Các hoạt động khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của trường đại học giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 54)

2.4.1. Cơng tác đồn ra, đồn vào

Cơng tác đồn ra đoàn vào cho thấy thống kê số lượng người đến trường và lượng người được cử đi hoặc được mời vì các mục đích trao đổi hợp tác, tham quan, nghiên cứu, giảng dạy, dự hội nghị hội thảo… Trong xu thế hội nhập toàn cầu, sự mở rộng quan hệ quốc tế trong giáo dục đào tạo và nhu cầu nâng cao năng lực ngoại ngữ, chuyên môn, số lượng đoàn ra, đoàn vào qua các năm cũng có thể coi như một chỉ số tham khảo nhằm đánh giá hoạt động hợp tác quốc tế của một cơ sở đào tạo.

Theo thống kê của phòng Đối ngoại, số lượng các đoàn cán bộ được cử đi cơng tác nước ngồi mỗi năm từ 03 đến 07 đoàn ở cấp độ Nhà trường và nhiều cán bộ, giảng viên ở các bộ môn, khoa viện đi dự hội thảo, dự án nghiên cứu quốc tế, tham gia hội đồng bảo vệ luận án đồng hướng dẫn hoặc giảng dạy… Đối với cơng tác đồn vào, Nhà trường đã chính thức mời và tiếp đón nhiều lượt khách quốc tế (trung bình 10 đồn/ năm), phần lớn đến từ các trường đại học, viện đào tạo và nghiên cứu, một số doanh nghiệp của các nước Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản, Lào, Trung Quốc…, không kể nhiều chun gia, giảng viên nước ngồi đến trong khn

khổ các chương trình liên kết đào tạo quốc tế hay tìm hiểu cơ hội hợp tác thơng qua các kênh liên lạc khác nhau. Trong những năm qua, số lượng đồn ra, đồn vào có sự tăng lên đáng kể, cho thấy bước phát triển của hợp tác quốc tế đồng thời cũng thể hiện rằng thương hiệu của Nhà trường đang dần được củng cố và được bạn bè quốc tế biết đến.

2.4.2. Đặt trụ sở của cơ sở đào tạo, tổ chức nước ngồi trong khn viên trường

Thực hiện chủ trương của Đảng về đa dạng hóa các loại hình đào tạo, Bộ GD&ĐT đã đề nghị và được Chính phủ cho phép mở các cơ sở đào tạo quốc tế với nhiều hình thức phong phú ở các bậc học khác nhau. Trường Đại học GTVT đã kịp thời nắm bắt cơ hội này và thiết lập quan hệ hợp tác với một số cơ sở đào tạo, thông qua việc cho phép các cơ sở này được đặt trụ sở, văn phòng đại diện trong khuôn viên Nhà trường.

Từ năm 1996 đến 2005, Nhà trường đã phối hợp với Uỷ Ban trường học Nhật - Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội thực hiện dự án “Hợp tác mở trường học Nhật” cho con em cán bộ Nhật đang công tác tại Hà Nội. Sau 10 năm, kinh phí thu được từ hoạt động này là 810.000 USD. Trong bối cảnh cịn nhiều khó khăn về kinh tế, đây thực sự là một khoản tiền đáng kể nhằm đầu tư cho việc nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc thí nghiệm… phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.

Năm học 2008-2009, Nhà trường đã trao đổi, thống nhất và ký kết hợp tác với Viện Công nghệ châu Á (AIT) và Trung tâm Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (nay gọi là Viện Công nghệ châu Á Việt Nam AIT-Việt Nam) về việc cho phép AIT- Việt Nam đặt trụ sở làm việc tại Toà nhà B3 của Trường. Đây là cơ sở để hai bên thiết lập và thúc đẩy hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, Nhà trường và Viện AIT cũng đang thảo luận về chương trình hợp tác đào tạo cao học cho Trường Đại học GTVT.

