Khái quát chung về kinh tế văn hĩa xã hội của tỉnh Thanh Hĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 31 - 35)

- Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống luật, chính sách chƣa

10. Kết cấu của Luận văn

2.1. Khái quát chung về kinh tế văn hĩa xã hội của tỉnh Thanh Hĩa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thanh Hĩa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đơng đến 106°05' Đơng. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hịa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đơng Thanh Hĩa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đơng với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hĩa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hĩa cĩ thềm lục địa rộng 18.000 km².

- Địa hình: Địa hình Thanh Hĩa phức tạp được chia thành 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng núi, trung du: gắn liền với hệ núi cao Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hĩa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Diện tích tự nhiên trên 800.000ha (chiếm 2/3 lãnh thổ).

+ Vùng đồng bằng được hội tụ bởi các hệ thống Sơng Mã, Sơng Yên, bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hĩa, Yên Định, Đơng Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nơng Cống, Hà Trung, TP Thanh Hĩa, Thị xã Bỉm Sơn. Độ cao trung bình từ 5-15m, xen kẽ cĩ các đồi thấp và núi đá vơi độc lập.

+ Vùng ven biển bao gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hĩa, thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia chạy dọc theo bờ biển.

Đặc điểm địa hình Thanh Hố phong phú và đa dạng cho phép phát triển nơng, lâm, ngư nghiệp tồn diện, dễ dàng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành, cĩ nhiều cảnh quan thiên nhiên, rừng, biển, đồng bằng để phát triển du lịch, dịch vụ.

- Kh hậu thời tiết: Thanh Hĩa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới giĩ mùa, chịu ảnh hưởng của giĩ Lào, khơ nĩng vào mùa hạ. Lượng mưa trung bình nhiều năm 1860mm, nhiệt độ trung bình năm 23,60 C.Mưa bão tập trung chủ yếu vào từ

tháng 4 đến tháng 10. Các hiện tượng giĩ lốc, mưa đá cĩ xảy ra vào tháng 4. Lượng mưa phân bố khơng đều trên các vùng lãnh thổ. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng và tập trung đến 60% - 80% lượng mưa của cả năm, dễ gây ra lũ lụt, nhất là ở những vùng cĩ địa hình thấp như Hà Trung.

Với chế độ khí hậu nĩi trên đã gây nhiều bất lợi cho sản xuất và đời sống của nơng dân, đưa nền sản xuất nơng nghiệp Thanh Hĩa vào tình trạng bấp bênh, khi thì quá khơ hạn làm thiếu nước cho sinh hoạt và cây trồng, khi thì mưa nhiều gây ngập úng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nơng nghiệp, ngư nghiệp và đời sống của đại bộ phận dân cư.

2.1.2. Tài nguyên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thanh Hĩa là 1.110.609 ha trong đĩ: Đất nơng nghiệp: 239.842,19 ha (chiếm 21,6%); Đất lâm nghiệp: 430.423,89 ha (chiếm 38,8%); Đất chuyên dùng: 67.110,99 ha (chiếm 6,1%); Đất ở (nơng thơn và đơ thị): 3.590 ha (chiếm 1,7%); Đất chưa sử dụng: 353.939,32 ha (chiếm 31,8%).

- Tài nguyên nước: Thanh Hĩa cĩ nguồn nước khá dồi dào nhưng khả năng khai thác cịn hạn chế, cĩ 5.246 ha mặt nước chưa được khai thác sử dụng. Tồn tỉnh cĩ 4 hệ thống sơng với 5 cửa lạch chính thơng ra biển, cĩ 20 con sơng lớn, nhỏ, lớn nhất là sơng Mã dài 242 km.

- Tài nguyên du lịch và tài nguyên biển: Thanh Hĩa là một tỉnh cĩ nguồn tài nguyên biển và du lịch khá phong phú. Tồn tỉnh cĩ trên 102 km bờ biển với vùng lãnh hải rộng lớn cĩ diện tích khoảng 17.000 km2, bị chi phối bởi các dịng hải lưu nĩng và lạnh tạo thành các bãi cá và tơm cĩ trữ lượng lớn. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, cĩ những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuơi trồng thuỷ sản.

- Tài nguyên rừng: Tồn tỉnh cĩ 437.060 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 39,35%. Trong đĩ rừng tự nhiên là 339.604 ha, rừng trồng 97.423 ha, diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 255.095 ha. Hiện nay tài nguyên rừng của Thanh Hĩa đã bị khai thác quá mức, cần được cải tạo, vùng rừng giàu và trung bình hiện cịn phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt Lào, cĩ độ cao trên 700-1200m. Cịn vùng rừng ở độ cao dưới 700m, gần các trục giao thơng là rừng nghèo.

loại khống sản khác nhau, nhiều loại cĩ trữ lượng lớn so với cả nước như đá vơi, đá và sét để sản xuất xi măng, đá ốp lát, crơm, secpentin, đơlơmit … là tỉnh giàu về đá quý, khống sản dùng làm nguyên liệu phân bĩn và hĩa chất.

