hội nhập
2.3.1 Tin quốc tế đối nội phản ánh kịp thời những sự kiện thời sự trên thế giới trên thế giới
Tin quốc tế đối nội TTXVN hàng ngày, hàng giờ đã thông tin đầy đủ và nhanh, bao quát được tất cả những vấn đề lớn của thế giới. Gần 90 năm qua, kể từ khi báo chí cách mạng Việt Nam ra đời, chưa bao giờ sức mạnh của thông tin báo chí trong nước lại được thể hiện đầy đủ và sinh động như hiện nay.
Mảng tin tin quốc tế đối nội của TTXVN là một trong 3 mảng thông tin quan trọng của TTXVN (cùng với tin trong nước và tin đối ngoại), có nhiệm vụ cung cấp thông tin được cập nhật đến từng phút tới Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ và báo chí trong nước về tình hình thế giới.
Khảo sát giai đoạn 2006-2008 cho thấy tin quốc tế đối nội TTXVN thông tin nhanh và đầy đủ, bao quát tất cả các vấn đề lớn trên thế giới, nổi bật là những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ …lớn như:
Thắng lợi mới của cánh tả trong các cuộc bầu cử tổng thống ở một loạt nước Mỹ La tinh: Nicaragoa, Chilê, Êcuađo,Vênêxuêla và Braxin đã khẳng
định một xu thế chính trị thiên tả ở khu vực này (năm 2006). Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ 15 đến 21/10/2007 tại Bắc Kinh, tổng kết 30 năm cải cách mở cửa và đề ra phương hướng toàn diện xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc trên cơ sở xã hội hài hòa và phát triển một cách khoa học. Về các cuộc bầu cử Tổng thống ở những nước lớn trên thế giới như bầu cử Tổng thống Nga, bầu cử Tổng thống Mỹ, bầu cử Thủ tướng ở Nhật Bản.
Tại Nga, bầu cử Đuma quốc gia Nga ngày 2/12/2007 với thắng lợi áp đảo nghiêng về đảng “Nước Nga Thống nhất” ủng hộ Tổng thống V. Putin. Việc giành đa số ghế lập hiến tại Đuma (315/450 ghế) cho phép đảng “Nước Nga Thống nhất” duy trì đường lối và ảnh hưởng chính trị của ông Putin sau bầu cử Tổng thống. Sau đó, ông Dmitry Medvedev đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 2/3/2008, trở thành người kế nhiệm ông Vladimir Putin.
Còn tại Mỹ, chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ là mối quan tâm hàng ngày của các cơ quan thông tin đại chúng trong suốt năm 2008 cho dù ngày bầu cử chính thức là ngày 4/11/2008. Đảng Dân chủ tổ chức Đại hội đảng toàn quốc từ ngày 25 đến 28/8/2008 tại Denver thuộc bang Colorado. Đảng Cộng hòa tổ chức Đại hội từ ngày 1 đến 4/9/2008 tại Saint Paul thuộc bang Minnesota. Rất khó đoán định ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng: ông Obama hay ông Mc Cain?
Trong giai đoạn 2006-2008, Nhật Bản có 3 lần thay Thủ tướng: ông Junichiro Koizumi (cầm quyền được hơn 5 năm kể từ năm 2001; từ chức ngày cuối năm 2006); ông Shinzo Abe (từ chức ngày 12-9-2007), Yasuo Fucuda (từ chức ngày 1-9-2008) và mới đây là ông T Aso.
Chính trường Thái Lan cũng liên tục biến động. Chính quyền của ông Thaksin nhanh chóng bị lật đổ trong cuộc chính biến 19-9-2006. Quốc hội Thái Lan ngày 28/1/2008, đã bỏ phiếu bầu ông Samak Sundaravej - lãnh đạo Đảng Sức mạnh Nhân dân (PPP)- làm Thủ tướng. Không lâu sau, ông Samak Sundaravej lại bị lật đổ và Quốc hội Thái Lan ngày 17/9/2008 đã nhất trí bầu ông Somchai Wongsawat, quyền Thủ tướng Thái Lan, thành viên đảng PPP - đảng đứng đầu trong liên minh cầm quyền, làm Thủ tướng thứ 26 của nước này…
Hiệp ước Lixbon được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/10/2007 tại Bồ Đào Nha. Hiệp ước này thay thế dự thảo Hiến pháp EU bị bác bỏ trước đó và là bước đi quan trọng đặc biệt trong quá trình thể chế hoá EU với 27 thành viên.
