Đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn tài chính phục vụ hoạt động hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của trường đại học giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 88 - 123)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đạ

3.2.6. Đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn tài chính phục vụ hoạt động hợp

quốc tế

Một trong những khó khăn lớn nhất của Nhà trường trong việc lên kế hoạch và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế là vấn đề kinh phí. Đặc biệt là đối với các dự án hợp tác nghiên cứu và đào tạo, nguồn tài chính là yếu tố quyết định đến việc có hay khơng thực hiện được dự án. Trên thực tế, nhiều chương trình, dự án hợp tác chậm tiến độ hoặc chỉ nằm trên giấy tờ chứ không thực hiện được là do thiếu kinh phí hỗ trợ. Đây khơng chỉ là khó khăn của riêng Trường Đại học GTVT mà là tình trạng chung của giáo dục Việt Nam.

Hiện nay, có hai nguồn tài chính mà các trường đại học Việt Nam tập trung khai thác là nguồn ngân sách Nhà nước, với các đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao (trước đây là đề án 322, nay là đề án 911) hoặc vốn vay của Chính phủ và nguồn tài trợ quốc tế (có thể từ Chính phủ của các nước đối tác hoặc từ chính cơ sở đối tác). Tuy nhiên, nguồn ngân sách chỉ có hạn mà phải chia sẻ cho nhiều trường đại học trên cả nước, đồng thời các hỗ trợ tài chính của nước ngồi vào Việt Nam ngày càng sụt giảm đã gây khó khăn cho việc mở rộng các dự án hợp tác của Nhà trường. Do vậy, Nhà trường phải chủ động tăng cường tìm kiếm nguồn tài chính, thơng qua các biện pháp sau:

Thứ nhất là khai thác tối đa nguồn ngân sách Nhà nước hoặc vốn vay của Chính phủ. Phải thường xuyên cập nhật các công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về việc tài trợ cho các dự án đào tạo quốc tế hoặc các chương trình học bổng dành cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;

Thứ hai là huy động nguồn tài chính từ các trường đại học nước ngoài và các

năm qua, nhờ sự hỗ trợ từ phía đối tác về cả nhân lực và vật lực mà Trường đã thực hiện thành cơng nhiều chương trình hợp tác, có sức lan tỏa ra nhiều đối tượng cán bộ, giảng viên, sinh viên. Hiện nay, tuy nguồn tài chính từ các cơ sở đào tạo và các tổ chức nước ngoài cho Việt Nam đã hạn chế hơn trước nhưng đây vẫn là một nguồn chính mà các trường đại học ở nước ta, trong đó có Trường Đại học GTVT cần tập trung khai thác.

Thứ ba là huy động nguồn tài chính của các doanh nghiệp và các tổ chức xã

hội khác để thực hiện dự án hợp tác quốc tế về đào tạo. Việt Nam đang tiến tới nền giáo dục hội nhập, nghĩa là phải chấp nhận cơ chế thị trường trong giáo dục. Khi đó tính tự chủ của các trường đại học được khẳng định, sự cạnh tranh quyết liệt hơn, đòi hỏi các trường phải tự hạch tốn trên nguồn tài chính của mình. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội, các trường có thể huy động tài chính từ các doanh nghiệp hay sự hỗ trợ từ các ngân hàng trong hoạt động đào tạo của mình. Sản phẩm của dự án đào tạo chính là một thứ hàng hố đặc biệt cung ứng cho các doanh nghiệp, vì vậy việc các doanh nghiệp đầu tư cho dự án đào tạo là hoàn toàn phù hợp trong tương lai.

Thứ tư là huy động nguồn tài chính từ các cựu sinh viên của trường. Sau khi

tốt nghiệp, rất nhiều cựu sinh viên của trường nắm giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Họ sẵn sàng đóng góp kinh phí cho các hoạt động của trường nhằm khuyến khích, động viên các lớp sinh viên kế cận có thành tích tốt và phát triển Trường ngày càng vững mạnh. Đồng thời đây cũng là một cách đầu tư cho tương lai khi những sinh viên này có thể sẽ làm việc cho chính đơn vị, doanh nghiệp của họ.

* * *

Quan hệ hợp tác quốc tế đối với một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học luôn là một công tác đòi hỏi được quan tâm và định hướng đúng đắn. Điều này càng trở nên quan trọng đối với Trường Đại học Giao thông vận tải - đơn vị đã có hơn 60 năm hoạt động ở lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về giao thông. Yêu cầu mở rộng và khai thác các mối quan hệ quốc tế càng trở nên cần thiết và được xem

là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài trong xu thế toàn cầu hố nói chung và trong định hướng phát triển của Trường Đại học GTVT nói riêng. Khi q trình hội nhập được đẩy nhanh, các dịng lưu thơng vốn, hàng hóa, lao động… cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thông tin liên lạc đã đặt ra những yêu cầu mới cho ngành giao thơng. Lời giải duy nhất đó là cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng cơng trình cũng như các sản phẩm dịch vụ giao thơng, nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ, kỹ sư đạt đến tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu cơ bản của công tác hợp tác quốc tế – bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ, có đủ trình độ, nhiệt huyết, khả năng thích ứng, cạnh tranh và sáng tạo.

Do vậy, với tư cách là người nghiên cứu, tác giả đưa ra đánh giá về những thành quả và hạn chế của hoạt động hợp tác quốc tế, đồng thời đề xuất các biện pháp với mong muốn đó sẽ là những gợi ý và đề xuất để Nhà trường nghiên cứu áp dụng. Mỗi biện pháp có vị trí, vai trị, nội dung và hiệu quả áp dụng khác nhau nhưng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và nằm trong một chỉnh thể thống nhất. Vì thế, khi áp dụng các biện pháp, cần nắm chắc nội dung thực hiện, đồng thời vận dụng linh hoạt, kết hợp hài hòa và tận dụng tối đa thế mạnh của từng biện pháp để thu được kết quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

Q trình tồn cầu hóa đã và đang tác động, cũng như sẽ góp phần thay đổi, đổi mới hệ thống giáo dục đại học của chúng ta trong những năm tới. Hội nhập quốc tế đặt ra khái niệm cạnh tranh cao hơn trong chất lượng người thầy và chất lượng của sản phẩm đào tạo, ở đây là chất lượng sinh viên tốt nghiệp và các cơng trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học. Hội nhập đưa ra những yêu cầu thay đổi trong chương trình đào tạo, khung kiến thức cơ bản và khả năng phát triển; trong mục tiêu và phương thức nghiên cứu khoa học. Ở bối cảnh đó, sinh viên phải được đào tạo và trang bị các kỹ năng để trở thành một cơng dân tồn cầu, dám đương đầu với khó khăn, có khả năng thích ứng cao và khả năng tìm việc làm tốt.

Có thể nói, hội nhập quốc tế đem đến nhiều thời cơ và thuận lợi cho giáo dục đại học Việt Nam, từ sự gắn kết và tham gia của hệ thống giáo dục quốc tế, qua đó rút ra các ưu điểm, sự hiểu biết về đa văn hóa tăng lên, nền giáo dục sẽ tiếp cận và phấn đấu theo các chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế, chất lượng trong đào tạo, nghiên cứu, và cả sự đồng bộ, chất lượng ở cơ sở vật chất. Tuy nhiên đây cũng chính là những thách thức mà chúng ta phải vượt qua do những yêu cầu chặt chẽ và chuẩn mực quốc tế nghiêm ngặt mà Việt Nam phải tuân thủ, trong khi điều kiện của đất nước cịn nhiều giới hạn.

Tồn cầu hóa đang đặt tất cả các trường đại học Việt Nam vào vị thế phải cạnh tranh. Ngày nay, hợp tác là một trong những phương thức cạnh tranh tốt nhất. Cá nhân, đơn vị hay quốc gia nào biết hợp tác hiệu quả sẽ là người có năng lực, là đơn vị phát triển nhanh, quốc gia thịnh vượng. Hiểu được điều này, hoạt động hợp tác quốc tế đã được Trường Đại học GTVT triển khai ngay từ thời kỳ đổi mới. Sự thành lập phòng Đối ngoại năm 1994 đã đưa hoạt động hợp tác quốc tế đi vào chuyên nghiệp, với đầu mối quản lý thống nhất, các chương trình được phát triển có mục tiêu, định hướng rõ ràng. Kể từ đó, hợp tác quốc tế của Nhà trường phát triển mạnh hơn và đạt được nhiều thành tựu.

Một mặt, các chương trình liên kết, phối hợp đào tạo đã nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên; góp phần đáng kể

trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo các nhà khoa học kỹ thuật và các giảng viên với trình độ quốc tế cho xã hội. Thơng qua các chương trình hợp tác, các loại học bổng, nhiều giảng viên, sinh viên có điều kiện học tập và thực tập tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu tiên tiến nước ngoài, ở các trình độ từ thạc sỹ, tiến sỹ, đến sau tiến sỹ. Song song với việc tiếp thu, bổ sung kiến thức chun mơn, họ cịn có cơ hội giao lưu văn hóa, rèn luyện khả năng ngoại ngữ khi được sống và học tập ở môi trường văn hóa, ngơn ngữ bản địa. Mặt khác, việc thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, dù trực tiếp hay gián tiếp đã bổ sung nguồn tài chính đáng kể cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ, góp phần đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, với giúp đỡ từ các đối tác quốc tế, hệ thống tài liệu cho sinh viên và giảng viên được đa dạng hóa do nhiều đầu sách, tạp chí, giáo trình giảng dạy được đối tác tặng, chuyển giao với chi phí rất nhỏ, hỗ trợ mua mới hoặc được cập nhật.

