ÁN CẢI TỔ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945 – 1954 (Trang 95 - 96)

59. Việt Nam diệt giặc dốt (1951), Nha Bình dân học vụ xuất bản.

ÁN CẢI TỔ GIÁO DỤC

BỘ QUỐC GIA GIÁO DỤC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc

---

ĐỀ ÁN CẢI TỔ GIÁO DỤC

Hiện thời sự giáo dục gồm có hai phần:

- Một phần là giáo dục phổ thông (thường gọi là giáo dục chính quy) do Bộ Quốc gia Giáo dục đảm nhận và chia ra làm các ngành Bình dân học vụ, Tiểu học vụ, Trung học vụ và Đại học vụ;

- Một phần là giáo dục chuyên nghiệp và chuyên môn thì do các Bộ khác tổ chức sau khi thoả hiệp với Bộ Quốc gia Giáo dục về vấn đề chương trình và tổ chức. Ngoài ra về phần này, trong Bộ Quốc gia Giáo dục có tổ chức các Trường Đại học Y dược, Pháp lý, Sư phạm, Văn khoa, Khoa học, về trung cấp có Trường Sư phạm và Mỹ thuật.

Cách tổ chức ấy không được hợp lý:

- Không phối hợp được chặt chẽ việc việc giáo dục phổ thông và việc đào tạo cán bộ chuyên nghiệp và chuyên môn;

- Không sử dụng được một cách thật hợp lý cán bộ huấn luyện, vật liệu, dụng cụ thực nghiệm và thực tập cùng là tổ chức các thư viện.

Thêm nữa, không có một tổ chức để đặt những quan hệ hợp lý và chặt chẽ giữa giáo dục và văn hoá.

Để xây dựng được nền Giáo dục dân chủ nhân dân, Hội nghị Giáo dục - Chuyên môn họp trung tuần tháng 6 vừa qua nhận thấy cần phải đặt liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp cùng chuyên môn, giữa giáo dục và văn hoá, để dần dần tiến tới một tổ chức trung ương có đủ khả năng để lãnh đạo tất cả các công cuộc phát triển nền giáo dục và văn hoá của toàn quốc sát với nhu cầu và sự tiến hoá về tư tưởng và nghệ thuật của nhân loại.

Sau khi thảo luận, Hội nghị đã đi tới những quyết nghị về các vấn đề sau này:

1. Hệ thống tổ chức các cấp học và các ngành học;

2. Phạm vi trách nhiệm của Bộ Quốc gia Giáo dục và các Bộ khác về vấn đề giáo dục và văn hoá;

3. Tổ chức các trường chuyên nghiệp và chương trình học của các ngành chuyên nghiệp;

4. Chương trình học của ngành phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945 – 1954 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)