Nền giáo dục dân chủ của nước ta được xây dựng từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946 nằm trong giai đoạn lịch sử kháng chiến kiến quốc của dân tộc Việt Nam. Nó mang trong mình bản chất tốt đẹp của một nền giáo dục Việt Nam hoàn toàn mới, khác hẳn với nền giáo dục của thực dân Pháp vừa bị lật đổ.
Nền giáo dục mới khi bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc, lại được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo, dìu dắt để có những phẩm chất mới, đủ sức tôi luyện trong lò lửa chiến tranh.
Đương nhiên, mỗi ngành học được Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch cho một hướng đi cụ thể để tự rèn luyện và trưởng thành.
* Với ngành học Bình dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi từng ngày từng giờ những bước đi của ngành học này. Người là vị lãnh tụ rất thiết tha với việc học hành để mở mang đầu óc của những người bình dân, của những người lao khổ sau bao năm bị kìm hãm trong cuộc sống nô lệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng dẫn Bình dân học vụ tổ chức các lớp học bình dân mang tính cộng đồng, tại chỗ, liên tục, kết hợp chặt chẽ với tăng gia sản xuất, với chiến đấu, với mọi công việc của kháng chiến.
Ở đâu có nhân dân quần chúng thì ở đó có giáo dục Bình dân học vụ. Bình dân học vụ được tổ chức trong mọi địa bàn, mọi lĩnh vực, mọi lúc, bộ phận nằm trong toàn thể, toàn thể là gồm những bộ phận tự giác.
Cho nên, tiếng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Bình dân học vụ, dù về một địa phương, một cá nhân đều nằm trong một hệ thống liên hoàn của sự chỉ đạo.
Một ngành học của hằng chục triệu người đang chuyển động như một chiến dịch thì Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ kiến thiết nó theo phương pháp vận động quần chúng, vận động cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra công việc và phương châm hoạt động cho Bình dân học vụ:
“Chẳng những phải biết chữ mà còn phải học đạo đức công dân, phổ thông chính trị… Trước học một đường, hành một nẻo. Nay phải sửa chương trình làm sao để học thì hành được ngay. Đồng bào bây giờ phải biết chữ hết để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh, ai cũng biết chữ” [38,59].
Chủ tịch Hồ Chí Minh bồi dưỡng, uốn nắn, đôn đốc công tác Bình dân học vụ qua các tổ chức, cơ quan chuyên ngành của ngành học này, qua các đơn vị bộ đội, qua các cơ quan hành chính, qua những cán bộ được
phân công đảm nhận công việc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến Bình dân học vụ.
Ngày 6-8-1947, Người có “Điện văn gửi Hội nghị Bình dân học vụ khu XII”. Điện văn viết: “Tôi rất mong khu XII cố gắng, lấy kinh nghiệm của các khu khác, nhập với sự sốt sắng của khu mình, sao cho trong một kỳ hạn mấy tháng, sẽ có nhiều nơi toàn dân biết chữ, để tranh lấy cái danh dự khu kiểu mẫu. Tôi trân trọng gửi lời khen ông giám đốc và tất cả anh chị em Bình dân học vụ về thành tích đã đạt được, và khuyên tất cả mọi người gắng sức thêm. Đồng thời tôi mong các ủy ban, các đoàn thể, các vị phụ lão, thân hào và toàn thể đồng bào khu XII phải giúp sức để phát triển Bình dân học vụ ” [38,182].
Người biểu dương thành tích công tác giáo dục Bình dân học vụ của khu XII, nhưng Người cũng ân cần nhắc nhở và nâng đỡ bằng cả tấm lòng nhân hậu của một lãnh tụ. Công tác Bình dân học vụ ở một địa phương không thể tách biệt, phải nhìn ra bên ngoài, biết học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, và nhất là phải phối hợp hoạt động, phải có nhiều lực lượng, phải có vai trò của chính quyền, của đoàn thể, của các tầng lớp nhân dân, các lực lượng ấy không thể bàng quan, ít nhiệt tình, ít trách nhiệm.