Cũng trong năm học này, Nhà trường đã cho phép đặt văn phòng Ban quản lý Dự án đường sắt tại Trường, tạo cơ sở để giảng viên của trường tiếp cận với khoa học công nghệ mới ngành đường sắt, đồng thời cử giảng viên tham gia biên soạn bộ tiêu chuẩn cho ngành đường sắt Việt Nam trong chương trình hợp tác với Công ty Tư vấn đường sắt Nhật Bản (JARTS).

Với việc cho phép đặt trụ sở làm việc của các cơ sở đào tạo, tổ chức nước ngồi trong khn viên trường, Nhà trường và các đối tác có nhiều điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu lẫn nhau. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần kết nối Nhà trường với các đối tác, làm nảy sinh các đề xuất, dự án chung giữa đôi bên.

2.4.3. Hợp tác tổ chức tư vấn du học và tuyển dụng

Với mục đích cung cấp thơng tin cho sinh viên và giảng viên về các cơ hội du học cũng như chính sách học bổng của các chính phủ, tổ chức nước ngoài, Nhà trường đã phối hợp tổ chức các diễn đàn tư vấn du học, chương trình giới thiệu học bổng… Nhiều chương trình đã được thực hiện thành cơng, điển hình như Diễn đàn tư vấn du học Pháp do Trường Đại học GTVT phối hợp với Đại sứ quán Pháp và cơ quan tư vấn du học Pháp Campus France tổ chức năm 2012. Đặc biệt, sự kiện này có sự tham gia của Phó đại sứ Pháp tại Việt Nam và GS. Ngơ Bảo Châu đã thu hút hàng trăm sinh viên và phụ huynh ở cả trong và ngoài Trường tham dự. Ngồi ra cũng có một số chương trình giới thiệu học bổng khác như chương trình phổ biến học bổng du học Đức phối hợp với DAAD, giới thiệu học bổng Italia phối hợp với đại sứ quán Italia….

Song song với các hoạt động chú trọng hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Nhà trường cũng liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành các buổi tuyển dụng, giới thiệu việc làm cho sinh viên.

Ở Việt Nam, tình trạng chưa thật sự gắn kết giữa nhu cầu với sử dụng còn phổ biến; vẫn cịn khoảng cách lớn giữa trình độ tay nghề, chuyên ngành đào tạo của sinh viên mới ra trường và yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các cơng ty nước ngồi. Vì vậy rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn không đáp ứng được yêu cầu công việc. Các doanh nghiệp đều khó tìm được những lao động vừa ý, hoặc tuyển dụng được thì cũng phải cử đi tập huấn, đào tạo lại chun mơn nghiệp vụ mới có thể sử dụng được. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do thiếu sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo. Các cơ sở đào tạo chưa nắm bắt được sự biến đổi về nhu cầu thực tế của thị trường tuyển dụng lao động, sinh viên phải đào tạo hai lần, cịn doanh nghiệp thì

tiêu tốn thời gian và một khoản chi phí đáng kể. Do đó, tăng cường sự liên kết giữa các trường với doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của đơi bên.

Trên thực tế, Nhà trường đã phối hợp với một số doanh nghiệp như Công ty Canon, Công ty Sumitomo Bakerlite, Công ty Isuzu,…tổ chức các buổi tuyển dụng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tìm kiếm cơng việc thích hợp với ngành học. Qua đó, các cơng ty, tổ chức, doanh nghiệp nước ngồi có điều kiện tiếp cận trực tiếp với nguồn lao động, trao đổi thơng tin và nhu cầu của đơn vị mình. Cũng nhờ vậy, sinh viên được cung cấp những thông tin thiết thực, tìm hiểu các chính sách tuyển dụng và chuẩn bị hành trang tốt nhất trên con đường lập nghiệp sau này. Ở góc độ Nhà trường, đây là cơ hội tiếp nhận các thông tin phản hồi từ nhà tuyển dụng, góp phần hồn thiện chương trình, nội dung đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Đây cũng là cơ hội để hai bên tìm hiểu lẫn nhau và từ đó thiết lập quan hệ hợp tác, xây dựng và khai thác các lĩnh vực, dự án có tiềm năng.

