3.3.1 .Về lãnh đạo, chỉ đạo
3.3.3. Về nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ
Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, phóng viên tin quốc tế không được đào tạo chuyên ngành. ở nhiều hãng thông tấn, tờ báo lớn, một người có thể tốt nghiệp đại học kinh tế, kiến trúc, y học hay xã hội học… nhưng vì có lòng say mê nghè báo, cộng với năng khiếu có sẵn và ý thức tự học nên vẫn có thể trở thành nhà báo giỏi.
Những người làm tin quốc tế đối nội TTXVN cũng thế. Họ tốt nghiệp từ các trường khác nhau, có các thứ ngữ khác nhau: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật…, rất ít người tốt nghiệp đại học báo chí. Họ đã được học qua lớp nghiệp vụ báo chí 4 tháng do Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn tổ chức, nhưng đó chỉ là những kiến thức sở đẳng nhất về báo chí và TTXVN
Vì thế, hoạt động nghiệp vụ thường xuyên và nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ mới giúp biên tập viên, phóng viên tin quốc tế đối nội đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Nên mời các nhà ngôn ngữ học đến nói chuyện thường xuyên để các phóng viên, biên tập viên tiếp cận với những kiến thức cơ bản và mở rộng về ngôn ngữ, về Tiếng Việt, bởi vì không phải ai cũng giỏi và thành thạo trong biên dịch tin quốc tế.
Trong các buổi hoạt động nghiệp vụ, chi hội nhà báo cần đưa ra những tin bài hay về nội dung, về cách biên dịch để mọi người cùng học tập. Song song với đó là chỉ ra những tin bài chưa đạt yêu cầu, những lỗi về ngữ nghĩa, thậm chí cả những lỗi chính tả. Các buổi sinh hoạt nghiệp vụ luôn nên đề cập nhiều tới yêu cầu của từng loại hình tin, bởi càng nói nhiều sẽ càng “ngấm” chứ không hề thừa.
- Những biên tập viên làm tin phổ biến: Thông tin đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về các vấn đề thời sự quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các phương tiện thông tin đại chúng để biến tin TTXVN thành ngân hàng tin tức thực sự, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu nhanh, chính xác, đúng định hướng. Loại tin này tuy ngắn nhưng đòi hỏi trình độ tổng hợp cao. Đôi khi đòi hỏi tính chiến đấu cao.
- Loại tin tham khảo phải đáp ứng đúng, đủ, kịp thời nhu cầu thông tin của xã hội phục vụ nghiên cứu và chỉ đạo chiến lược. Điều này đòi hỏi sự nhạy cảm chính trị của phóng viên, biên tập viên.
- Thông tin về Việt Nam luôn là mối quan tâm lớn. Bên ngoài đánh giá như thế nào về Việt Nam, về các chính sách của Việt Nam. Tin quốc tế tham khảo phải là tai, là mắt của Đảng và Nhà nước để thông tin về những điều đó.
Những thông tin ấy phải thiết thực phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách, sách lược trước mắt cũng như lâu dài.
Thông tin về các vấn đề quốc tế, bao quát tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật … luôn là đòi hỏi cấp bách. Phóng viên phải hiểu sâu về lĩnh vực mình đưa tin, phải thể hiện quan điểm của mình. Những phóng viên, biên tập viên không chỉ phục vụ công tác nghiên cứu mà bản thân họ phải nghiên cứu mới làm tốt công việc của mình. Hiện nay, chưa có nhiều chuyên gia sâu về các lĩnh vực, khu vực. Một phần do quá bận công việc sự vụ hàng ngày, một phần do năng lực của các phóng viên, biên tập viên chưa đủ.
Cần thông tin nhanh hơn nữa về kinh tế, phát triển thành tựu khoa học, công nghệ của thế giới là yếu tố rất cần thiết cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tránh những sai sót chính trị, tránh những lỗi chính tả, cú pháp không đáng có.