Ngày 10-11-1947, Người có “Thư gửi ông Giám đốc và toàn thể nam nữ giáo viên Bình dân học vụ khu III”. Người rất vui lòng nhận được báo cáo trong tháng 9 năm 1947, toàn thể khu III đã có 2030 làng mở được 7.768 lớp học với 8.153 giáo viên và 328.308 học trò, lại có 42 lớp huấn luyện cho giáo viên và 1.182 giáo viên dự bị, có 6 làng ở tỉnh Hải Dương “mà tất cả nhân dân đều biết chữ ”.
Người khen khu III: “Được thành tích đó, là nhờ sự chỉ đạo khôn khéo của ông giám đốc và sự hăng hái cố gắng của toàn thể anh chị em giáo viên” [38,307].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của cá nhân trong công tác chỉ đạo và vai trò của tập thể giáo viên trong công tác giảng dạy của ngành Bình dân học vụ. Chung quy, là đánh giá cao tính tổ chức và trình độ tổ chức của công tác này.
Đồng thời, Người cũng “mong rằng các lớp Bình dân học vụ chẳng những dạy cho đồng bào học chữ, làm tính mà dạy thêm về công cuộc kháng
chiến, cứu nước, tăng gia sản xuất, giúp mùa đông binh sỹ, giúp đồng bào tản cư, khoa học thường thức” [38,307].
Đây là điểm quan trọng đang đặt ra cho hoạt động Bình dân học vụ của cả nước. Căn cứ vào hoàn cảnh và yêu cầu của kháng chiến, vào sự phát triển tất yếu của Bình dân học vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cho ngành Bình dân học vụ trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến (1946- 1950) là phải cải tiến và nâng cao nội dung giảng dạy. Chỉ có như thế, giáo dục mới thật sự thực hiện được phương châm “kháng chiến bằng văn hoá, văn hoá của kháng chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng. Chỉ có như thế giáo dục Bình dân học vụ mới trở thành một bộ phận hữu cơ, có khả năng đi tiên phong trong “nền giáo dục kháng chiến kiến quốc”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành riêng sự quan tâm hết sức đặc biệt của Người cho công tác “diệt dốt” trong lực lượng vũ trang. Trong “Thư gửi toàn thể bộ đội khu II và khu III ” ngày 24-2-1948, Người viết:
“Tôi rất vui lòng được Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng chỉ huy báo cáo rằng: tất cả binh sỹ trong các bộ đội ở khu III và khu II nay đều biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ.
Thế là tốt lắm. Đó là một thắng lợi to cho quân đội ta, cho Chính phủ ta, cho nhân dân ta.
Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về tinh thần, cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực. Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa ta vào nơi mù quáng.
Bộ đội ta tiêu diệt được giặc dốt, tức là tiêu diệt được một lực lượng hậu thuẫn của thực dân.
Có sự thắng lợi đó, là do các cấp trên khéo cổ động, các chính trị viên khéo tổ chức, các bình sỹ đều hăng hái học hành” [38,379].
Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhắc nhở bộ đội: “Sự học là vô cùng. Nay đã biết đọc biết viết, anh em phải cố gắng học thêm. Học làm tính, học chính trị, học lịch sử, học khoa học thường thức. Rồi gắng học cao hơn nữa... Một quân đội văn hay võ giỏi, là một quân đội vô địch” [38,380] .
Nhân dịp Hội nghị giáo dục toàn quốc họp tại Việt Bắc từ 10 đến 15-7- 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư quan trọng cho Hội nghị.
Riêng về Bình dân học vụ, Người chỉ rõ: “Về Bình dân học vụ, nhờ sự hy sinh cố gắng của nam nữ giáo viên, đã có kết quả rất tốt đẹp. Bây giờ, số đông đồng bào đã biết đọc, biết viết thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hoá phổ thông của đồng bào” [38,462] .
Ý kiến gắn giáo dục với kháng chiến, với kiến quốc, đổi mới chương trình Bình dân học vụ để nâng cao trình độ cho nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn đến từng làng, từng xã đang vừa sản xuất vừa chiến đấu, hoặc đang góp người, góp của cho kháng chiến khi chưa phải giáp mặt với quân thù.
Ngày 26-9-1947, khi viết thư gửi đồng bào xã Nhâm Lang (huyện Hưng Hà, tinh Thái Bình) là xã hoàn thành sớm nhất nước việc xoá nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tôi mong xã N.L nay đã thành một xã kiểu mẫu trong cuộc đấu tranh chống giặc dốt, thì trong mọi công việc kháng chiến, kiến quốc, xã N.L cũng sẽ cố gắng làm kiểu mẫu” [38,216].
Ngày 13-11-1947, trong thư gửi đồng bào xã Duyên Trang (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Nhưng học hành là vô cùng. Học càng nhiều, biết càng nhiều càng tốt, vậy tôi khuyên đồng bào trong xã gắng học thêm thường thức như làm tính, lịch sử, địa dư, chính trị, vệ sinh. Đồng bào cố gắng tăng gia sản xuất để ủng hộ kháng chiến” [38,309].
Ngày 21-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh điện vào Nam Bộ: “gửi lời thân ái khen đồng bào xã Giới Xuân đã thanh toán nạn mù chữ và tôi mong các xã khác sẽ cố gắng bắt chước xã Giới Xuân. Chúng ta cần đánh tan giặc dốt, cũng như đánh tan giặc ngoại xâm” [38,453].
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi giáo dục Bình dân học vụ là một mặt trận. Mặt trận này cần sức mạnh tổng hợp. Ngoài nam nữ thanh niên là những người khoẻ mạnh, tiên phong, Người đặc biệt chú ý các thân hào, thân sỹ, các cụ phụ lão. Bộ phận này thường giúp Bình dân học vụ rất thiết thực từ uy tín tập hợp đến cơ sở trường lớp, phương tiện, thì giờ, kinh phí, lòng hảo tâm, là những thứ cần thiết đôi khi vô giá, để duy trì lớp học, giữ vững
không khí thi đua. Những nơi phong trào Bình dân học vụ chưa phát triển mạnh, chưa đồng đều thì trước hết Uỷ ban kháng chiến hành chính ở địa phương đó phải chăm lo, phải chịu trách nhiệm.
Đường lối giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối nhân dân, đường lối thuyết phục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Bình dân học vụ vừa có cái sốt sắng lo toan của người đứng đầu Chính phủ về trình độ văn hoá của nhân dân, vừa có cái ân cần vị tha của một ông thầy đức cao vọng trọng vì sự học hành tiến bộ của học trò.
Đi đôi với việc biểu dương, đôn đốc tập thể làm công tác Bình dân học vụ từ Trung ương đến địa phương, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn động viên khen ngợi đến từng cá nhân có thành tích nổi bật trong các kỳ thi của Bình dân học vụ. Lời khen ngợi và khuyên nhủ các học viên đủ mọi lứa tuổi, mọi vùng, mọi đối tượng, nhất là các cụ già và phụ nữ, đều thể hiện quan điểm của Người về việc xây dựng một nền giáo dục kháng chiến kiến quốc là phải nhất quán, đồng bộ trong việc giáo dục quốc dân. Học phải đi đôi với hành, mỗi cá nhân học tập tốt đều phải có ý thức tốt, hành động tốt tham gia công việc kháng chiến. Có như vậy, giáo dục mới thiết thực, mới hữu ích cho đoàn thể, cho đất nước đang kháng chiến và kiến quốc.
Trong thư gửi cụ Nguyên Ban, xã An Tường, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (tháng 2-1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cụ gửi thư cho tôi biết rằng cụ đã học xong chữ quốc ngữ. Đọc bức thư cụ, tôi rất lấy làm vui sướng, cụ đã 77 tuổi mà còn gắng học trong ba tháng đã được thành công như vậy là cụ chẳng những làm kiểu mẫu siêng năng cho con cháu mà lại còn tỏ cái ý chí hùng mạnh của dân tộc Việt Nam. Noi gương cụ, con cháu cụ, đồng bào Việt Nam từ 7 tuổi đến 70 tuổi ai mà nỡ lòng làm biếng, ai mà chẳng cố gắng học hành. Đời xưa bên Trung Quốc có ông Tô Lão Truyền 72 tuổi mới bắt đầu học, tiếng thơm còn để đến ngày nay.