2.4.4. Tổ chức các sự kiện quốc tế khác

Trong quá trình liên kết, hợp tác về giáo dục và nghiên cứu của Trường Đại học GTVT với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu cũng như các tổ chức quốc tế không thể không nhắc đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các giáo sư, chun gia người nước ngồi. Có thể khẳng định sự thành cơng của nhiều dự án hợp tác quốc tế cũng như việc thiết lập, củng cố quan hệ giữa Nhà trường với các đối tác quốc tế mang nhiều dấu ấn cá nhân của họ. Để ghi nhận những cơng lao, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển Trường Đại học GTVT nói riêng cũng như sự phát triển ngành giáo dục và ngành GTVT nói chung, Nhà trường đã trao bằng tiến sỹ danh dự và đề xuất, tiến hành các thủ tục với Bộ GD&ĐT để trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục cho các giảng viên, cán bộ nước ngoài này (phụ lục 1). Đến nay, đã có 10 giáo sư, cá nhân người nước ngồi nhận được Bằng tiến sĩ danh dự và kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục do Nhà trường trao tặng và đề xuất trao tặng.

Năm 2013, Nhà trường đã tổ chức lễ trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam cho bốn giáo sư Nhật Bản - những cá nhân có nhiều đóng góp, cống hiến cả về mặt giáo dục và nghiên cứu khơng chỉ với ngành giao thơng Việt

Nam mà cịn ở nhiều lĩnh vực khác. Việc trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” - phần thưởng cao quý của ngành GD&ĐT Việt Nam cho các giáo sư là sự ghi nhận những nỗ lực, thành quả của họ cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao của Việt Nam. Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Qua đó cho thấy hoạt động này khơng chỉ có ý nghĩa tri ân, vinh danh các cá nhân đã có nhiều đóng góp cho Nhà trường mà cịn góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa Trường với đối tác, cũng như thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

2.5. Đánh giá

2.5.1. Thành tựu

Trong 20 năm qua, các hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học GTVT đã được triển khai tích cực trên nhiều lĩnh vực, thu được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao, khẳng định và nâng cao vị thế của Nhà trường.

Đầu tiên là việc mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác đến từ các nước

trên thế giới, bao gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức, hiệp hội quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài…. Số lượng đối tác của Trường khơng chỉ tăng lên nhanh chóng mà cịn đa dạng về loại hình đối tác và phương thức hợp tác. Ngoài các đối tác truyền thống trong khối xã hội chủ nghĩa trước đây, phạm vi quan hệ của Nhà trường đã được mở rộng sang nhiều quốc gia khác như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Việc mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới một mặt giúp nâng cao tên tuổi của Nhà trường, mặt khác làm tăng cơ hội hợp tác, tạo điều kiện cho sinh viên và giảng viên được được tiếp xúc và bồi dưỡng kiến thức trong môi trường quốc tế. Chỉ tính riêng số lượng thỏa thuận hợp tác được ký kết thì Nhà trường đã thiết lập quan hệ chính thức với hơn 60 đối tác, tiêu biểu là Trường ĐH Darmstadt, Trường ĐH Dresden (CHLB Đức); ĐH Leeds, Hội đồng Anh (Anh quốc); ĐH Paris-Est Marne-la-Vallée, ĐH Paul Sabatier Toulouse III, Viện Khoa học ứng dụng Rennes (CH Pháp); Trường Đại học Tổng hợp Tokyo,

Trường ĐH Quốc gia Yokohama, Tập đoàn Nippon steel and Sumitomo Metal (Nhật Bản); Tổ chức Asea-Uninet, Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Trường MIIT, MADI (LB Nga)…

Thứ hai, các chương trình, dự án hợp tác quốc tế đã góp phần đào tạo một lực lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ cao cho Nhà trường nói riêng cũng như cho ngành GTVT nói chung. Thơng qua các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học thuật, nhiều giảng viên và cán bộ Nhà trường có cơ hội tu nghiệp ở nước ngồi, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ và hiểu biết văn hóa. Căn cứ vào biểu đồ 2.2 có thể thấy mức độ tăng trưởng về số lượng dự án hợp tác đào tạo từ 1995 đến nay. Điều này chứng minh rằng hoạt động hợp tác quốc tế được triển khai mạnh mẽ nhất ở lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho giảng viên, sinh viên với 16 dự án đã và đang được thực hiện. 0 2 4 6 8 10 12 14 1995 2000 2005 2010 2013

