3.3.1 .Về lãnh đạo, chỉ đạo
3.3.2. Về công tác tổ chức cán bộ, tuyển chọn và đào tạo
Nhân tố con người có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của mọi công việc. Việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên làm thông tin quốc tế đối nội phải bảo đảm:
+ Giác ngộ lý tưởng, trách nhiệm: Làm bất cứ nghề nào cũng phải yêu nghề và trung thực. Nghề báo là một nghề làm công tác chính trị. Người làm báo ở TTXVN là người làm chính trị, tư tưởng.
+ Quán triệt chủ trương, chính sách: Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư chất biên tập viên, phóng viên. Có hiểu đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước mới có thể viết tin đúng, trúng, hay. Phóng viên các nước phương Tây cũng vậy. Họ không bao giờ ca ngợi, hoan nghênh tất cả những việc làm của ta, cổ vũ cho đường lối, chính sách của ta. Họ luôn đặt lợi ích của chính họ lên trên hết.
+Giỏi chuyên môn, đặc biệt là giỏi tiếng Việt và ngoại ngữ:
Người làm tin quốc tế đối nội cần giỏi ngoại ngữ. Muốn giỏi ngoại ngữ, trước hết phải giỏi tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ). Không có hệ thống từ vựng tiếng Việt đa dạng, phong phú và vốn kiến thức về ngữ văn tốt thì rất khó sử dụng ngoại ngữ tốt.
Ngoại ngữ phổ biến nhất mà phóng viên, biên tập viên TTXVN ở Tổng xã sử dụng là tiếng Anh. Một số bộ phận khác có sử dụng tiếng Nga, tiếng Pháp nhưng không nhiều. Tin tức nhận từ các hãng thông tấn lớn như Reuters, AP, Tân Hoa Xã, Kyodo.. đều bằng tiếng Anh, cho nên tiếng Anh càng giỏi càng tốt, dù ngoại ngữ chính là ngoại ngữ gì.
Đối với phóng viên thường trú nước ngoài thì phải giỏi tiếng địa phương vì đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng công tác. Dù tiếng Anh đã trở nên phổ biến khắp thế giới nhưng sẽ rất thuận lợi nếu phóng viên biết tiếng địa phương để giao tiếp với các quan chức, nhân đân địa phương và khai thác báo chí địa phương.
Những người ngoài cuộc thoạt nhìn thì cho rằng làm tin quốc tế đối nội thì dễ vì chỉ cần dịch, chuyển ngữ một tin, bài báo từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt là được. Trên thực tế, các hãng thông tấn, các tờ báo trên thế giới có cách xử lý thông tin riêng, phục vụ cho mục đích riêng của họ. Nếu phóng viên,
biên tập viên làm tin quốc tế đối nội cứ khai thác tất cả những gì họ viết và đem nguyên si đến cho công chúng Việt Nam thì chắc chắn sẽ mắc những lỗi rất lớn về chính trị, có khi không thể lường trước được.
Người làm tin quốc tế đối nội giỏi là phải có đầu óc đánh giá, tổng hợp, biết khai thác những gì là bản chất của vấn đề, đưa ra những nhận định, nhận xét xác đáng, trình bày nó dưới dạng ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu, đánh trúng vào sự quan tâm của độ giả trong nước. Giỏi là ở chỗ phải biết dựa vào những điều mắt thấy tai nghe và đọc qua báo để có tin của riêng mình, phản ánh, đánh giá đúng tình hình, không đi theo mô tuýp “Theo báo…”, “Theo hãng tin…”…
Hiện nay, trình độ phóng viên, biên tập viên mới tuyển vào TTXVN càng ngày càng cao hơn trước kia, nhưng nhìn chung ngôn ngữ báo chí còn yếu.
Khối tin tham khảo chú trọng tuyển các “chuyên gia dịch xuôi” tài ba. Khối phổ biến cần những người vừa dịch giỏi, vừa có khả năng tổng hợp cao và định hướng đúng, đồng thời phải đọc nhiều, nắm vững vấn đề và lĩnh vực mình theo dõi để đưa tin đúng, trúng, nhanh, hiệu quả. Phòng tin nhanh yêu cầu biên tập viên phải biết chọn tin và làm tin nhanh, dịch chuẩn xác, tin phải ngắn nhưng phản ánh nổi bật sự kiện vừa xảy ra.
+ Trau dồi vốn hiểu biết kinh tế-kỹ thuật-văn hóa-xã hội: Người làm báo phải chịu khó đọc, đi, xem, nghe và viết. Kiến thức xã hội phải không ngừng mở rộng. Người làm tin quốc tế không phải chỉ là dịch in đơn thuần, mà phải biết Việt hóa ngữ nghĩa, Việt hóa ngôn từ, nghĩa là ngôn ngữ tiếng Việt phải giỏi. Ngoài ra, khi có yêu cầu của cơ quan, phóng viên, biên tập viên mảng quốc tế đối nội phải tự viết được tin bài. Điều này là không hề dễ dàng
bởi nó phục thuộc vào nhiều yếu tố: năng khiếu viết báo, lòng yêu nghề, nhận thức chính trị… Vậy nên, không chỉ trau đồi về ngoại ngữ, với tất cả người làm tin quốc tế đối nội, trau dồi kiến thức, không ngừng học tập về tất cả các lĩnh vực là vô cùng cần thiết.
Tóm lại, Ban Biên tập tin Thế giới cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển. Đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn để thành các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực thông tin quốc tế đối nội. Đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo phóng viên, biên tập viên, chuẩn bị đội ngũ phóng viên, biên tập viên có tay nghề cao trong bối cảnh cạnh tranh thông tin. Thường xuyên đào tạo lại, nâng cao chất lượng cán bộ. Cải tiến các hình thức đào tạo, kết hợp các hình thức đào tạo như dài hạn, ngắn hạn, đạo tạo nâng cao, kể cả đào tạo ở nước ngoài để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới