Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách tài chính cho Khoa học và Công nghệ Việt Nam để thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Trang 45)

9. Kết cấu luận văn:

2.3. Kết quả khảo sát

tảng cho phát triển kinh tế - xã hội; Năng lực hấp thụ công nghệ, đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế; Số lượng tổ chức Khoa học và công nghệ nhiều nhưng quy mô còn nhỏ, hoạt động chưa hiệu quả; Đội ngũ cán bộ Khoa học và công nghệ tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Mối liên kết giữa nghiên cứu với đào tạo, nghiên cứu với thị trường và doanh nghiệp còn yếu; Doanh nghiệp còn chưa có tầm nhìn dài hạn trong phát triển Khoa học và công nghệ; Hiện nay cách thức xác định chủ đề nghiên cứu Khoa học và công nghệ còn tương đối rộng.

P.V2: Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cái khó nhất trong việc đưa các thiết chế, chính sách trong lĩnh vực KH&CN vào thực tiễn hiện nay là gì?

Ths. phòng kế hoạch tổng hợp Vụ Khoa học và công nghệ cho rằng: Về cơ ản các thiết chế, chính sách thuộc lĩnh vực KH&CN thời gian

qua đã đi vào được cuộc sống. Tuy nhiên, thiết chế quản lý vẫn còn ất cập, nhất là chế độ tài chính cho các hoạt động nghiên cứu triển khai. Đầu tiên phải nói đến chế độ cấp phát tài chính theo năm ngân sách đã dẫn đến có khi có đề tài nghiên cứu vừa được cấp kinh phí, chưa triển khai được gì đã phải tính đến việc quyết toán theo năm ngân sách.

Tiếp đến định mức tài chính cho các hạng mục nghiên cứu triển khai, nhìn chung một số định mức chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu triển khai, là một hoạt động trí óc khác hẳn với hoạt động sản xuất vật chất thông thường; hơn nữa, do kinh phí chi cho KH&CN còn thấp nên chưa đủ để giải quyết các vấn đề lớn, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thì không mặn mà với việc tham gia hoạt động nghiên cứu triển khai, đã có doanh nghiệp đề xuất ý tưởng nghiên cứu nhưng sau khi được thẩm định tài chính với tổng mức kinh phí khoảng vài trăm triệu doanh nghiệp xin không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ KH&CN đó nữa. Bên cạnh đó, thiết chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN hiện nay cũng còn nhiều bất cập,

nhất là chế độ quản lý hành chính áp dụng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

2.4. Chính sách nhà nƣớc đối với tổ chức Khoa học và công nghệ tƣ nhân

Nhờ sự ưu đãi cho doanh nghiệp được quy định theo Nghị định 13/2019/ NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN), thu nhập của doanh nghiệp KH&CN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả Khoa học và công nghệ được miễn thuế bốn năm và giảm 50% thuế thu nhập DN phải nộp trong chín năm tiếp theo,... DN KH&CN cũng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai. Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả Khoa học và công nghệ của doanh nghiệp KH&CN được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành; được Quỹ Ðổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn,...

Các bộ, cơ quan ngang bộ ưu tiên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm hình thành từ kết quả Khoa học và công nghệ của doanh nghiệp KH&CN trong trường hợp sản phẩm thuộc danh mục chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Thời gian gần đây nghiên cứu khoa học của khu vực tư nhân gồm Khu vực Liên hiệp hội (các hội của tư nhân) và Khu vực các doanh nghiệp tư nhân đã phát triển.

Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án First-Nasati do Cục Thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) công bố năm 2018, có tới gần 85% doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp đã phối hợp với các đơn vị bên ngoài để triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.

Hiện các DN chủ yếu đổi mới quy trình thông qua phương thức đầu tư vào công nghệ mới hay nâng cấp hoặc chỉnh sửa công nghệ hiện tại, trong khi

các hoạt động chuyển giao từ các tổ chức Khoa học và công nghệ đến doanh nghiệp lại rất thấp. Điều này cho thấy sự liên kết giữa doanh nghiệp (bên cầu trong thị trường Khoa học và Công nghệ) với các viện trường, các nhà khoa học (bên cung) còn rất hạn chế.

Tuy nhiên họ đang rất lúng túng về tài chính, do: những khó khăn, vướng mắc, chưa đồng bộ về thể chế giữa pháp luật về khoa học và công nghệ với pháp luật liên quan.

Chưa có những giải pháp để tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ không chỉ từ nhà nước mà còn từ xã hội, đặc biệt là từ doanh nghiệp, tăng cường liên kết viện, trường và doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, nơi biến các kết quả nghiên cứu từ viện, trường thành sản phẩm, hàng hóa.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng chính sách tài chính cho KH&CN Việt Nam trong thời gian qua gồm: Mô tả thực trạng tài chính, đánh giá và nêu ra một số định hướng và chính sách trong thời gian tới.

Bên cạnh đó tác giả còn mở rộng phân tích sự phát triển của nghiên cứu khoa học và công nghệ tư nhân.

Trong chương tiếp theo tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho KH&CN Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0.

CHƢƠNG 3.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Dẫn nhập:

Chương 3 này tác giả sẽ trình bày định hướng chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ của Việt Nam trong thời gian tới; Kinh nghiệm nước ngoài; Bài học thực tiễn cho Việt Nam; Yêu cầu về việc hoàn thiện chính sách tài chính cho KH&CN Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 và Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính cho KH&CN Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0.

3.1. Quan điểm, định hƣớng và chính sách trong thời gian tới cho Khoa học và công nghệ Việt Nam

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách tài chính cho Khoa học và công nghệ Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0. công nghệ Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã tiếp tục ban hành các chủ trương với tinh thần đổi mới mạnh mẽ thiết chế quản lý, tổ chức và hoạt động KH&CN, xem đây là khâu đột phá để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả các hoạt động KH&CN.

