Gửi và tiếp nhận lưu học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của trường đại học giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 45 - 48)

2.1. Hợp tác đào tạo

2.1.4. Gửi và tiếp nhận lưu học sinh

Cùng với sự phát triển kinh tế và chính sách mở cửa của Việt Nam, hình thức du học tự túc hình thành và phát triển mạnh. Đây là một hình thức du học được khuyến khích theo chủ trương xã hội hóa giáo dục mà nhiều nước đã áp dụng. Nắm bắt được xu hướng đó, nhằm mở rộng, đa dạng hóa quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế và đảm bảo cho sinh viên mong muốn du học có mơi trường học tập tốt ở nước ngoài, Nhà trường đã chủ động thiết lập các mối liên hệ và triển khai các chương trình tư vấn, hỗ trợ du học cho các đối tượng này.

Về việc gửi lưu học sinh ra nước ngồi có hai chương trình tư vấn du học đáng chú ý: Chương trình đào tạo tiền du học và tư vấn du học Pháp do Trung tâm Đào tạo Quốc tế phụ trách; và Chương trình du học tự túc tại Trung Quốc do Phòng Đối ngoại phụ trách.

*Chương trình đào tạo tiền du học và Tư vấn du học Pháp

Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đại học GTVT đã đẩy mạnh quan hệ với nhiều trường đại học trên thế giới, đặc biệt là với một số trường đại học của Pháp, thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo Pháp ngữ. Căn cứ vào thực tế cho thấy nhu cầu học tiếng Pháp của sinh viên ngày càng lớn, đặc biệt là số lượng đông đảo sinh viên muốn du học Pháp, Trường Đại học GTVT đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Nantes và Trường Đại học Tổng hợp Marne-la-Vallée (nay là Trường Paris-Est Marne-la-Vallée) để đào tạo bậc đại học cho lưu học sinh Việt Nam do Trường gửi sang. Đối tượng tuyển sinh của chương trình này các sinh viên thi đỗ vào Trường Đại học GTVT năm thứ

nhất. Việc thực hiện chương trình này tạo mơi trường thuận lợi để thu hút những sinh viên có năng lực, có nhu cầu và điều kiện tài chính để đi du học tại các trường đại học của Pháp.

Theo học chương trình này, sinh viên sẽ được đào tạo một năm tại Trường Đại học GTVT để hoàn thiện ngoại ngữ tiếng Pháp, bổ trợ kiến thức cho các môn học cơ sở để có thể học tốt các chương trình đào tạo cử nhân tại Pháp. Bài giảng các môn cơ sở này được biên soạn dựa trên giáo trình đang giảng dạy tại các trường đối tác, được dạy cả bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Sau một năm, sinh viên phải dự thi lấy chứng chỉ tiếng Pháp DELF hoặc TCF để được chấp nhận du học tại các trường đại học của Pháp. Kết thúc chương trình đào tạo tiền du học trong nước, những sinh viên đủ điều kiện được gửi đi đào tạo chương trình đại học tại các trường đối tác Pháp, được hưởng các quyền lợi như sinh viên bản địa.

Khi tham gia chương trình này, ngồi việc củng cố kiến thức, rèn luyện tiếng Pháp, sinh viên còn được tư vấn để chọn trường phù hợp và hỗ trợ hồn thiện hồ sơ. Chi phí học tập tại Pháp cũng được hưởng ưu đãi theo thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Trường Đại học GTVT và các trường, viện đại học của Pháp như hỗ trợ chi phí nhà ở với lưu học sinh học, miễn phí ghi danh hàng năm. Ngồi ra, sinh viên có thể được Trường Đại học GTVT tiếp nhận học trở lại chương trình đại học hệ chính quy nếu khơng đủ điều kiện du học Pháp sau khi hoàn thành 01 năm dự bị hoặc không đủ điều kiện sức khỏe hay có lý do bất khả kháng phải về nước.