Bây giờ nước Việt Nam ta cụ 77 tuổi mới đi học, chắc tiếng thơm sẽ truyền khắp cả nước... Cụ là một tượng trưng phúc đức của nước nhà. Đó là một thành công to lớn và ý nghĩa sâu xa ” [38,674].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò chủ đạo của ông thầy trong giáo dục. Ông thầy của Bình dân học vụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quý trọng. Người gọi họ là “anh chị em”, là “các bạn”, là “chiến sỹ bình dân học vụ”, là “chiến sỹ diệt dốt”, là những “vô danh anh hùng”.
Nhân ngày Quốc khánh (2-9-1948), Người gửi thư cho nam nữ chiến sỹ Bình dân học vụ trong cả nước. Sau khi đã khen ngợi công trạng to lớn là làm cho gần 8 triệu đồng bào thoát nạn mù chữ trong vòng 3 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao những nhiệm vụ hết sức cụ thể trên chặng đường tiếp theo của các chiến sỹ Bình dân học vụ.
Người viết: “Vùng nào còn sót nạn mù chữ, thì các bạn cố gắng thi đua diệt cho hết giặc dốt trong một thời gian mau chóng. Vùng nào đã hết nạn mù chữ, thì các bạn thi đua để tiến lên một bước nữa, bằng cách dạy cho đồng bào:
1. Thường thức vệ sinh, để dân bớt đau ốm. 2. Thường thức khoa học, để bớt mê tín nhảm. 3. Bốn phép tính, để làm ăn có ngăn nắp.
4. Lịch sử và địa dư nước ta (vắn tắt bằng thơ hoặc ca), để nâng cao lòng yêu nước.
5. Đạo đức của công dân, để thành người công dân đứng đắn.
Các bạn hãy làm cho được chừng ấy đã, sau chúng ta sẽ tiến lên bước cao hơn” [38,489].
Với giáo dục Bình dân học vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà hoạch định chính sách, mà còn là một nhà khoa học giáo dục, một nhà sư phạm. Người đã “cống hiến” một kế hoạch là phải thay đổi chương trình và Người lại vạch ra một chương trình tổng hợp gồm nhiều bộ môn khoa học có giá trị trực tiếp, thiết thực trong công việc giáo dục nhận thức và xây dựng nhân cách công dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cho đất nước một đội ngũ giáo viên Bình dân học vụ vững về chuyên môn nghiệp vụ, giàu lòng yêu nước, hăng hái thi đua, một đội ngũ trí thức đặc biệt, ngoài biên chế, chỉ xuất hiện trong
một giai đoạn lịch sử nhất định, làm một nhiệm vụ chống nạn mù chữ, “xây dựng nền văn hoá sơ bộ cho dân tộc”.
Đội ngũ giáo viên chiến sỹ này, không quản gian lao, đi tìm người học, hoặc không có lương, hoặc có chút thù lao bé nhỏ, nhưng dồi dào niềm tin đối với sự nghiệp giáo dục.
Dưới ánh sáng tư tưởng và sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào Bình dân học vụ xoá nạn mù chữ trong cả nước giai đoạn 1946-1950 được tiếp tục xây dựng và phát triển mạnh hơn trước. Các Ty Bình dân học vụ tỉnh, các Ban Bình dân học vụ huyện đã tích cực hoạt động và hoạt động có hiệu quả. Ở các tỉnh và các huyện, Ban Tuyên huấn của Đảng đều chỉ đạo ngành Thông tin và Bình dân học vụ hoạt động phối hợp. Các khu, liên khu đều mở lớp huấn luyện cấp tốc đào tạo các kiểm soát viên cao cấp, và sơ cấp Bình dân học vụ để làm nhiệm vụ chuyên trách đôn đốc công tác Bình dân học vụ cho các tỉnh, các huyện. Đội ngũ giáo viên Bình dân học vụ được bổ sung từ nhiều nguồn đã tăng nhanh về số lượng. Bộ Nội vụ yêu cầu các địa phương không điều cán bộ Bình dân học vụ đi làm công tác khác, số cán bộ đã điều khỏi công việc Bình dân học vụ thì phải trả lại cho ngành. Trong thời gian này, Hội nghị Cán bộ Trung ương lần thứ tư (miền