nghệ nói chung, KHXH nói riêng.

Cần xem xét trả lương cho cán bộ khoa học và công nghệ với nhiệm vụ và định mức xác định cho từng loại cán bộ, phần “kinh phí nghiên cứu” gắn với hiệu quả khoa học “gia tăng” của cán bộ đó trong năm trước. Không có kết quả gia tăng sẽ không cấp kinh phí nghiên cứu cho năm sau. Đồng thời, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch để kinh phí được cấp phân bổ kịp thời, hợp lý và khắc phục tình trạng giao kinh phí chậm trễ.

Phân bổ và sử dụng ngân sách phải thực sự khoa học, hướng tới hiệu quả, theo cơ chế thị trường. Đổi mới việc xác định nhiệm vụ và cấp kinh phí khoa học và công nghệ cho các địa phương, địa bàn. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ nói chung có tính liên thông, liên kết tất cả vùng, không bị chặn ở “biên giới” một địa phương nào đó. Đây là vấn đề cần thiết xem xét kỹ, sau khi xác định rõ tất cả các loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì phải có cơ chế bảo đảm để có hiệu quả. Sản phẩm phải có sức cạnh tranh trên thị trường; những sản phẩm mới, nghiên cứu khoa học phải đến được các doanh nghiệp để có thể thương mại hóa.

Cần tăng cường giám sát và đánh giá tình hình sử dụng và phân bổ ngân sách bằng những chỉ tiêu thực sự khoa học. Theo đó, phải tăng quy định và giám sát tình hình sử dụng, phân bổ ngân sách bằng những tiêu chí thực sự khoa học; kiểm toán thực hiện các quy định về quản lý các chương trình đề tài kể cả cấp nhà nước, chống hình thức. Cần giám sát kỹ việc sử dụng ngân sách phù hợp với kế hoạch được phê duyệt; có hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các đơn vị khoa học và công nghệ theo tinh thần mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách tài chính cho Khoa học và Công nghệ Việt Nam để thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)