Biểu đồ 2.1: Số lượng dự án HTQT về đào tạo từ năm 1995 đến 20138

Nếu chỉ tính riêng từ năm 2008 đến đầu năm 2013 thì đã có hơn một trăm giảng viên được gửi đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, sau tiến sỹ ở các trường đại học, viện nghiên cứu nước ngoài theo các dự án hợp tác và nhiều nguồn học bổng khác nhau; hơn 200 cán bộ đi thực tập, thực tế và bồi dưỡng về quản lý ở các cơ sở đối tác. Các chương trình hợp tác quốc tế, nhất là các dự án về đào tạo đã cung cấp

cho Nhà trường số lượng đáng kể giảng viên trình độ cao về chun mơn, có khả năng hội nhập và tham gia giảng dạy ở các trường đại học nước ngoài. Có thể khẳng định rằng các chương trình hợp tác quốc tế vừa hỗ trợ cho công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên chất lượng cao, cũng tạo động lực và sức ép buộc họ phải tự nâng cao chất lượng chun mơn của mình để đáp ứng cơng việc và những địi hỏi ngày càng khắt khe hơn trong nền giáo dục hội nhập. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể sau:

 Nâng cao khả năng ngoại ngữ trong giao tiếp, trao đổi học thuật hay trình bày các vấn đề chuyên môn

 Tăng cường cập nhập các kiến thức khoa học công nghệ mới cho công tác giảng dạy và nghiên cứu do các đối tác quốc tế ln có sự địi hỏi cao về chuyên môn

 Học tập và sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông tin như máy tính, các phần mềm kỹ thuật, máy chiếu.... và các máy móc thực hành được đối tác tài trợ

 Cập nhật các phương pháp giảng dạy mới theo giáo trình nước ngồi, thay đổi cách lên lớp từ độc thoại thuyết minh sang phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm, tổ chức thảo luận chuyên đề, thuyết trình giữa các nhóm sinh viên....

 Với đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, các hoạt động, dự án hợp tác quốc tế đã giúp họ bồi dưỡng kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, trang bị và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, đàm phán với các đối tác nước ngoài, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, tiếp cận các công nghệ mới và kỹ năng làm việc nhóm sao cho việc xây dựng và triển khai hoạt động hợp tác quốc tế đạt hiệu quả cao.

Cùng với đó, các bài giảng chuyên đề, khóa học quốc tế cũng thu hút nhiều giảng viên, chuyên gia, cán bộ trong ngành cũng như sinh viên tới tham dự. Các khóa học quốc tế đã đào tạo và trao chứng chỉ cho hàng trăm giảng viên, sinh viên và cán bộ công tác trong các công ty, ban, ngành thuộc lĩnh vực giao thơng. Nhiều học viên cịn nắm giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan quản lý nhà nước, trong Bộ GTVT, các sở giao thông. Đây là minh chứng cho thấy các hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường đã đạt hiệu quả tốt và sự lan tỏa rộng rãi của nó đến nhiều đối tượng khác nhau.

Thứ ba, hoạt động hợp tác quốc tế đem lại cho sinh viên cơ hội tiếp cận và học tập trong môi trường năng động, cởi mở, với nhiều chương trình học bổng và các chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên tài liệu, giáo trình hiện đại của nước ngoài. Các chuyên ngành đào tạo được đối tác quốc tế tài trợ chủ yếu là các ngành khoa học kỹ thuật mang tính chất đặc thù của ngành GTVT như cầu đường, tin học xây dựng, xây dựng cơng trình giao thơng.... nên những kỹ sư được đào tạo ra là những người có khả năng phân tích, tư duy khoa học, có trình độ và khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác quốc tế của trường đại học giao thông vận tải từ 1994 đến 2013 (Trang 54)