Hiến chương đầu tiên của ASEAN được ký kết tại Hội nghị cấp cao 13. Văn kiện này được lãnh đạo các nước ASEAN ký ngày 20/11/2007 tại Xinhgapo, nhằm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối, xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và đưa ASEAN trở thành một tổ chức liên chính phủ ở khu vực có tư cách pháp nhân.
Hội nghị quốc tế về hòa bình Trung Đông do Mỹ bảo trợ được tổ chức vào cuối tháng 11/2007 tại thành phố Annapôlít, bang Marilen, Mỹ. Mục tiêu của hội nghị là đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Ixraen và Palextin trong bối cảnh Trung Đông tiếp tục là “chảo lửa” của thế giới với các vụ bạo lực xẩy ra triền miên tại Irắc, làm Mỹ sa lầy sâu hơn tại nước này.
Năm 2007, tiến trình đàm phán 6 bên giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đạt được sự đột phá. CHDCND Triều Tiên cam kết vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân của mình để đổi lại việc Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc và Nga viện trợ về năng lượng và tài chính, bảo đảm về an ninh và công nhận về ngoại giao… . Tháng 11/2007, Triều Tiên bắt vô hiệu hoá các cơ sở hạt nhân của nước này dưới sự giám sát của nhóm các chuyên gia Mỹ. Song, tới ngày 26/8/2008, CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này đã ngừng việc vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân ở tổ hợp Yongbyon và sẽ cân nhắc khả năng khôi phục hoạt động của các cơ sở này …
2.3.2. Tin quốc tế đối nội là nguồn tin tin cậy giúp các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách hoạch định chính sách
Tin quốc tế đối nội TTXVN phán ánh diễn biến tình hình thế giới mang tính định hướng cao, các hoạt động ngoại giao, hội nhập tích cực, chủ động của nước ta cũng như phản ánh kịp thời dư luận thế giới nhiều mặt về Việt Nam, giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc nhận định tình hình thế giới và góp phần hoạch định chính sách đối ngoại trong bối cảnh thế giới liên tục biến động phức tạp với nhiều mối quan hệ đan xen. Những sự kiện thế giới đột xuất như cuộc đảo chính ở Thái Lan, xung đột giữa Nga và Grudia ở Nam ôxêtia và ápkhadia, … đều được xử lý ngay và báo cáo nóng cho lãnh đạo cơ quan ngay sau khi nhận được thông tin. Phòng tin nhanh đảm bảo các thông tin về các sự kiện quốc tế đột xuất lên mạng phổ biến trong khoảng từ 22 giờ đến 7 giờ sáng hôm sau là thời gian không có các biên tập viên các phòng tin phổ biến trực làm việc. Nhờ đó, các sự kiện đột xuất thế giới trong khoảng thời gian này đã được thông tin kịp thời, tăng cường được sức cạnh tranh thông tin của tin quốc tế đối nội
Ví dụ như khi Nga công nhận nền độc lập của ápkhadia và Nam Ôxêtia, phản ứng của Việt Nam ra sao đây vì nước Nga là anh em, là đối tác chiến lược của Việt Nam. Rất nhiều thế hệ người Việt Nam đã từng được sang làm
việc và học tập tại Liên bang Xô Viết cũ. Hai dân tộc Việt Nam và Liên xô cũ (Liên bang Nga ngày nay) là những người anh em thân thiết. Trong thâm tâm, những người Việt Nam luôn muốn ủng hộ chính sách của nước Nga, song thực tế không thể công khai điều đó. Có nhiều lý do:
Thứ nhất là việc Mỹ công nhận Côxôvô độc lập, lần này đến lượt Nga công nhận hai vùng đất ápkhadia và Nam Ôxêtia sẽ gây ra hiệu ứng đôminô, nhiều vùng đất khác thuộc một nước nào đó trên thế giới đều muốn công nhận độc lập. Nếu ta cũng lên tiếng rõ ràng rằng Việt Nam ủng hộ quyết định của Chính phủ Nga như Vênêxuêla, Nicaragoa và một số nước cộng hòa thuộc SNG cũ là không thể được. Vùng đất Tây Tạng của Trung Quốc, rồi vùng Tây Nguyên của ta không ít lần bị bọn phản cách mạng xúi bẩy nhân dân chống lại chính quyền.
