CủA ĐộC GIả THờI Kỳ HộI NHậP
3.2.1. Nhanh và tuyệt đối chính xác
Ngày nay, người ta có thẻ tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng từ rất nhiều kênh khác nhau, có thông tin tốt, thông tin xấu. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay, TTXVN nếu không làm chủ được thông tin đồng nghĩa với việc sẽ để tuột khỏi tay một vũ khí cực kỳ sắc bén. Các cơ quan báo chí của Đảng và Nhà nước, trong đó có TTXVN phải giữ vai trò chi phối thông tin. Để thực hiện được điều đó, không có cách gì khác là TTXVN phải giữ quyền chủ động trong thông tin, thông tin phải thật nhanh, đặc biệt là phải chính xác và đúng định hướng. Tin của một cơ quan báo chí sai chỉ là sai sót của cơ
quan báo chí đó, nhưng tin của TTXVN sai có thể tạo nên cái sai dây chuyền, làm cho hàng loạt các cơ quan báo chí khác sai.
Tin quốc tế đối nội muốn nhanh và chính xác thì bản thân biên tập viên, phóng viên phải hiểu trong nước quan tâm đến vấn đề gì để dùng thông tin bên ngoài làm rõ những vấn đề trong nước. Ví dụ những vấn đề thị trường, tìm thị trường, nguồn vốn, kinh nghiệm xây dựng phát triển những khu chế xuất, khu công nghiệp ở nước ngoài.
Tin tham khảo không có nghĩa là câu dầm. Tin tham khảo quốc tế càng có tính thời sự cao càng tốt, khai thác phải thật nhanh, góp phần dự báo những vấn đề quốc tế lớn.
Bên cạnh sự nhanh nhạy và kịp thời, mỗi sản phẩm thông tin khi “ra lò” đều phải đảm bảo độ chính xác. Không phải vì nhanh mà quên mất một trong những yêu cầu có tính chất sống còn đối với báo chí là tính chính xác và trung thực. Điều này đòi hỏi những người làm công tác thông tin đối nội phải giỏi ngoại ngữ để hiểu đúng vấn đề và phải cẩn trọng trong từng câu chữ hay con số. Việc đảm bảo được sự nhanh nhạy và chính xác của thông tin là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế lại là một bài toán khó. Chính vì thế một trong những yêu cầu quan trọng đối với các biên tập viên là phải thường xuyên rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhưng không được ẩu.
3.2.2. Đúng định hướng
Nhanh và chính xác vẫn chưa đủ, bởi một tiêu chí tối quan trọng đối với mỗi tác phẩm báo chí phải là đúng định hướng, phù hợp với đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Một tin sai định hướng không còn là vũ khí sắc bén mà còn phản tác dụng, thậm chí có thể gây tác hại không nhỏ
khi nó làm nhiễu, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Hậu quả là các thông tin đó đã bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống lại Đảng và Nhà nước ta.
Đưa tin đúng định hướng không phải là một vấn đề dễ dàng đối với người làm công tác thông tin quốc tế đối nội. Trong một thế giới ngổn ngang các sự kiện, đầy ắp các câu hỏi cần giải đáp, cộng với nguồn thông tin dồn dập đến từ nhiều hướng khác nhau làm cho việc đưa tin trở nên khó khăn hơn. Do đó các biên tập viên phải không ngừng nâng cao nhận thức chính trị để không bị ảnh hưởng của các thế lực phương Tây và đảm bảo rằng thông tin mà chúng ta đưa ra có lợi cho đất nước, không đi ngược lại đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước. Khi đưa tin quốc tế, nếu không tỉnh táo, biên tập viên sẽ rất dễ bị sa đà vào việc tuyên truyền những chính sách, quan điểm không phù hợp với quan điểm, của Đảng và Nhà nước. Và như vậy, vô hình chung, chúng ta đã công khai thừa nhận các chính sách này. Đứng trước một trào lưu thông tin khổng lồ, phức tạp, đa dạng cả về nội dung và xu hướng tư tưởng, các biên tập viên phải tỏ rõ năng lực sáng tạo và bản lĩnh nghề nghiệp của mình
3.2.3. Đa dạng hóa các đề tài
Năng lực sáng tạo thể hiện trước hết ở khả năng phát hiện những tin tức cần thông tin, trên cơ sở xác định những giá trị của chúng đối với đời sống con người. Ngoài ra nó còn thể hiện ở khả năng phân tích thông tin, tìm hiểu nguyên nhân, bản chất các sự kiện, dự báo diễn biến, hậu quả của chúng, đánh giá ý nghĩa (tích cực hoặc tiêu cực) của chúng đối với con người, cộng đồng quốc gia hạy khu vực… và hình thành tác phẩm báo chí phù hợp.
Có một định kiến tồn tại khá phổ biến trong công chúng, thậm chí trong cả một bộ phận “làng báo” là người làm công tác thông tin quốc tế đối nội không cần nhiều sự sáng tạo, hoặc nói chung không cần sự sáng tạo đến mức
như phóng viên trong nước vì họ dễ dàng tìm được, khai thác được những nguồn tin nước ngoài và công việc của họ chủ yếu là lựa chọn và “sao chép”. Định kiến này chẳng qua là sự chưa hiểu hết tính chất, đặc thù của thông tin