2.2. Tin quốc tế đối nội là nguồn tin quan trọng của TTXVN
2.2.8. Sự giống và khác nhau giữa tin quốc tế đối nội TTXVN và tin
quốc tế đối nội của các cơ quan thông tin đại chúng khác trong thời kỳ hội nhập
Đặc trưng cơ bản nhất, cốt lõi nhất và là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt sự khác nhau giữa tin quốc tế đối nội nói riêng và tin tức nói chung của TTXVN với các cơ quan báo chí khác là ở chỗ TTXVN hoạt động với tư cách là “ngân hàng tin”, tức là cung cấp tin, ảnh thời sự cho các cơ quan báo chí khác và chỉ TTXVN làm chức năng này.
Nội dung so sánh
Tin quốc tế đối nội của TTXVN
Tin quốc tế đối nội của các cơ quan thông tin đại chúng khác
Bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
- Ban biên tập tin Thế giới với hơn 100 biên tập viên (biên dịch và biên tập) ở trong nước; 26 phân xã nước ngoài với hơn 50 phóng viên.
- Chỉ cần tổ chức một phòng tin quốc tế vì tin bài có thể khai thác từ tin quốc tế đối nội của TTXVN.
- Tin quốc tế đối nội TTXVN thể hiện chính thức quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong các vấn đề quốc tế.
- Không thể hiện quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước một vấn đề quốc tế. Số lượng sản phẩm - Rất phong phú với 12 sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng, trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, thể dục thể thao, thiên tai… với số lượng không hạn chế.
- Các sản phẩm không phong phú bằng TTXVN. Tuỳ theo khuôn khổ của tờ báo, thời lượng của chương trình mà số lượng tin bị hạn chế. Phương thức chuyển tải thông
- Tin quốc tế đối nội của TTXVN thường là các tin “breaking news” (tin đầu tiên). Tin được phát liên
- Tin quốc tế đối nội của các cơ quan báo chí khác (đặc biệt là báo điện tử) cũng có thể nhanh (bởi vì các cơ quan này cũng mua tin của các hãng) nhưng
tin tục theo từng phần của sự kiện, tin phát nối tiếp nhau theo diễn biến của sự kiện. Cuối cùng là tin tổng hợp. Đó là những tin nhanh nhất, mang tính định hướng cao. - Tin thường được phát online.
không thể đầy đủ, nhiều và biên dịch chính xác, đúng định hướng như tin của TTXVN.
- Đối với báo in hay các chương trình phát thanh, truyền hình, phải chờ đến giờ ra báo hoặc giờ phát sóng. Đối tượng cung cấp thông tin
- Cung cấp thông tin cả tham khảo và phổ biến cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đây là nguồn tin quan trọng không thể thiếu để lãnh đạo Đảng, Nhà nước có chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp.
- Cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng.
- Cung cấp trực tiếp cho công chúng.