Trao đổi giảng viên, sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của trường đại học giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 35 - 38)

2.1. Hợp tác đào tạo

2.1.1. Trao đổi giảng viên, sinh viên

Trao đổi giảng viên, sinh viên là điều khoản quan trọng được quy định trong hầu hết các thỏa thuận hợp tác ký kết giữa các cơ sở đào tạo, nghiên cứu. Hoạt động trao đổi có thể hiểu là việc gửi giảng viên, sinh viên Việt Nam sang cơ sở đào tạo của đối tác trong một khoảng thời gian nhất định và tiếp nhận các giảng viên, sinh viên nước ngồi đến với mục đích học tập, thực tập, hay giảng dạy trong khoảng thời gian tương đương.

Đối với giảng viên, cán bộ chuyên viên, các chương trình trao đổi quốc tế này là một cơ hội giúp họ nâng cao trình độ chun mơn, kinh nghiệm quản lý cũng như khả năng ngoại ngữ. Về cơ bản, chương trình này cho phép giảng viên, cán bộ tham gia các buổi hội thảo chuyên đề, khóa học ngắn hạn, các khóa thực tập, tham gia giảng dạy trực tiếp tại trường bạn hoặc tham gia hội đồng chấm luận án nếu có thoả thuận về đồng hướng dẫn. Tùy theo tính chất, mục đích của chương trình và thỏa thuận giữa hai bên mà thời gian dài ngắn khác nhau, có thể từ một vài ngày đến vài tháng, một năm.

Tại Trường Đại học GTVT, hoạt động trao đổi cán bộ, giảng viên diễn ra tương đối sôi nổi, đặc biệt là với đối tượng giảng viên. Theo thống kê của phòng Đối ngoại, mỗi năm Nhà trường đều ra quyết định cho khoảng 20 cán bộ, giảng viên tham gia hoạt động trao đổi này. Các cơ sở đào tạo tiếp nhận nhiều nhất là các trường đại học, các viện nghiên cứu của Nhật Bản, Pháp, Đức... Mục đích của các trao đổi này phần lớn là tham gia hội thảo và thực tập ngắn hạn. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cử một số giảng viên ra nước ngoài giảng dạy trong khn khổ các chương trình hợp tác cụ thể, như một số dự án hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Lào. Trong giai đoạn 2001-2003, Trường đã cử nhiều đoàn giảng viên sang đào tạo cho hai khóa tại Đại học Quốc gia Lào, một khóa cao học và một khóa cho các cán bộ về kinh nghiệm quản lý trong giáo dục đào tạo đại học. Trong giai đoạn 1998-2002, Trường cũng nhận đào tạo 07 Thạc sĩ cho Bộ Giao thơng cơng chính Lào. Hiện nay, Nhà trường đang tiếp tục triển khai chương trình này.

Ngồi ra, để tăng cường khả năng ngoại ngữ cho sinh viên, từ năm 1999 đến năm 2007, Nhà trường đã ký kết thỏa thuận với dự án GAP (Anh Quốc) về việc cử giáo viên tình nguyện đến giảng dạy tiếng Anh. Kết thúc dự án, đã có 32 lượt giáo viên tình nguyện sang giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên. Số giáo viên này còn tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh, giúp giảng viên của Trường hoàn thiện hơn nữa khả năng ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Cùng với đó, Nhà trường cũng đón một số giảng viên nước ngồi đến trao đổi học thuật, tham gia hội

đồng chấm luận văn tốt nghiệp và dạy cho các chương trình đào tạo quốc tế do Trung tâm ĐTQT của Trường quản lý.

Nhờ các hoạt động này mà từ nhiều năm qua, hằng trăm lượt cán bộ, giảng viên có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia, đồng nghiệp nhằm trao đổi, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu cũng như tăng cường hiểu biết văn hóa.

