HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÁC CẤP HỌC VÀ CÁC NGÀNH HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945 – 1954 (Trang 96 - 99)

Nền Giáo dục quốc gia sẽ chia ra làm 2 ngành: - Ngành phổ thông;

- Ngành chuyên nghiệp.

Cả 2 ngành đều tổ chức song song thông suốt tới cấp Đại học.

Cấp Đại học là một tổ chức học chuyên môn, áp dụng khoa học thật sâu rộng để đào tạo những cán bộ chỉ huy trong mọi ngành hoạt động và phát triển việc nghiên cứu khoa học.

1. Ngành phổ thông

- Cấp 1: 4 lớp 1,2,3,4; - Cấp 2: 3 lớp 5,6,7; - Cấp 3: 2 lớp 8,9.

Sau 3 cấp ấy, ngành này có một cấp chuyên khoa (chia làm 3 ban: Văn học, Toán Lý Hoá, Vạn vật) 2 năm học dự bị để hướng vào các trường chuyên môn (đại học).

Cạnh các trường phổ thông nói trên tổ chức cho những thanh thiếu niên đủ tuổi đi học, sẽ tổ chức ngay trong ngành học phổ thông này, để thay vào ngành Bình dân học vụ hiện tại, những lớp và những trường Bổ túc cho các cán bộ và nói chung cho toàn thể nhân dân, cho những người lớn luống tuổi vì bận việc không tới trường được. Các trường và các lớp ấy cũng ăn

khớp với các cấp học phổ thông, nhưng theo một chương trình rút ngắn. Các trường và các lớp bổ túc ấy cũng hướng vào các trường chuyên

nghiệp như các trường phổ thông.

Và tất cả các trường phổ thông, bổ túc và chuyên nghiệp đều gặp nhau ở cấp học Đại học.

2. Ngành Chuyên nghiệp

Ngành này tổ chức song song với ngành phổ thông và gồm có 3 cấp; - Sơ cấp: Cho những người học hết cấp I phổ thông và những người tốt nghiệp ở các “lớp học nghề” (sẽ tổ chức ở cấp này tuỳ theo ngành những lớp học nghề).

- Trung cấp: Cho những người đã học hết cấp II phổ thông hay đã tốt nghiệp trường Chuyên nghiệp sơ cấp

- Cao cấp: Cho những người đã học hết cấp III phổ thông hay đã tốt nghiệp trường Chuyên nghiệp trung cấp.

Những người tốt nghiệp ở cấp cao đẳng (chuyên nghiệp cao cấp nói trên) cũng được vào các trường Chuyên môn (Đại học) theo những điều kiện sẽ ấn định trong các quy chế của mỗi ngành học.

Các ngành sẽ mở các cấp học trên tuỳ theo sự nhu cầu và sự phát triển đặc biệt của khu vực ngành kỹ thuật ấy.

Hạn học của mỗi cấp sẽ tuỳ từng ngành mà ấn định.

3. Chế độ chuyển tiếp a) Về ngành Phổ thông a) Về ngành Phổ thông

- Bắt đầu ngay từ niên khoá 1950-1951, nền Giáo dục sẽ chuyển sang hệ thống tổ chức mới như sau;

+ Học sinh lớp tư Tiểu học lên lớp 2 (cấp I); Học sinh lớp 3 Tiểu học lên lớp 3 (cấp I); Học sinh lớp nhì tiểu học lên lớp 4 (Cấp I);

Học sinh lớp nhất Tiểu học không đỗ Tiểu học, vào lớp 4 (cấp I); + Học sinh năm thứ 1 Trung học phổ thông (THPT) lên lớp 6 (cấp II); Học sinh năm thứ 2 Trung học phổ thông lên lớp 7 nếu hỏng thì vào lớp 6; Học sinh năm thứ 3 Trung học phổ thông vào lớp 7,

Học sinh có bằng Trung học phổ thông vào lớp 8 (cấp III),

Học sinh năm thứ 4 không đỗ THPT thì vào lớp 8 nếu hỏng thì vào lớp 7. + Học sinh năm thứ 1 Trung học chuyên khoa (THCK) thì vào năm thứ 1 Dự bị Đại học, nếu hỏng thì vào lớp 9,

Học sinh năm thứ 2 THCK vào năm thứ 2 Dự bi Đại học, Học sinh có bằng THCK vào các trường Đại học,

Học sinh năm thứ 3 THCK không có bằng trung học chuyên khoa vào năm thứ 2 Dự bị Đại học.

- Trong thời kỳ chuyển tiếp này các trường Đại học sẽ mở các những kỳ thi tuyển học sinh cho những người có năng lực tương đương với Trung học chuyên khoa mà không có bằng Trung học chuyên khoa để vào học trong kỳ khai giảng niên khoá 1950-1951.

- Trước những nhu cầu hiện tại của quốc phòng và của giáo dục sẽ chỉ mở những lớp Dự bị Đại học khi thật cần thiết và nếu có một số khá đông học sinh, còn thì các học sinh năm thứ 2 Trung học chuyên khoa và năm thứ 3 Trung học chuyên khoa cũ sẽ chuyển sang Bộ Quốc phòng hay vào trường Cao đẳng Sư phạm.

Các Bộ sở quản sẽ nghiên cứu cùng Bộ Quốc gia Giáo dục một chế độ chuyển tiếp cho các trường Chuyên nghiệp về mỗi ngành và mỗi cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồ chí minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945 – 1954 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)