CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỚI VÀ SỰ TỔ CHỨC CÁC LỚP HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945 – 1954 (Trang 88 - 95)

59. Việt Nam diệt giặc dốt (1951), Nha Bình dân học vụ xuất bản.

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỚI VÀ SỰ TỔ CHỨC CÁC LỚP HỌC

VÀ SỰ TỔ CHỨC CÁC LỚP HỌC

Luật sư VŨ ĐÌNH HOÈ

(Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Chính phủ lâm thời Việt Nam DCCH)

Chính phủ nhân dân mới lên cầm quyền chú trọng đến việc cải cách căn bản để xây dựng một nền giáo dục mới cho nước Việt Nam. Muốn cho công cuộc cải cách căn bản ấy được vững chắc và hợp với nguyện vọng và quyền lợi của quốc dân. Bộ Quốc gia Giáo dục đã cử một Hội đồng cố vấn học chính thiết lập do Sắc lệnh ngày 10-10-1945. Hội đồng này gồm những nhà trí thức nam nữ hoặc trong giáo giới, hoặc ngoài giáo giới, nhưng đều là những vị có nhiều kiến thức và lịch duyệt về vấn đề giáo dục.

Sau khi Hội đồng cố vấn học chính đã thảo luận về dự án cải cách giáo dục của Bộ đưa trình, Bộ Quốc gia Giáo dục đã định rõ chính sách giáo dục sẽ thi hành để thay cái chế độ giáo dục thực dân đặt trên những nguyên tắc bất lợi cho sự phát triển khả năng của thanh niên và làm cản trở sự tiến hoá của dân tộc mình. Chính sách ấy đã được Hội đồng Chính phủ chuẩn y cùng Ban Thường trực Quốc hội thoả hiệp, và nền giáo dục mới của nước nhà sẽ được tổ chức theo Sắc lệnh số 146 ngày 10-8-1946.

Nền giáo dục mới ấy đặt trên ba nguyên tắc căn bản dân chủ, dân tộc, khoa học và theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia.

Với tinh thần dân chủ, nền giáo dục mới của ta sẽ không phải là một nền giáo dục dành riêng cho một thiểu số, nhờ ở cảnh sung túc mà có thể theo đuổi sự học đến nơi đến chốn, còn đại đa số dân chúng, vì thiếu điều kiện vật chất mà phải chịu ở trong vòng tối tăm của nạn mù chữ như là ở trong cái cảnh bỡ ngỡ dở dang của người thất học. Trước đây áp dụng chính sách ngu dân, người ta không những không chịu mở nhiều trường mà

lại còn lập ra nhiều luật lệ nghiêm khắc, để hạn chế việc học. Nền giáo dục mới của ta sẽ là một nền giáo dục chung cho toàn thể quốc dân, không phân biệt hai nền học khác nhau: nền tiểu học cho dân chúng và nền trung học đưa lên bực đại học cho giai cấp tư sản. Nền giáo dục mới sẽ là nền giáo

dục duy nhất bình đẳng; trên con đường học vấn, các trẻ em không vì

cha mẹ giàu sang hay nghèo hèn mà hơn kém nhau vì trí tuệ cao hay thấp, vì các khả năng về tinh thần có nhiều hay ít mà thôi. Một trẻ nghèo mà thông minh cũng có thể học đến nơi đến chốn, như một đứa trẻ con nhà giàu mà thông minh ngang nó: không có sự gì hạn chế, bắt buộc nó phải bỏ dở con đường học vấn. Với nền giáo dục duy nhất và bình đẳng này, chắc có nhiều nhân tài sẽ xuất hiện để giúp ích cho quốc gia, mà xưa kia phải mai một chỉ vì sự giáo dục thiếu tinh thần dân chủ. Nền giáo dục mới của ta sẽ phát huy tinh thần dân tộc, sẽ khác hẳn nền giáo dục dưới chế độ thực dân. Trước kia, bọn thống trị thực dân muốn cho dân tộc ta quên cội rễ và không thể phát triển được những khả năng đặc biệt của nòi giống, đã áp dụng cái chính sách đồng hoá trong việc giáo dục, mong cho ta thành một bọn vong bản, quên cả tổ tiên anh dũng, quên cả lịch sử vẻ vang, cam tâm làm nô lệ. Nền giáo dục mới, xây dựng trên nguyên tắc dân tộc, sẽ một mặt mở mang những đặc tính, những năng lực của giống nòi, một mặt đào tạo một tinh thần quốc gia mạnh mẽ sáng suốt, để quốc dân biết đem toàn lực

phụng sự Tổ quốc trong khi phụng sự lý tưởng dân chủ.