Chương trình đào tạo tiền du học và tư vấn du học Pháp được triển khai từ năm học 2006-2007 với số lượng 20-30 sinh viên mỗi khóa. Tính đến nay, đã có gần 200 lưu học sinh được gửi sang học tại Pháp theo chương trình này. Quá trình thực hiện chương trình này đã giúp Trường Đại học GTVT tìm kiếm và thiết lập quan hệ với nhiều đối tác mới. Các cơ sở đào tạo tiếp nhận sinh viên khơng chỉ có hai trường đại học ban đầu mà đã mở rộng ra các đối tác khác như Trường Đại học Aix-Marseille, Trường Đại học Paul Sabatier Toulouse 3, các Viện đại học công nghệ, các Viện khoa học ứng dụng quốc gia tại Renne, Toulouse, Lyon…

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy cho sinh viên, ngoài đội ngũ giảng viên tiếng Pháp và giảng viên chuyên ngành của các bộ môn, Nhà trường đã chủ động

mời các giáo viên tiếng Pháp từ Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace và các giáo viên bản ngữ từ các trường đối tác sang giảng dạy cho chương trình này. Hằng năm, các cán bộ phụ trách chương trình và các trường tiếp nhận sinh viên đều có sự trao đổi về nội dung giảng dạy cũng như các vấn đề liên quan đến sinh viên để có sự điều chỉnh nội dung chương trình và định hướng sinh viên, sao cho các em có lựa chọn thích hợp nhất, nâng cao khả năng thích ứng cũng như bắt nhịp được với tiến độ học tập và cuộc sống tại Pháp. Chương trình cũng nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức AUF trong việc nâng cao trình độ cho giảng viên, bổ sung các tài liệu cần thiết.

Như vậy khoảng thời gian một năm đào tạo ở Việt Nam được coi như khóa dự bị đại học để sinh viên chuẩn bị tốt cả nền tảng kiến thức và ngơn ngữ. Nhờ đó, sinh viên có thể làm quen và thích ứng dễ dàng hơn với chương trình giảng dạy cũng như phương pháp học tập sử dụng ngoại ngữ hoàn toàn.

*Chương trình du học tự túc tại Trung Quốc

Với chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, ưu tiên các nước láng giềng trong khu vực, Trường Đại học GTVT và Trường đại học Giao thông Tây Nam, Trung Quốc (SWJTU) đã thiết lập quan hệ và ký kết thỏa thuận hợp tác từ năm 2001 về việc gửi các lưu học sinh, sinh viên Việt Nam sang Trung Quốc để theo học các chương trình đại học, thạc sỹ và tiến sỹ trong nhiều lĩnh vực. Đối tượng tuyển sinh của chương trình này được mở rộng hơn chương trình tiền du học Pháp, bao gồm cả học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, sinh viên đại học. Chương trình học được tiến hành tồn bộ tại Trường SWJTU gồm 01 năm học tiếng trung, 04 năm học đại học. Ngoài việc hưởng quyền lợi như sinh viên bản địa, các lưu học sinh do Trường Đại học GTVT gửi sang còn được giảm học phí, được ở tại ký túc xá của SWJTU và có nhiều cơ hội nhận học bổng nếu đạt thành tích tốt. Ưu điểm của chương trình là sự liên kết giữa hai trường trong việc đảm bảo môi trường học tập tốt nhất cũng như đôn đốc sinh viên học tập. Vào cuối mỗi năm học, phòng Đối ngoại sẽ gửi bảng điểm cho phụ huynh học sinh để thơng báo tình hình học tập của các em và có những điều chỉnh, nhắc nhở cần thiết nếu sinh viên khơng hồn thành đúng tiến trình học.

Từ tháng 09/2002, Trường Đại học GTVT bắt đầu triển khai chương trình và gửi sang Trường SWJTU khóa đầu tiên gồm 68 lưu học sinh Việt Nam. Đến nay, sau 11 năm triển khai, chương trình đã gửi sang Trung Quốc gần 500 lưu học sinh theo học các chương trình đại học và cao học, trong đó có 09 nghiên cứu sinh, 40 học viên cao học, còn lại là các sinh viên đại học. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm trong đúng ngành nghề mà mình đã học.

Bên cạnh việc gửi lưu học sinh ra nước ngoài, Trường Đại học GTVT cũng tiếp nhận lưu học sinh nước ngồi đến học tập tại trường ở các trình độ đại học và sau đại học. Ngoài việc được hưởng các điều kiện như sinh viên Việt Nam, sinh viên nước ngoài đến học tại Trường được sắp xếp ở tại khu ký túc xá gần Trường. Nếu không kể số lượng sinh viên trong các chương trình trao đổi thì Lào và Campuchia là hai nước có số lưu học sinh đến học tại trường đơng nhất, đa phần theo khuôn khổ Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa chính phủ Việt Nam và nước bạn. Bên cạnh đó cũng có một số lượng nhỏ các lưu học sinh Lào, Campuchia đi học theo diện tự túc kinh phí (khoảng 10%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của trường đại học giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)