Thứ hai, trong quan hệ quốc tế, hiện nay, chúng ta vẫn phải khéo léo duy trì quan hệ tốt với Mỹ và các nước Châu Âu.
Vì thế, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương về vấn đề này là: Thông tin khách quan. Chỉ đạo của lãnh đạo TTXVN là: thông tin khách quan, lấy tin bài chủ yếu của hãng tin Intar Tass, không lấy tin bài của các hãng phương Tây. Trong một tin, nếu có những phát biểu từ hai phía thì đưa phát biểu của lãnh đạo Nga trước, sau đó mới đến của lãnh đạo của Grudia
Hoặc bên ngoài đánh giá việc Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế có những thuận lợi và khó khăn gì? Rất nhiều tin, bài đăng trên các bản tin tham khảo (tài liệu tham khảo đặc biệt, Tin tham khảo thế giới, Tin Kinh tế tham khảo) đề cập tới vấn đề này. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước coi đây là nguồn tin quan trọng để tham khảo. Ví dụ: Việt Nam đang tạo ra một làn sóng mới (TTGTK 7/1/2007); Nhật Bản đánh giá Việt Nam là điểm đầu tư
hấp dẫn (TTGTK 13/1/2007); Thách thức lớn đối với phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam (TTGTK 21/4/2008); Việt Nam đã có bước nhảy vọt kinh tế ngoạn mục (TTGTK 7/8/2006); Đầu tư nước ngoài đang chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam (TTGTK 2/7/2008); Xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều thách thức (TTGTK 10/7/2008); Việt Nam – tầm quan trọng của công tác kiểm toán (TTGTK 18/7/2008); WHO báo động tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam (TTGTK 10/9/2008); Tình trạng bùng nổ trường đại học Việt Nam (TTGTK 13/9/2008) Tình hình làng nghề ở Việt Nam (TTGTK 26/9/2008); Kinh tế Việt Nam: những đặc điểm và thách thức (TTGTK 18/9/2008)…
2.3.3. Tình hình sử dụng tin quốc tế đối nội TTXVN trên báo chí hiện nay hiện nay
Đối tượng khách hàng của tin quốc tế đối nội TTXVN là các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình… Thông qua đó, tin quốc tế đối nội TTXVN được chuyển tải đến người đọc, người nghe, người xem.
Tin quốc tế đối nội TTXVN được các báo đài Trung ương và địa phương sử dụng nhiều. Đặc biệt các tin quốc tế phức tạp, cần tính định hướng cao như tình hình bán đảo Triều Tiên, tình hình Trung Đông, bầu cử Tổng thống Nga, bầu cử Tổng thống Mỹ, xung đột giữa Nga và Grudia ở khu vực Nam Ôxêtia và ápkhadia…, các phương tiện thông tin đại chúng hầu hết đều sử dụng tin của TTXVN. Ngoài ra, dòng tin tham khảo trong các bản tin phát ra hằng ngày cũng được khai thác triệt để.
