Hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của trường đại học giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 48 - 51)

Trong thời đại cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhiệm vụ chính của một trường đại học khơng chỉ là chú trọng tới công tác giảng dạy chất lượng cao mà còn phải quan tâm đầu tư đến các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Ở Trường Đại học GTVT, đây được coi như hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược, trong đó việc giảng viên Nhà trường tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những biện pháp được khuyến khích và cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của xã hội cũng như thị trường lao động. Hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây bao gồm cả việc tham gia các đề tài nghiên cứu, khai thác các dự án quốc tế cũng như tổ chức các hội nghị, hội thảo, khóa học chuyên đề có sự tham gia của các đối tác nước ngồi.

2.2.1. Hợp tác khai thác các đề tài nghiên cứu quốc tế

Trong bốn năm, từ 2005 đến 2008, Trường Đại học GTVT đã ký kết với Công ty CTI – Nhật Bản và hoàn thành 05 đề tài nghiên cứu khoa học quốc tế tập

trung vào những vấn đề bức thiết trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam. Tồn bộ các chi phí thực hiện do phía đối tác tài trợ với tổng giá trị là 280 triệu đồng. Cũng trong năm 2008, Trường đã thực hiện dự án quan trọng là quan trắc cầu Bãi Cháy hợp tác với Viện Công nghệ Shimizu-Nhật Bản nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá chun mơn trong q trình vận hành, khai thác và bảo dưỡng cây cầu này. Gần đây, các giảng viên của Nhà trường cũng kết hợp với Hãng FYFE Asia- Singapore với đề tài “Nghiên cứu phát triển ứng dụng vật liệu và công nghệ Tyfo Fibrwap vào sửa chữa, tăng cường kết cấu cơng trình trong điều kiện thi cơng phức tạp”. Các đề tài này khơng chỉ có ý nghĩa thực tiễn mà quá trình thực hiện cũng là q trình tích lũy kinh nghiệm, đào sâu kiến thức chun môn và nâng cao năng lực nghiên cứu của cán bộ Nhà trường.

Bên cạnh đó, Nhà trường cũng hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài để biên soạn các văn bản quản lý hay bộ tiêu chuẩn phục vụ hoạt động thực tiễn của ngành giao thông. Năm học 1998-1999, Nhà trường đã phối hợp với với Ban Quản lý dự án 5 (PMU5) và Ngân hàng thế giới biên soạn các thể chế và quản lý đường bộ ở Việt Nam, trên cơ sở đó đã giúp cho các giảng viên cơng trình nâng cao trình độ chuyên ngành. Năm học 2007-2008, Trường đã phối hợp với Hiệp hội Dịch vụ Kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) tham gia gói thầu Đường sắt đô thị số hai và xây dựng bộ tiêu chuẩn cho đường sắt Việt Nam. Đây là các quy định về tính năng, quy cách thiết kế và các chỉ số kỹ thuật quan trọng áp dụng cho ngành đường sắt, có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng tuyến đường sắt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sao cho đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả.

Năm học 2012-2013, hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế cũng tiếp tục phát triển. Nhà trường đã thực hiện được hai dự án. Thứ nhất là dự án “Nghiên cứu giám sát giao thông trực tuyến và áp dụng trong quản lý giao thông đô thị Hà Nội” nằm trong khuôn khổ Nghị định thư hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức. Thứ hai là dự án “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả khai thác hạ tầng và quảng lý giao thông đường bộ trong dài hạn nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm mơi trường của GTVT đường bộ” thuộc chương trình ứng

dụng khoa học và công nghệ phát triển bền vững do chính phủ Việt Nam và Nhật Bản phối hợp tài trợ theo mơ hình dự án hỗ trợ kỹ thuật. Về phía Việt Nam, dự án này do Trường Đại học GTVT chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM thực hiện.

Như vậy, thông qua các dự án nghiên cứu khoa học quốc tế, ngồi các lợi ích về ứng dụng thực tiễn do các kết quả nghiên cứu đem lại, quá trình hợp tác còn giúp bổ sung nguồn tài liệu tham khảo phong phú cho Trường. Đó đồng thời là cơ hội tốt đối với các giảng viên, chuyên gia của Nhà trường tiếp cận phương pháp nghiên cứu, công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm thực tế và tác phong làm việc nguyên tắc, cẩn trọng từ các kỹ sư, chuyên gia nước ngoài.

2.2.2. Tổ chức hội nghị, hội thảo, khóa học ngắn hạn

Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, khóa học chuyên đề quốc tế là một trong những hình thức phát huy tiềm lực trí tuệ, giao lưu văn hóa và tìm kiếm cơ hội hợp tác quốc tế hiệu quả. Trong những năm qua, đồng thời với việc tham gia các dự án nghiên cứu, Trường Đại học GTVT cũng kết hợp với các trường, viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành nhiều hội thảo quốc tế và khóa học chuyên đề với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học đầu ngành trong và ngồi nước. Tính đến nay, Nhà trường đã đồng tổ chức hơn 70 hội thảo quốc tế lớn nhỏ và hàng chục khóa học chuyên đề. Các khóa học, hội thảo này đã thu hút được nhiều sinh viên, giảng viên và các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia đến từ nhiều cơ quan nghiên cứu, các tổng công ty hoạt động trong ngành. Đến nay, các khóa học này đã cấp chứng chỉ cho gần một nghìn học viên tham dự.

Nhiều hội nghị, hội thảo, báo cáo chuyên đề quốc tế đã được tổ chức thành cơng, điển hình như: Hội thảo “Phát triển mạng lưới giao thông nông thôn Việt Nam” phối hợp với Viện Công nghệ châu Á (AIT) và Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) (1998); “Hội thảo khoa học Việt Nam-Nhật Bản lần thứ hai về tài chính dự án và quản lý hạ tầng giao thông” phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản (2005); Hội thảo quốc tế “Qui hoạch và quản lý giao thông đô thị: kinh nghiệm quốc tế và khả năng ứng dụng tại Việt Nam, 12-2008” phối hợp với Trường ĐH Darmstadt bằng

nguồn tài trợ của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức DAAD (2008); Hội thảo quốc tế “Thiết kế kết cấu cọc ván thép và công nghệ thi công mới áp dụng ở Việt Nam”, hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của trường đại học giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)