Quan trọng hơn, hợp tác quốc tế đã cải thiện và nâng cao năng lực của Trường, mang lại nhiều kinh nghiệm từ quá trình tìm hiểu, lựa chọn đối tác; xây dựng kế hoạch hợp tác, các dự án nghiên cứu - đào tạo đến việc quản lý, điều hành cùng với kinh nghiệm trong chuyên môn, thực hành, ứng dụng thực tiễn. Không chỉ vậy, hợp tác quốc tế sôi nổi bước đầu quảng bá hình ảnh của Nhà trường để các đối tác nước ngoài biết đến, dần dần nâng cao vị thế, uy tín của Nhà trường ở khu vực và quốc tế. Từ số lượng đối tác quốc tế hạn chế cuối những năm 80, đầu những năm 90, đến nay, Nhà trường đã có mạng lưới quan hệ hợp tác ở 17 quốc gia, với hơn 60 đối tác. Hợp tác quốc tế của Nhà trường do vậy đã phần nào đóng góp tích cực cho tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Tuy vậy, bên cạnh những thành quả đó, Nhà trường cũng cần nhìn nhận một cách khách quan và thẳng thắn những hạn chế của hoạt động hợp tác quốc tế. Thực tiễn đã chỉ ra những vấn đề cấp bách cần khắc phục, liên quan đến chất lượng và tính bền vững ở một số chương trình liên kết; việc hợp tác chưa đi vào thực chất; số lượng dự án tài trợ giảm dần; sự yếu kém trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học hay việc chưa thu hút được nhiều sinh viên nước ngoài đến học... Từ những

đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện công tác hợp tác quốc tế, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong một chỉnh thể thống nhất từ vĩ mô đến vi mô, liên quan đến chiến lược hợp tác, các đối tác quan trọng và sự thúc đẩy các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu về hợp tác.

Có thể khẳng định rằng hợp tác quốc tế đã, đang và sẽ luôn phát triển như một tất yếu khách quan trong xu thế tồn cầu hóa và khơng một cơ quan, đơn vị hay quốc gia nào có thể thờ ơ hay tự đặt mình ngồi quy luật đó. Bởi vậy, trong chiến lược phát triển của Trường Đại học GTVT, công tác quan hệ quốc tế cần được đẩy mạnh, tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao hơn nữa về chất lượng, hiệu quả hợp tác, góp phần phấn đấu đưa Nhà trường vươn lên ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực và từng bước tiếp cận giáo dục đại học thế giới. Với mục tiêu đó, tác giả hy vọng luận văn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để Ban lãnh đạo Nhà trường tham khảo và triển khai trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Vụ Quan hệ quốc tế, Hướng dẫn về quan hệ quốc tế trong giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo phát triển của hệ thống giáo dục đại

học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, số 760/BC-

BGDĐT.

3. Chính phủ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1962), Quyết định 42/ CP ngày 24/3/1962 về việc thành lập Trường Đại học Giao thơng vận tải.

4. Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị định 06/2000/ NĐ - CP về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

5. Chính phủ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.

6. Chính phủ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định 18/ 2001/ NĐ - CP ngày 4/5/ 2001 quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngồi tại Việt Nam.

7. Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Điều lệ trường đại học

8. Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

9. Chính phủ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020

10. Chính phủ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

11. Chính phủ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo,

đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

12. Đảng bộ Trường Đại học Giao thông vận tải (2010), Báo cáo tại Đại hội đại

biểu đảng bộ Trường lần thứ 28, nhiệm kỳ 2010-2015

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.112

14. Bùi Thị Giang (2009), Biện pháp quản lý các dự án Hợp tác quốc tế về đào tạo

tại trường Đại học Giao thông vận tải trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc

sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục.

15. An Thùy Linh (2004), Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất

lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà

Nội, Luận văn thạc sỹ.

16. Ngô Thùy Linh (2013), Quản lý dự án về hợp tác quốc tế của Trường Đại học

Giao thông vận tải đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo

dục.

17. Phòng Đối ngoại (2006), Báo cáo tổng kết dự án đào tạo phối hợp Việt-Nga. 18. Phòng Đối ngoại (2006), Báo cáo tổng kết dự án đào tạo kỹ sư cầu đường bằng

tiếng Pháp.

19. Phòng Đối ngoại (2007), Báo cáo tổng kết các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo

của trường Đại học Giao thông vận tải từ năm 1996-2007.

20. Phòng Đối ngoại (2009), Báo cáo tổng kết dự án đào tạo tiến sỹ hai giai đoạn

Việt – Đức.

21. Phòng Đối ngoại (2002), Báo cáo tổng kết hoạt động đối ngoại 1998-2002. 22. Phòng Đối ngoại (2013), Báo cáo tổng kết công tác đối ngoại Trường Đại học

GTVT nhiệm kỳ 2008-2013.

23. Phòng Đối ngoại (2008), Báo cáo tổng kết công tác đối ngoại Trường Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của trường đại học giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 88 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)