Nhờ có việc phát tin online, khách hàng rất thuận tiện trong việc khai thác của tin quốc tế. Tất cả các loại tin và ảnh do TTXVN cung cấp nói chung và tin quốc tế đối nội nói riêng đều được cập nhật liên tục trong ngày, đảm
bảo tính thời sự cao nhất và nội dung phổ biến nhất. Tin được lưu trong cơ sở dữ liệu, giúp cho khách hàng có thể tra cứu được các thông tin cũ. Khách hàng có thể tra cứu, tìm kiếm và tiết kiệm tối đa thời gian trên mạng mà vẫn lấy được nhiều thông tin nhất. Khách hàng có thể lấy nhiều tin một lúc bằng cách đánh dấu các tin cần lấy về, sau đó chỉ bằng một lần chấp nhận là tất cả các tin đã chọn sẽ được tải về máy tính. Khách hàng có thể chọn lựa các hình thức trả tiền khác nhau như trả tiền theo khối lượng thông tin đã xem hoặc trả tiền thuê bao theo tháng mà không phụ thuộc vào số lượng thông tin nhiếu hay ít. Có thể tìm kiếm tin tức theo ngày và theo từng chủ đề thông tin hoặc có thể tìm kiếm theo từ…
Chính vì phương thức mua tin dễ dàng và thuận tiện như vậy nên trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển, các cơ quan báo chí dựa vào tin quốc tế đối nội của TTXVN rất nhiều. Điểm mạnh của tin quốc tế đối nội TTXVN là cung cấp tin tức thế giới hàng ngày theo nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm cả chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…
Các báo viết như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Thương mại, Đầu Tư…; các trang điện tử như Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo, trang web của các tỉnh thành… đều sử dụng phần nhiều tin quốc tế đối nội của TTXVN. Họ có tin quốc tế của riêng họ, nhưng phần lớn, họ vẫn dựa chính vào tin TTXVN. Bởi vì, đó là những tin quốc tế nhanh nhất, đa dạng nhất và đặc biệt, trước những sự kiện quốc tế lớn và phức tạp, các cơ quan báo chí rất an tâm về mặt định hướng khi sử dụng tin của TTXVN.
Theo thống kê của Trung tâm Kỹ thuật thông tấn, mỗi tuần, TTXVN phát ra khoảng hơn 2.000 tin quốc tế đối nội cả hai mảng tham khảo và phổ
biến. Tất cả các tin, bài đều được khách hàng sử dụng. Hệ số sử dụng tin năm 2006 là trên 10 lần, năm 2007 là trên 12 lần và năm 2008 là trên 14 lần (có nghĩa là chia trung bình, mỗi tin quốc tế đối nội TTXVN được sử dụng với hệ số 10, 12, 14 lần). Đây là số lượng truy cập rất lớn mà chỉ tin quốc tế đối nội TTXVN mới có được (tin quốc tế đối nội của các cơ quan báo chí khác không thể có được).
2.4. TIN QUốC Tế ĐốI NộI TTXVN VớI NHữNG THáCH THứC TRONG XU THế HộI NHậP
2.4.1. Báo chí nói chung trong xu thế hội nhập
Trong hơn 80 năm qua, Đảng ta luôn luôn khẳng định báo chí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng của Đảng, nhất là trong những giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặt của cách mạng. Báo chí cách mạng của chúng ta thực sự là "người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể". Nhiều nhà báo xứng đáng với danh hiệu cao quý "Nhà báo - chiến sỹ". Báo chí cách mạng Việt Nam đã cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Báo chí nước ta hiện nay phát triển mạnh mẽ về số lượng, loại hình, ấn phẩm, công nghệ, phạm vi tác động đến công chúng.
Tính đến hết năm 2007, cả nước có 702 cơ quan báo chí với khoảng hơn 800 ấn phẩm, gồm có 172 báo (trung ương: 71; địa phương: 101); 448 tạp chí (trung ương: 352; địa phương: 96); 66 đài phát thanh, truyền hình (trung ương: 02; địa phương: 64); 6 báo điện tử, 105 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí; hàng nghìn trang tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... [33, 4 số 11-2007].
ở tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đều có cơ quan báo chí. Xét về tổ chức chiều dọc, có hệ thống báo chí từ trung ương đến địa phương; về tổ chức chiều ngang, có báo, tạp chí của các bộ, ngành, các lĩnh vực như hệ thống báo chính trị - xã hội; hệ thống báo kinh tế; hệ thống báo giáo dục, y tế, văn học - nghệ thuật... Báo, tạp chí của đủ các lứa tuổi từ thiếu niên, nhi đồng đến người cao tuổi.
Với bốn loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), báo chí nước ta đã trở thành hệ thống thông tin đa loại hình, đa phương tiện, làm tốt chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc xã hội - nghề nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, báo chí Việt Nam càng phải trở thành công cụ mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh chính trị, tư tưởng. Báo chí Việt Nam phải đổi mới tư duy về thông tin, cách quản lý thông tin theo hướng công khai dân chủ. Thông tin cần đúng sự thật, nhanh và hiệu quả.
Tình hình quốc tế đã và đang diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi các nhà báo phải thận trọng tìm hiểu kỹ, phân tích nó, trong khi đó, báo chí lại cần phải lên