Quan điểm hoàn thiện chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách tài chính cho Khoa học và Công nghệ Việt Nam để thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Trang 49 - 51)

9. Kết cấu luận văn:

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã tiếp tục ban hành các chủ trương với tinh thần đổi mới mạnh mẽ thiết chế quản lý, tổ chức và hoạt động KH&CN, xem đây là khâu đột phá để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả các hoạt động KH&CN.

Trong năm 2011 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đã có 130 văn bản được ban hành, bao gồm 01 Nghị quyết Hội nghị Trung ương, 38 văn bản được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, 91 Thông tư do Bộ trưởng Bộ KH&CN và liên Bộ ban hành. Trong số đó, có một số văn bản quan trọng, định hướng cho việc phát triển KH&CN trong thời gian tới như: Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết của Chính phủ số 46/NĐ-NQ ngày 29/3/2013 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 20-NQ/TW; Luật KH&CN năm 2013; Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020.

Hiện nay, Bộ KH&CN đang tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ các chính sách nhằm đẩy nhanh ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất, coi đó là nhân tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng thiết chế, chính sách thu hút mạnh các dự án đầu tư nghiên cứu và triển khai các sản phẩm công nghệ cao; xây dựng chính sách thuế phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khuyến khích mạnh mẽ việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng các thành tựu KH&CN.

Để làm được điều đó, cần có sự nỗ lực cùng với việc đổi mới tư duy của các cán bộ làm công tác quản lý KH&CN. Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự phối hợp, thống nhất hành động của các cơ quan có liên quan. Cần hiểu cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để từ đó xác định được những tác động đối với việc xây dựng chính sách pháp luật. Cùng với đó là chủ động chuyển đổi chính sách pháp luật về khoa học và công nghệ. Với bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, rô bốt cao cấp, công nghệ in 3D, vật liệu tiên tiến, công nghệ nano, sẽ tạo ra sự thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi mô hình quản trị không chỉ của doanh nghiệp mà còn của Nhà nước, thay đổi thói quen của xã hội.

Thành tựu của cuộc cách mạng lần thứ tư cũng tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới và phổ biến nhất hiện nay là kinh tế chia sẻ. Trong khi đó, hệ

thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh của Việt Nam lại chưa có quy định đầy đủ về các mô hình kinh doanh mới.

Còn nhiều thách thức đối với nước ta về trình độ khoa học và công nghệ có khoảng cách khá xa so với các quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á; hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp còn ít; chưa có môi trường chính sách pháp luật phù hợp để huy động nguồn lực từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một trong những yêu cầu cấp bách trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Đây chính là cơ hội lịch sử mà những người làm công tác pháp luật cần tích cực dấn thân, đối với hệ thống pháp luật và thực thi là phải đảm bảo phát triển bền vững, an toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia. Lấy quyền và lợi ích công dân làm trọng tâm; thúc đẩy khoa học và công nghệ tiên tiến, khả năng đổi mới sáng tạo và xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao; đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách tài chính cho Khoa học và Công nghệ Việt Nam để thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)