Với đối tượng trao đổi là sinh viên, hoạt động trao đổi tạo điều kiện cho các em có cơ hội bồi dưỡng kiến thức, phương pháp học tập, tư duy ở mơi trường mới hồn tồn khác biệt, là cơ hội rèn luyện ngoại ngữ, đồng thời cũng giúp sinh viên tự lập, có khả năng thích nghi với những thay đổi và thách thức trong cuộc sống. Nhờ vậy, sinh viên có ý thức và quan tâm hơn đến các vấn đề tồn cầu và có đủ năng lực để cạnh tranh lâu dài trong môi trường quốc tế hóa ngày càng sâu rộng, biến đổi khơng ngừng. Hoạt động này cịn giúp các sinh viên nước ngồi tiếp cận và hiểu thêm về văn hóa, con người Việt Nam, cũng là một kênh thông tin quảng bá và đưa hình ảnh Việt Nam gần gũi hơn với bạn bè quốc tế.

Tại Trường Đại học GTVT, sinh viên trao được đổi thường có cùng ngành, lĩnh vực học tập. Thông thường, hoạt động trao đổi sinh viên của Trường chỉ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, từ vài ngày, vài tháng đến một năm, tổ chức vì mục đích giao lưu văn hóa, tham quan học tập, thực tập theo đúng chương trình học. Sau khi thống nhất các quy định có liên quan, các hoạt động giảng dạy ở trường này có thể được trường kia cơng nhận.

Trên thực tế, từ ngày thành lập Trường đến nay, việc trao đổi sinh viên giữa Nhà trường với các đối tác nước ngồi ít được thực hiện, đặc biệt là việc sinh viên Việt Nam sang nước ngoài học tập trao đổi, giao lưu văn hóa. Việc trao đổi sinh viên mới chỉ được thực hiện một chiều, nghĩa là chỉ có các sinh viên nước bạn đến học, thực tập hay giao lưu với sinh viên Nhà trường. Nguyên nhân đa phần do khó khăn về kinh phí khi sinh viên Việt Nam phải tự trang trải khoản tiền đi lại và ăn ở tại cơ sở đào tạo nước ngoài.

Trong ba năm từ 2009 đến 2011 đã có 06 sinh viên Pháp đến từ Viện Nghiên cứu Khoa học Ứng dụng Quốc gia Renne (INSA de RENNE) tới thực tập trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác ký kết giữa hai cơ sở đào tạo. Năm 2010, 2011, chương trình Cầu đường Pháp cũng tiếp nhận 03 sinh viên Trường đào tạo Kỹ sư Xây dựng Cơng trình dân dụng, Nhà cửa và Cơng nghiệp Paris đến học một năm và bảo vệ đồ án tốt nghiệp tại Trường. Gần đây, năm học 2012-2013, trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác đã ký kết, 04 sinh viên nước ngoài đã đăng ký học một học kỳ tại Trường. Trong đó có 02 sinh viên đến từ trường Đại học Kỹ thuật Darmstadt (Đức) theo học chương trình tiên tiến; 02 sinh viên đến từ trường Kỹ sư Xây dựng Cơng trình Caen (Pháp) theo học chương trình Cầu đường Pháp tại Trung tâm ĐTQT. Các sinh viên nước ngồi này đến trường khơng chỉ học tập mà cịn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, dã ngoại với sinh viên của Trường.

Cũng trong khuôn khổ chương trình trao đổi sinh viên, từ năm 2010 đến nay, Trường Đại học GTVT và trường Maizuru đã tổ chức và duy trì thành cơng hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa giữa sinh viên hai trường. Mỗi năm, Trường đón từ 30-40 sinh viên Nhật Bản đến tham gia chương trình này. Hoạt động tuy chỉ diễn ra trong một ngày nhưng các em được tạo điều kiện để giao lưu văn nghệ, tìm hiểu văn hóa, giao lưu thể thao và dùng chung bữa ăn tại căng tin trường. Năm 2013, Trường cũng đón thêm một đoàn sinh viên trường đại học quốc gia Yokohama sang thực tập và giao lưu với sinh viên khoa Cơng trình. Thơng qua đó tạo cho cả sinh viên Việt Nam và nước ngồi mơi trường học tập năng động, cởi mở, mở ra khơng gian giao tiếp văn hóa đa dạng và cũng là cơ hội tốt cho các sinh viên Việt Nam trau dồi khả năng ngoại ngữ, rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin trong môi trường giao tiếp quốc tế. Đây là một cầu nối thơng tin hữu ích cho sinh viên hai bên, thúc đẩy hoạt động này ở các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của trường đại học giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 35 - 38)