2.1.3. Đặc điểm KT-XH

- Đặc điểm về kinh tế

Về tăng trưởng kinh tế: Sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế Thanh Hố đã đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng khá và liên tục. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001-2005 là 9,1%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước (7,3%), năm 2006 tăng 10,2%, năm 2007 là 10,5%, năm 2013 đạt 5,3%)(Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hĩa năm 2012)

Thanh Hĩa cĩ hệ thống cảng biển Nghi Sơn, cảng chuyên dụng xi măng cho phép tàu cĩ trọng tải 35.000 tấn cập cảng. Hệ thống giao thơng đường sơng cĩ thể khai thác hơn 1.000km. Cảng biển Lễ Mơn cĩ cơng suất xếp dỡ 300.000 tấn/năm, khả năng tiếp nhận tàu cĩ trọng tải 600 tấn, tàu biển từ các cảng của Thanh Hĩa cĩ thể đi trực tiếp đến các cảng trong nước, các nước trong khu vực Đơng Nam Á và thế giới.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cơng nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nơng nghiệp trong cơ cấu GDP. Giá trị tăng thêm ngành nơng - lâm - ngư nghiệp thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 4,4%/năm; năm 2006 tăng 5,5% so với năm 2005. Tốc độ tăng giá trị ngành cơng nghiệp xây dựng thời kỳ 2001-2005: 15,1%/năm, năm 2006 tăng 13,4% so với năm 2005. Tốc độ tăng giá trị ngành dịch vụ thời kỳ 2001-2005 là: 8,1%/năm, năm 2006 tăng 11% so với năm 2005. Cơ cấu các ngành: nơng nghiệp – cơng nghiệp - dịch vụ trong năm 2000 là: 39,6% - 26,6% - 33,8%, năm 2012 đã cĩ sự thay đổi là: 30,3% - 06,5% - 33,2%. (Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hĩa năm 2012)

Các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế phát triển khá đồng bộ, xuất hiện nhiều mơ hình kinh tế cĩ hiệu quả. Kinh tế ngồi quốc doanh cĩ bước phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, đa dạng, phong phú về ngành, hàng và sản phẩm hàng hố.

Về đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn từ 2001- 2005 đạt 22.102 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 10,5% và tăng 51% so với thời kỳ 1996-2000 (đạt 14.635 tỷ đồng). Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng

với tốc độ nhanh. Nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng như: Khu kinh tế Nghi Sơn, đường Mục Sơn - Cửa Đạt, cơng trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt v.v.. Hệ thống giao thơng được xây dựng và nâng cấp, hầu hết các cầu qua sơng lớn được xây dựng nối liền các vùng miền; đường giao thơng nơng thơn nhiều nơi ở vùng đồng bằng, vùng biển đã được nhựa, bê tơng hĩa hoặc cấp phối, cơng trình thủy lợi được đầu tư kiên cố bảo đảm chủ động tưới tiêu cho hầu hết diện tích lúa nước. 100% số huyện, thị xã, thành phố, 100% phường và 96,6% xã cĩ điện lưới; 100% xã, phường, thị trấn cĩ điện thoại.

- Lao động: Số người lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh Thanh Hĩa năm 2012 khoảng 2.112,6 nghìn người. Trình độ chuyên mơn kỹ thuật của lao động đang làm việc trong các ngành nghề thấp, lao động giản đơn cịn chiếm tỷ trọng cao (82,5%), chất lượng lao động cịn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và cạnh tranh trong thị trường sức lao động. Cơng tác đào tạo nghề chưa thực sự chuyển biến cả về quy mơ, hình thức và chất lượng đào tạo. Tỷ lệ người lao động chưa cĩ việc làm và cĩ việc làm nhưng khơng ổn định trên địa bàn tồn tỉnh cịn nhiều, đây đang là một thách thức lớn đặt ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới.

2.1.4. Các đơn vị hành chính

Thanh Hĩa cĩ 27 huyện, thị, thành phố bao gồm: 1 đơ thị loại 2 (thành phố Thanh Hĩa), 2 thị xã là Bỉm Sơn, Sầm Sơn và 24 huyện. Thanh Hĩa nằm ở vị trí của ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, cĩ hệ thống giao thơng thuận lợi như: Đường sắt quốc lộ 1A; đường chiến lược 15A; đường Hồ Chí Minh; đường biển v.v. đặc biệt là đường 217 nối liền tỉnh Thanh Hĩa với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.

2.1.5. Dân số, mơi trường

- Dân số: Theo Niên giám thống kê năm 2013, dân số của tỉnh Thanh Hĩa là 3.462.551 người với 8 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Mơng, Thổ, Dao, Khơ Mú, Tày. Dân số thành thị là 360.323 người chiếm 9,8% dân số; dân số nơng thơn 3.320.095 người chiếm tỷ lệ 90,2%. Điểm đáng chú ý là dân tộc thiểu số chỉ chiếm 16,54% dân số, cịn lại là người Kinh. Dân cư tập trung ở thành phố, hai thị xã và vùng đồng bằng, ven biển. Mật độ dân cư ở thị xã thành phố Thanh Hĩa là 3.396

người/km2,

cịn ở vùng miền núi dân cư thưa thớt như Quan Sơn 38 người/km2, Mường Lát 30 người/km2

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới mô hình tổ chức quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp huyện ở thanh hóa (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)