Với tinh thần khoa học, nền giáo dục mới sẽ làm phát triển những năng khiếu của thiếu niên về phương diện sinh lý cũng như phương diện tâm lý, và không bắt trẻ em làm việc không hợp với tuổi của chúng để những năng lực về thể chất và về tinh thần không thể mở mang một cách điều hoà được. Nó sẽ không có tính cách nhồi sọ, với những chương trình quá nặng, làm cho trẻ vì phải vùi đầu suốt ngày đêm trong đống sách, đến nỗi sức lực hao mòn, tinh thần kiệt quệ, đang là đứa trẻ thông minh lanh lợi mà có thể biến thành một đứa trẻ đần độn, lờ đờ. Nó sẽ không quá trọng lý

thuyết mà coi rẻ thực hành, để cho học vấn không thể đem ứng dụng vào đời sống hàng ngày của cá nhân và đoàn thể. Nó sẽ không quá thiên về mặt giáo huấn mà nhãng bỏ phần dưỡng dục, chỉ chú trọng về trí dục mà mà coi thường đức dục, để tạo nên những kẻ có học thức nhưng thiếu lương tâm và ý chí, thành ra những phần tử vô ích và có khi có hại cho quốc gia xã hội. Xây dựng trên nguyên tắc khoa học, nền giáo dục mới sẽ căn cứ vào những định luật về sinh lý và tâm lý sẽ áp dụng những phương pháp sư phạm mới phát sinh để điều hoà sự phát triển năng khiếu của trẻ em về thể chất cũng như về tinh thần. Chương trình các bậc học, nhất là ở bậc học cơ bản và phổ thông, đều gồm hai phần: Phần giáo huấn có mục đích ban phát cho các trẻ em một cái học thức cần thiết và mở mang trí tụệ chúng, Phần dưỡng dục có mục đích gây cho chúng những tập quán tốt, những đức tính hay, rèn luyện ý chí và huấn luyện tình cảm chúng, để sau này chúng trở thành những người có đủ khả năng mà sống mạnh mẽ, một cách có lợi cho mình và cho quốc gia. Sau hết nền giáo dục mới sẽ có tính cách thực tế,

không vì cái mục đích “học thuật vị học thuật” mà bỏ phần thực nghiệp, và sẽ chú trọng về phần thực hành cũng như về phần lý thuyết để gây cho thanh niên một tinh thần khoa học, biết dùng cái học thức vào đời sống của mình và của đoàn thể. Ngang với nền học phổ thông sẽ có nền học chuyên môn để huấn luyện thanh niên thành những cán bộ chuyên môn đủ năng lực tham gia vào các ngành hoạt đồng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, và tham dự một phần thiết thực vào công cuộc kiến thiết quốc gia.

Nền giáo dục mới ấy được phân phối sau bậc giáo dục ấu thơ như trong Sắc lệnh số 146 đã định, trong ba cấp học là:

Đệ nhất cấp: bậc học cơ bản.

Đệ nhị cấp có hai ngành: ngành học tổng quát và ngành học chuyên môn. Đệ tam cấp: cấp bậc đại học.

Bậc học ấu thơ đảm nhiệm việc giáo dục việc giáo dục các trẻ con dưới

dục tổ chức hay kiểm soát, có những nam nữ giáo viên được huấn luyện riêng sẽ áp dụng những phương pháp thích hợp, luyện cho trẻ những tập quán tốt trong những cuộc vui chơi có chỉ huy, giúp cho những năng lực về thể chất cũng như về tinh thần của chúng được phát triển một cách điều hoà để khi đến tuổi theo bậc học cơ bản chúng có điều kiện để hấp thụ một cách không khó nhọc cái học thức và cái giáo dục dành cho chúng ở bậc học ấy.

Bậc học cơ bản dạy những điều thường thức cần thiết và luyện những

tập quán tốt cho các trẻ con từ 7 tuổi. Hạn học là 4 năm. Học sinh học hết năm thứ tư sẽ thi lấy bằng giáo dục cơ bản. Bậc học cơ bản sẽ là bậc học

cưỡng bách bắt đầu từ năm 1950. Sự cưỡng bách sẽ tuỳ theo tình trạng kinh tế và xã hội trong nước mà thi hành dần làm nhiều thời kỳ.

