Giao thông vận tải
1.3.1. Tổng quan về Trường Đại học Giao thông vận tải
Trường Đại học Giao thông vận tải được thành lập từ năm 1945 dưới chính quyền Cách mạng với tên gọi là trường Cao Đẳng Công chính. Năm 1962, trường chính thức đổi tên là Trường Đại học Giao thông vận tải theo quyết định số 42/CP của Hội đồng Chính phủ. Trường là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam. Trong hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường Đại học GTVT đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý vì những thành tích đóng góp của Nhà trường đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Bên cạnh việc đào tạo phục vụ nhu cầu của Việt Nam, Trường Đại học GTVT còn đảm nhận đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý có trình độ đại học và sau đại học cho nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương Quốc Campuchia anh em, góp phần tăng cường vào mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương.
Cơ cấu tổ chức của Trường gồm 9 khoa, 3 viện, 22 phòng ban tham mưu. Hiện nay, tổng số cán bộ - giảng viên – công nhân viên của Trường hiện có là 1.093 người trong đó có 781 giảng viên với 50 giáo sư, 52 phó giáo sư, 01 tiến sỹ khoa học và 151 tiến sỹ, 374 thạc sỹ. Hàng năm Nhà trường tuyển mới từ 5000 đến 6000 sinh viên đại học, thạc sĩ và nghiên cứu sinh. Đến năm học 2012-2013; quy mô đào tạo của trường là trên 32.000 sinh viên hệđại học; trong đó có trên 18.000 sinh viên chính quy; trên 2.000 học viên cao học và 160 nghiên cứu sinh.6
Hiện tại, trụ sở chính của Trường Đại học Giao thông vận tải đặt tại số 3, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Cơ sở II được thành lập
năm 1990, đóng tại phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai gần, trường tiếp tục phát triển cơ sở thứ ba tại tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội 30 Km về phía Đông nằm trên hành lang phát triển kinh tế năng động nhất miền Bắc nước ta.
1.3.2. Khái quát hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường trước năm 1994 và sự
thành lập phòng Đối ngoại
Trong hơn 60 năm hình thành và phát triển, toàn bộ giai đoạn hợp tác và quan hệ quốc tế của Trường Đại học GTVT cho đến nay có thể chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ đầu từ lúc thành lập trường đến cuối những năm 80 và thời kỳ thứ hai từ đầu những năm 90 đến nay.
Đặc trưng chung của công tác hợp tác quốc tế trong giai đoạn đầu là:
- Các nước XHCN là đối tác duy nhất của Trường và Trường thụ động tiếp nhận sự giúp đỡ của các nước anh em.
- Các Nghịđịnh thư ký cấp Nhà nước là khuôn khổ chính cho mọi hoạt động hợp tác giữa trường với các đối tác, vì vậy mà hình thức hợp tác còn đơn giản và ở quy mô tương đối nhỏ.
Ở giai đoạn này, do cấm vận của Mỹ và tình hình quốc tế còn nhiều biến động, hợp tác quốc tế của Nhà trường chỉ giới hạn trong các khuôn khổ hợp tác do Nhà nước quy định. Thêm vào đó, do chưa được sự tự chủ, thiếu đơn vị chuyên trách và thiếu thông tin, hoạt động này diễn ra một cách nhỏ lẻ, chưa hình thành các dự án, chương trình bền vững.
Trong khi đó, từ đầu những năm 90 đến nay, khi các chính sách đối ngoại cũng như giáo dục đào tạo cởi mở, thông thoáng hơn, các loại hình và phương thức hợp tác giáo dục cũng trở nên đa dạng, không chỉ có hình thức Nghị định thư mà còn cả các chương trình, dự án; các bên tham gia ngày càng phong phú gồm cả song phương và đa phương. Đặc biệt, một loạt các sự kiện ngoại giao có ý nghĩa bước ngoặt đã thúc đẩy các cơ sở đào tạo phải đổi mới trong tư duy, tầm nhìn và định hướng phát triển. Đứng trước những cơ hội và thách thức mới, Trường Đại học GTVT đã chủ động tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhất là các nước phương
Tây, các tổ chức quốc tế… Hiểu rõ tầm quan trọng của các hoạt động, chương trình hợp tác quốc tế trong tiến trình phát triển của Nhà trường, phòng Đối ngoại chính thức được thành lập từ tháng 10 năm 1994 với chức năng chính là tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác đối ngoại. Theo Quy định của Trường Đại học GTVT về phân công chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, phòng Đối ngoại có các nhiệm vụ sau:
- Đề xuất với Hiệu trưởng những chủ trương và nội dung mang tính chiến lược trong quan hệđối ngoại ở cả trong và ngoài nước.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hợp tác ngắn hạn và dài hạn. Chủ động lập các dự án nhằm tranh thủ nguồn vốn tài trợ, giúp đỡ về đào tạo, NCKH để xây dựng và phát triển trường cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ.
- Phối hợp với các đơn vị hữu quan trong và ngoài Trường để làm tốt công tác quan hệ quốc tế của Trường.
- Hướng dẫn các đơn vị trong trường về công tác thiết lập và triển khai các quan hệ quốc tế.
Mục tiêu chung của việc xây dựng và phát triển các chương trình hợp tác quốc tế là:
- Đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam có chất lượng cao, được quốc tế công nhận; - Nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường;
- Nâng cao uy tín của Nhà trường trong khu vực và trên thế giới.
Với sự thành lập phòng Đối ngoại – đơn vị chuyên trách về quan hệ quốc tế, các hoạt động hợp tác quốc tế và các đối tác của Nhà trường dần được mở rộng. Thông qua các hoạt động này, Trường đã xây dựng và củng cố uy tín của mình như một cơ sở hợp tác tin cậy đối với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu các vấn đề khoa học-kỹ thuật. Sự trưởng thành nhanh chóng và những tiến bộ của đội ngũ giáo viên của trường có sự đóng góp chủ yếu của các chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Để không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường cũng như phấn đấu trở thành trường đại học có uy tín không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và trên thế giới,
Trường chú trọng tới việc phát triển hoạt động hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực hợp tác bao gồm: nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên, trao đổi thông tin khoa học, xây dựng tài liệu học và đặc biệt là đào tạo.
Với chủ trương đó, hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng phát triển hơn cả về quy mô và chiều sâu. Trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi bên, các dự án quốc tế, chương trình hợp tác song phương được thực hiện dưới nhiều hình thức: thực hiện các đề án phối hợp đào tạo, đề tài NCKH với các trường đại học nước ngoài, các tổ chức quốc tế bằng nguồn kinh phí của Chính phủ Việt Nam và các nguồn kinh phí khác; Tổ chức và đồng tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học quốc tế quan trọng; Trao đổi giảng viên, sinh viên và đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác hay chương trình học bổng.
Như vậy, có thể khẳng định sự thành lập phòng Đối ngoại vào tháng 10/1994 là kịp thời, phù hợp với bối cảnh chung của đất nước và quốc tế. Đây cũng là cột mốc quan trọng, đánh dấu thời kỳ phát triển quan hệ quốc tế mới của Nhà trường, đưa hoạt động này đi vào chuyên nghiệp. Lần đầu tiên, Nhà trường có cơ quan phụ trách đối ngoại riêng với chức năng nhiệm vụ rõ ràng, có mục tiêu và chiến lược cụ thể, các hoạt động dần đi vào quy củ và hiệu quả hơn.
* * *
Quá trình toàn cầu hóa cùng những biến đổi sâu rộng của tình hình quốc tế đã tác động mạnh mẽđến những quan điểm và chính sách phát triển đất nước. Sau đổi mới, chúng ta đã đạt được thành tựu nổi bật là phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế. Với các sự kiện lớn trong ngành ngoại giao, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đã đánh dấu nhiều thay đổi tích cực. Điều này thể hiện ở sự chủđộng của chúng ta trong hợp tác với các đơn vị nước ngoài để tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; trong việc thiết lập các dự án quốc tế vềđào tạo; ký kết các điều ước quốc tế về giáo dục… và cả việc xây dựng cơ chế quản lý hoạt động hợp tác quốc tế với việc ban hành nhiều văn bản quy định. Xu thế toàn cầu hóa cùng những thay đổi sâu sắc
trong chính sách giáo dục đã thúc đẩy các cơ sở đào tạo nói chung và Trường Đại học GTVT nói riêng phải nắm bắt tình hình kịp thời và đổi mới để không tụt hậu với nền giáo dục thế giới. Không chỉ vậy, hội nhập quốc tế còn đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn cho ngành giao thông vận tải vềđội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư, về trình độ công nghệ và khả năng kết nối với giao thông quốc tế. Trước bối cảnh đó, với trọng trách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giao thông, Trường Đại học GTVT đã chủ động liên hệ và thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế. Sự ra đời của phòng Đối ngoại vào tháng 10/1994 là dấu ấn quan trọng, mở ra một trang mới trong tiến trình hợp tác quốc tế của Nhà trường với nhiều biến chuyển tích cực.
Chương 2
CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CHỦ YẾU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TỪ 1994 ĐẾN 2013
Hợp tác quốc tế cùng với công tác tổ chức cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất là ba giải pháp cơ bản giúp cho Trường Đại học GTVT đạt được các mục tiêu phát triển chiến lược. Hợp tác quốc tế giúp Nhà trường củng cố vị thế và nâng cao uy tín trong khu vực và trên thế giới. Thông qua hoạt động này, Nhà trường sẽ có cơ sở vững chắc để xây dựng những chương trình đào tạo và nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, được các trường đại học, các tổ chức nước ngoài công nhận.