Trong năm 2011 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đã có 130 văn bản được ban hành, bao gồm 01 Nghị quyết Hội nghị Trung ương, 38 văn bản được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, 91 Thông tư do Bộ trưởng Bộ KH&CN và liên Bộ ban hành. Trong số đó, có một số văn bản quan trọng, định hướng cho việc phát triển KH&CN trong thời gian tới như: Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết của Chính phủ số 46/NĐ-NQ ngày 29/3/2013 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 20-NQ/TW; Luật KH&CN năm 2013; Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020.

Hiện nay, Bộ KH&CN đang tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ các chính sách nhằm đẩy nhanh ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất, coi đó là nhân tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng thiết chế, chính sách thu hút mạnh các dự án đầu tư nghiên cứu và triển khai các sản phẩm công nghệ cao; xây dựng chính sách thuế phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khuyến khích mạnh mẽ việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng các thành tựu KH&CN.

Để làm được điều đó, cần có sự nỗ lực cùng với việc đổi mới tư duy của các cán bộ làm công tác quản lý KH&CN. Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự phối hợp, thống nhất hành động của các cơ quan có liên quan. Cần hiểu cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để từ đó xác định được những tác động đối với việc xây dựng chính sách pháp luật. Cùng với đó là chủ động chuyển đổi chính sách pháp luật về khoa học và công nghệ. Với bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, rô bốt cao cấp, công nghệ in 3D, vật liệu tiên tiến, công nghệ nano, sẽ tạo ra sự thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi mô hình quản trị không chỉ của doanh nghiệp mà còn của Nhà nước, thay đổi thói quen của xã hội.

Thành tựu của cuộc cách mạng lần thứ tư cũng tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới và phổ biến nhất hiện nay là kinh tế chia sẻ. Trong khi đó, hệ

thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh của Việt Nam lại chưa có quy định đầy đủ về các mô hình kinh doanh mới.

Còn nhiều thách thức đối với nước ta về trình độ khoa học và công nghệ có khoảng cách khá xa so với các quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á; hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp còn ít; chưa có môi trường chính sách pháp luật phù hợp để huy động nguồn lực từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một trong những yêu cầu cấp bách trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Đây chính là cơ hội lịch sử mà những người làm công tác pháp luật cần tích cực dấn thân, đối với hệ thống pháp luật và thực thi là phải đảm bảo phát triển bền vững, an toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia. Lấy quyền và lợi ích công dân làm trọng tâm; thúc đẩy khoa học và công nghệ tiên tiến, khả năng đổi mới sáng tạo và xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao; đảm bảo quản lý nhà nước trên không gian mạng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan trong đó có an toàn thông tin, dữ liệu cá nhân.

Ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng lần thứ tư cũng liên quan trực tiếp đến quá trình hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực pháp luật cũng cần kịp thời bắt kịp với những xu thế mới của phát triển công nghệ.

3.1.2. Định hướng cải cách chính sách Khoa học và công nghệ của nhà nước nhà nước

Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vừa là phương tiện, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển và ứng dụng Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một vấn đề cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các

ngành, các cấp.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII khẳng định, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, chế độ quản lý, phương thức hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Khoa học và công nghệ; phương thức đầu tư, chế độ tài chính, chính sách cán bộ, chính sách tự chủ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đầu tư nhân lực Khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc... Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển Khoa học và công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường Khoa học và công nghệ. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức Khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án Khoa học và công nghệ của Việt Nam...

Trong hơn 30 năm đổi mới, khoa học tự nhiên và Khoa học và công nghệ tạo ra được một số sản phẩm khoa học đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đổi mới và tạo ra được những sản phẩm có giá trị góp phần trực tiếp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản đã đi sâu nghiên cứu, tăng cường bổ sung những kiến thức mới, tạo cơ sở khoa học biện chứng cho những nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Đưa ra được một số phương pháp luận và thuật toán giải các bài toán tối ưu toàn cục, điều khiển tối ưu, ứng dụng các mô hình lý thuyết và thực tiễn, cơ sở khoa học để dự báo, cũng như trong các bài toán kinh tế - kỹ thuật. Cung cấp một số phương pháp phát hiện, tìm kiếm

dữ liệu để tự động tạo dựng tri thức; phát triển công nghệ phần mềm, tin học,... Phát triển thành công hệ thống vật liệu bán dẫn na-nô, vật liệu tiên tiến, vật liệu sinh học, phỏng sinh học áp dụng trong chế tạo, y học, sản xuất, lưu thông và phân phối. Xác định được tính chất và hoạt tính của quy trình xúc tác trong công nghệ lọc dầu, sinh học, y học. Ứng dụng thành công sinh học phân tử, di truyền và công nghệ sinh học trong y học, trồng trọt và chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu khoa học trái đất đã làm rõ và lý giải đặc điểm địa động lực học, sinh khoáng và ảnh hưởng đối với môi trường, của hầu hết lãnh thổ Việt Nam.

Xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng tránh, hạn chế thiên tai. Làm rõ điều kiện hình thành và quy luật phân bố khoáng sản quý hiếm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường. Đã phân tích các yếu tố môi trường nước, môi trường trầm tích, sinh thái không khí và môi trường biển, dự báo các khu vực ô nhiễm, mức độ nhạy cảm môi trường và khả năng tác động ra xung quanh. Xây dựng được luận cứ khoa học cho việc quy hoạch, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ các đảo thuộc các quần đảo của Việt Nam và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chính sách tài chính cho Khoa học và Công nghệ Việt Nam để thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)