Sau bậc học cơ bản, có lớp học dự bị hạn học 1 năm, mục đích ngoài sự dạy cho học sinh một cái học phông đại cương, còn chú trọng đến khuynh hướng và khả năng trí tuệ của chúng để chọn lọc và đưa chúng vào ngành học tổng quát hay ngành học chuyên môn ở đệ nhị cấp. Theo chế độ giáo dục cũ, sau khi đã học hết bậc tiểu học rồi, học sinh hoặc tuỳ theo sở thích của mình, hoặc chiều theo ý muốn của phụ huynh, tự ý chọn lấy một đường để tiếp tục sự học của mình. Nhưng khi tìm đường tiếp tục việc học, phần đông học sinh không được ai chỉ dẫn và không biết căn cứ vào khả năng trí tuệ mà tạo hoá đã ban cho, chỉ biết theo cái ham thích nhất thời, nên nhiều khi sai đường lạc lối, mất nhiều công phu mà không đi tới kết quả mong đợi, đến khi biết là lầm đường thi không thể trở lại được nữa, thành ra một phần tử không có ích lợi lắm cho quốc gia xã hội, vì không dùng được hết các ngành học hợp với khả năng trí tuệ của thanh niên mà đưa họ, sau khi đã tốt nghiệp bậc học cơ bản, hoặc vào ngành tổng quát (trung học phổ thông và chuyên khoa) để lên bậc đại học, hoặc sang ngành học chuyên môn (thực nghiệp và chuyên nghiệp) để thành những người thợ khéo, những nhà buôn giỏi, những nhà nông lành nghề, hay hơn nữa là thành những kỹ sư vừa giỏi về lý thuyết vừa thạo về thực hành. Việc hướng

dẫn tuyển trạch này bắt đầu ở năm dự bị sau bậc học cơ bản để đưa học sinh vào bậc học phổ thông hay bậc học thực nghiệp. Nhưng một năm hướng dẫn không thể coi là là đủ để biết rõ khuynh hướng và khả năng của học sinh được, nên phải tiếp tục ở các lớp phổ thông và thực nghiệp, để có thể sửa chữa những sự nhầm lẫn, đưa trẻ em ra khỏi con đường mà chọn sai để dắt chúng vào con đường thích hợp với khả năng của chúng. Tuy rằng việc lựa chọn và chỉ dẫn các học sinh theo khuynh hướng và trí tuệ là một việc phải tốn công phu dù ở các nước tiến tiến Âu-Mỹ cũng đang còn ở thời kỳ thí nghiệm và kết quả chưa được rõ rệt hẳn, nhưng cái nguyên tắc hướng dẫn tuyển trạch là một nguyên tắc rất hợp lý với việc giáo dục, điều đó ai cũng phải công nhận. Nếu ta biết đem những phương thức khoa học áp dụng vào việc hướng dẫn học sinh, đưa học sinh vào một con đường hợp với khả năng của họ, thì việc giáo dục thanh niên chắc sẽ thu được những kết quả mỹ mãn.

Năm sau Dự bị học sinh sẽ vào học ngành tổng quát hay ngành học chuyên môn. Ngành học tổng quát dạy cho các trẻ em một cái học phổ thông và một cái học chuyên khoa để dự bị chúng lên bậc Đại học. Ngành học này gồm hai bậc:

1. Bậc phổ thông, hạn 4 năm, hai năm đầu dạy theo một chương trình

duy nhất hoàn toàn phổ thông, hai năm sau theo một chương trình phân hoá ở những lớp dự bị chuyên nghiệp và dự bị chuyên khoa chia ra làm 4 ban: ban văn hoá, ban khoa học cho lớp dự bị chuyên khoa, ban vật lý và ban kỹ thuật cho lớp dự bị chuyên nghiệp.

2. Ban chuyên khoa, hạn học 3 năm, chia ra làm 3 ban: Toán Lý Hoá

Vạn vật và Văn khoa. Học sinh học hết năm thứ ba sẽ thi lấy bằng học thuật tổng quát để vào các ban đại học hay các trường Cao đẳng chuyên môn.

Ngành học chuyên môn ban phát ngoài cái học phổ thông và lý thuyết một cái học chuyên môn và thực hành để đào tạo những người làm

ruộng, làm thợ, đi buôn lành nghề, và những cán bộ thực tiễn đủ năng lực để điều khiển các cơ quan xã hội, kinh tế… Ngành này gồm 2 bậc học:

a. Bậc thực nghiệp, dành cho học sinh sau một năm hướng dẫn

tuyển trạch tỏ ra có năng khiếu và khuynh hướng về thực nghiệp, để luyện chúng thành những nông gia, thương gia và công nhân lành nghề. Có nhiều ban dạy tuỳ từng nghề và hạn học từ 1 đến 3 năm tuỳ từng ban. Học sinh tốt nghiệp vào loại hạng ưu ở bậc thực nghiệp có thể xin vào học các trường chuyên nghiệp.

b. Bậc chuyên nghiệp, dành cho học sinh đã theo các lớp dự bị

chuyên nghiệp, chia ra nhiều ban và mục đích huấn luyện các cán bộ thực tiễn về phương diện lý thuyết và thực hành để giúp việc kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế xã hội. Hạn học ít nhất 3 năm, và bằng tốt nghiệp là bằng kỹ sư, giá trị ngang bằng với các bằng kỹ sư trường công nghệ Pháp. Những sinh viên đã đỗ kỹ sư vào hạng ưu có thể xin vào học các trường Cao đẳng chuyên môn bậc đại học mà không cần có bằng học thuật tổng quát.

Bậc đại học gồm các Ban Văn hoá, Khoa học, Pháp lý theo chế độ

từng môn, và những trường Cao đẳng chuyên môn, học theo chương trình nhất định và niên hạn ít nhất là 3 năm (Y học, Dược học, Mỹ thuật, Thương mại, Nông lâm, Kiến trúc, Điện học..v.v…). Sinh viên tốt nghiệp bậc Đại học sẽ có bằng đại học sỹ hoặc bác sỹ.

Tiếp nối vào bậc đại học sẽ có những Nghiên cứu viện mà ngay ở bậc Đại học các sinh viên có thể tham gia vào. Những nghiên cứu viện này là nơi sưu tầm, phát minh, đào tạo những nhà bác học, những nhân tài cho xứ sở và cho nhân loại. Giá trị của bậc đại học có bật nổi lên được là do nơi kết quả những của những viện nghiên cứu này, nó đem lại một nền học thuật dân tộc và khoa học.

Đi song hàng với các bậc học phổ thông, chuyên khoa, chuyên nghiệp và đại học, có ngành sư phạm mục đích đào tạo giáo viên cho các bậc học và chia ra làm ba cấp:

1. Sư phạm sơ cấp, hạn học 2 năm, đào tạo các giáo viên cơ bản.

2. Sư phạm trung cấp, hạn học 3 năm, đào tạo giáo sư dạy văn

chương hay khoa học ở các lớp phổ thông và thực nghiệp.

3. Sư phạm cao cấp, chuyên luyện cho các người có bằng đại học

chuyên khoa (văn học hay khoa học) để thi lấy bằng sư phạm ở Ban Văn khoa đại học, có bằng này mới được bổ giáo sư thực thụ các lớp chuyên khoa và chuyên nghiệp.

Nói tóm lại, nền giáo dục mới của nước Việt Nam thiết lập do Sắc lệnh 10-8-1946 là một nền giáo dục xây dựng theo quan niệm: “Giáo dục vị nhân sinh”, chú ý việc rèn luyện đức tính và năng lực của tất cả công dân một cách bình đẳng, chia ra từng ngành học khác nhau không phải vì học sinh thuộc những giai cấp khác nhau mà chỉ vì sự khác nhau vì năng khiếu và chí hướng của học sinh và mục đích không phải là phụng sự học thuật mà là gây một đời sống mạnh mẽ, dồi dào cho cá nhân và đoàn thể.

Các quan niệm giáo dục này trái hẳn với các quan niệm cũ. Cho nên chúng ta chắc chắn ai cũng cảm thấy sự lớn lao cùng tất cả nỗi khó khăn của công cuộc cải cách mới; từ việc sửa soạn chương trình bài dạy, sách học, đến việc lập trường, mở lớp, sắm sửa dụng cụ. Có lẽ công việc khó khăn nhất, công phu nhất là việc đào tạo giáo viên mới và huấn luyện lại giáo viên cũ. Bao nhiêu nếp xưa phải xoá bỏ, bao nhiêu đức tính mới phải tự rèn lấy, cả một thái độ, tinh thần phải thay đổi! Việc xây dựng về giáo dục liên quan mật thiết đến công cuộc kiến thiết kinh tế quốc gia. Nền giáo dục mới cung cấp cán bộ cho ngành hoạt động kinh tế trong nước ta những thợ giỏi, những nông dân lành nghề cho đến những cán bộ thực tiễn và cán bộ chỉ huy. Trái lại nền giáo dục mới lại phải nhờ sự phát triển kinh tế mới được mở mang và cơ sở chắc chắn: những ngành học thực nghiệp, chuyên

nghiệp và chuyên môn từ trước đến nay chưa có một tổ chức gì, nay cần phải xây dựng gấp và muốn xây dựng được nó cần phải được cùng xây dựng với công cuộc kiến thiết kinh tế trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945 – 1954 (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)