Các hoạt động hợp tác quốc tế chủ yếu được thực hiện tại Trường bao gồm: - Gửi lưu học sinh Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài
- Tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài đến Việt Nam học tập - Phối hợp thực hiện các dự án quốc tế
- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
- Đồng xuất bản các ấn phẩm khoa học quốc tế - Thiết lập các chương trình đào tạo quốc tế
- Cử giảng viên, chuyên gia ra nước ngoài giảng dạy và làm cộng tác viên - Triển khai, xây dựng các chương trình học bổng
- Chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên. - Công tác đoàn ra, đoàn vào
2.1 Hợp tác đào tạo
2.1.1. Trao đổi giảng viên, sinh viên
Trao đổi giảng viên, sinh viên là điều khoản quan trọng được quy định trong hầu hết các thỏa thuận hợp tác ký kết giữa các cơ sở đào tạo, nghiên cứu. Hoạt động trao đổi có thể hiểu là việc gửi giảng viên, sinh viên Việt Nam sang cơ sở đào tạo của đối tác trong một khoảng thời gian nhất định và tiếp nhận các giảng viên, sinh viên nước ngoài đến với mục đích học tập, thực tập, hay giảng dạy trong khoảng thời gian tương đương.
Đối với giảng viên, cán bộ chuyên viên, các chương trình trao đổi quốc tế này là một cơ hội giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý cũng như khả năng ngoại ngữ. Về cơ bản, chương trình này cho phép giảng viên, cán bộ tham gia các buổi hội thảo chuyên đề, khóa học ngắn hạn, các khóa thực tập, tham gia giảng dạy trực tiếp tại trường bạn hoặc tham gia hội đồng chấm luận án nếu có thoả thuận về đồng hướng dẫn. Tùy theo tính chất, mục đích của chương trình và thỏa thuận giữa hai bên mà thời gian dài ngắn khác nhau, có thể từ một vài ngày đến vài tháng, một năm.
Tại Trường Đại học GTVT, hoạt động trao đổi cán bộ, giảng viên diễn ra tương đối sôi nổi, đặc biệt là với đối tượng giảng viên. Theo thống kê của phòng Đối ngoại, mỗi năm Nhà trường đều ra quyết định cho khoảng 20 cán bộ, giảng viên tham gia hoạt động trao đổi này. Các cơ sở đào tạo tiếp nhận nhiều nhất là các trường đại học, các viện nghiên cứu của Nhật Bản, Pháp, Đức... Mục đích của các trao đổi này phần lớn là tham gia hội thảo và thực tập ngắn hạn. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cử một số giảng viên ra nước ngoài giảng dạy trong khuôn khổ các chương trình hợp tác cụ thể, như một số dự án hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Lào. Trong giai đoạn 2001-2003, Trường đã cử nhiều đoàn giảng viên sang đào tạo cho hai khóa tại Đại học Quốc gia Lào, một khóa cao học và một khóa cho các cán bộ về kinh nghiệm quản lý trong giáo dục đào tạo đại học. Trong giai đoạn 1998-2002, Trường cũng nhận đào tạo 07 Thạc sĩ cho Bộ Giao thông công chính Lào. Hiện nay, Nhà trường đang tiếp tục triển khai chương trình này.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng ngoại ngữ cho sinh viên, từ năm 1999 đến năm 2007, Nhà trường đã ký kết thỏa thuận với dự án GAP (Anh Quốc) về việc cử giáo viên tình nguyện đến giảng dạy tiếng Anh. Kết thúc dự án, đã có 32 lượt giáo viên tình nguyện sang giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên. Số giáo viên này còn tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh, giúp giảng viên của Trường hoàn thiện hơn nữa khả năng ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Cùng với đó, Nhà trường cũng đón một số giảng viên nước ngoài đến trao đổi học thuật, tham gia hội
đồng chấm luận văn tốt nghiệp và dạy cho các chương trình đào tạo quốc tế do Trung tâm ĐTQT của Trường quản lý.
Nhờ các hoạt động này mà từ nhiều năm qua, hằng trăm lượt cán bộ, giảng viên có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia, đồng nghiệp nhằm trao đổi, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu cũng như tăng cường hiểu biết văn hóa.
Với đối tượng trao đổi là sinh viên, hoạt động trao đổi tạo điều kiện cho các em có cơ hội bồi dưỡng kiến thức, phương pháp học tập, tư duy ở môi trường mới hoàn toàn khác biệt, là cơ hội rèn luyện ngoại ngữ, đồng thời cũng giúp sinh viên tự lập, có khả năng thích nghi với những thay đổi và thách thức trong cuộc sống. Nhờ vậy, sinh viên có ý thức và quan tâm hơn đến các vấn đề toàn cầu và có đủ năng lực để cạnh tranh lâu dài trong môi trường quốc tế hóa ngày càng sâu rộng, biến đổi không ngừng. Hoạt động này còn giúp các sinh viên nước ngoài tiếp cận và hiểu thêm về văn hóa, con người Việt Nam, cũng là một kênh thông tin quảng bá và đưa hình ảnh Việt Nam gần gũi hơn với bạn bè quốc tế.
Tại Trường Đại học GTVT, sinh viên trao được đổi thường có cùng ngành, lĩnh vực học tập. Thông thường, hoạt động trao đổi sinh viên của Trường chỉ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, từ vài ngày, vài tháng đến một năm, tổ chức vì mục